Nhiều trường nhưng thiếu giáo viên
Mặc dù là địa phương có nhiều trường học mới, khang trang nhưng ngành giáo dục TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thiếu giáo viên trầm trọng.
Trường lớp khang trang nhưng khó khăn của TP.Vũng Tàu là thiếu giáo viên – Ảnh: Nguyễn Long
Bà Lê Thị Hoa, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Vũng Tàu, cho biết học kỳ 1 năm học 2013 – 2014 sắp kết thúc nhưng đến nay nhiều trường của TP vẫn chưa tuyển đủ giáo viên. “Một loạt trường học vừa mới xây dựng khang trang, bề thế nhưng thực tế lại không đủ người để đứng lớp. Những ngôi trường này xây dựng để dạy học 2 buổi/ngày nhưng vì thiếu giáo viên nên nhà trường chỉ tổ chức dạy một buổi, rất lãng phí”, bà Hoa nói. Ngoài ra, một số trường tiểu học như Hải Nam, Phước Thắng, Nguyễn Viết Xuân tăng số học sinh, tăng lớp rất nhiều nhưng không tăng giáo viên khiến cho việc dạy học rất khó khăn.
Trường mầm non Tuổi Thơ, xã Long Sơn được xây dựng rất khang trang, vừa đưa vào sử dụng đầu năm học 2013 – 2014. Khi trường mới hoạt động, người dân xã Long Sơn rất vui mừng vì có nơi yên tâm để gửi trẻ. Tuy nhiên, do thiếu giáo viên nên trường không nhận giữ trẻ bán trú mà chỉ tổ chức học một buổi. Hiện nhà trường chỉ có 11 giáo viên/14 lớp nên trường phải hợp đồng với 3 giáo viên thời vụ nhằm đảm bảo mỗi lớp đều có người dạy.
Trường THCS Võ Văn Kiệt (P.5) và Nguyễn Gia Thiều (P.12) cũng vừa đưa vào sử dụng cơ sở mới trong năm học này nhưng cũng thiếu trầm trọng người dạy. Để giải quyết, nhiều trường phải hợp đồng với giáo viên các trường khác về giảng dạy. Trường THCS Bạch Đằng chỉ còn một người dạy môn sinh. Hiệu trưởng nhà trường cho biết phải bố trí nhân viên thiết bị sinh, hóa đảm nhận giảng dạy môn sinh nhưng vẫn còn 19 tiết không có giáo viên phụ trách.
Bà Lê Thị Hoa cho biết thêm đầu năm học ngành giáo dục TP thiếu khoảng 129 giáo viên. Đến nay UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ mới tạm giao 69 người. “Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2013 – 2014 đã được phê duyệt từ tháng 11.2013 nhưng không hiểu sao đến nay UBND TP vẫn chưa ra thông báo tuyển dụng. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng dạy của các trường và ngành giáo dục TP”, bà Hoa bức xúc.
Không riêng TP.Vũng Tàu, nhiều địa phương khác như H.Tân Thành cũng thiếu giáo viên trầm trọng. Trường tiểu học Trưng Vương xây dựng từ năm 2010 với cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nhưng đến nay nhà trường không thể thực hiện cũng vì không đủ giáo viên. Trường tiểu học Chu Hải, Lý Thường Kiệt… cũng phải cắt giảm các lớp 2 buổi/ngày hoặc không tổ chức, dù đã có kế hoạch triển khai từ năm học trước. Theo thống kê của Phòng GD-ĐT H.Tân Thành, ở khối tiểu học còn thiếu khoảng 33 giáo viên.
Theo VNE
Những sai sót gây phản ứng từ sách
Việc SGK không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sách dịch in cờ nước khác, vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử... châm ngòi cho các cuộc tranh cãi về ngành giáo dục.
Video đang HOT
Sách minh họa cờ nước khác
Tháng 3/2013, một phụ huynh phát hiện hình minh họa cổng trường cắm cờ Trung Quốc trong sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của NXB Dân trí. Cụ thể, ở trang 16 với nội dung bé tập kể chuyện, nhiều học sinh, phụ huynh ngỡ ngàng khi thấy "không phải cờ nước mình".
Sách dịch in hình cờ nước ngoài trước cổng trường.
Đại diện NXB lý giải, đây là sách dịch, mua bản quyền từ nước ngoài, được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. Vì hợp đồng xuất bản chặt chẽ nên phải giữ nguyên nội dung sách. Tuy nhiên, điều gây khó hiểu là phần giới thiệu sách lại ghi: "Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&T".
Khi sự việc còn chưa hết xôn xao thì cuốn sách Bé làm quen với chữ cái, NXB ĐH Sư phạm, ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là "C" cũng minh họa bằng lá cờ nước ngoài.
Sách có hình minh họa cờ Trung Quốc gây tranh cãi.
"Tại sao một cuốn sách đưa vào giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh lại không in cờ Việt Nam mà lại in cờ Trung Quốc?", một độc giả bức xúc.
Sách Tiếng Việt thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 của NXB Giáo dục có bức ảnh không thể hiện rõ chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Cụ thể, tại trang 78, bài tập 2 yêu cầu: "Điền vần: iêt hay uyêt" với hình ảnh minh họa là bản đồ Việt Nam. Tuy nhiên trong hình ảnh này, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại không được thể hiện rõ ràng.
SGK quên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Trả lời báo chí, TS. Lê Hữu Tỉnh, Phó giám đốc NXB Giáo dục cho biết, họa sĩ đã có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên tay phải dưới đảo Hải Nam Trung Quốc tương ứng với Đà Nẵng đi ra) và Trường Sa (màu vàng) rất rõ ràng. Vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được.
Tuy nhiên, đối chiếu với hình vẽ ở SGK thì lại thấy có điểm vàng minh họa cho Trường Sa nhưng đặt sai vị trí còn cụm trắng đen thể hiện Hoàng Sa lại không có. Ông Tỉnh cho rằng đây chỉ là hình minh họa cho bài học và sự thể hiện như vậy là có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, lời giải thích này không thỏa mãn khi nhiều người cho rằng vấn đề biển đảo đang nóng lên từng ngày và việc giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền dân tộc là điều hết sức cần thiết.
Sau sự việc, NXB đã tiến hành chỉnh sửa in lại sách, chú thích rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử
Sự việc vừa được phát hiện vào tháng 11/2013 trong cuốn Vở luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học, tác giả Phạm Văn Hùng chủ biên, NXB Giáo dục sai kiến thức một cách nghiêm trọng.
Bài Lăng Khải Định có câu: "Là vị vua thứ 12 và cũng là người cuối cùng của triều Nguyễn, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức và đặc biệt là Ứng Lăng".
Vở luyện chữ nhầm kiến thức lịch sử một cách nghiêm trọng.
Với cách diễn đạt này, học sinh sẽ hiểu rằng: Khải Định là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận Bảo Đại mới là vua cuối cùng của triều đại này.
Giải thích về sai sót, đại diện NXB trần tình: khi sửa chữa bản thảo, biên tập viên NXB đã sơ ý, đặt nhầm chủ ngữ "Khải Định" phía sau cụm từ "Là vị vua thứ 12 và cũng là người cuối cùng của triều Nguyễn" gây sai sót về kiến thức lịch sử. Sau khi sữa chữa, biên tập viên đã thông qua tác giả trước khi phát hành, nhưng vẫn để "lọt lỗi".
NXB đã thu hồi và sửa chữa và thay thế những trang sách có lỗi về kiến thức nói trên.
Sai sót kiến thức lịch sử trong sách vở là điều khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
Trước đó, Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2 do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành cũng sai kiến thức lịch sử khi Lý Thường Kiệt bỗng dưng thành anh hùng đánh quân Nam Hán mà không phải là Ngô Quyền.
Theo Trithuc
Lắng đọng 'Trái tim người thầy'! Ca khúc về mái trường, thầy cô lâu nay không thiếu. Nhưng, ca khúc khắc họa hình ảnh những thầy cô giáo... đặc biệt - như: Những thầy giáo công an làm công tác giáo dục ở các trường giáo dưỡng, 'người thầy giáo mang quân hàm xanh' dạy chữ cho học sinh ở vùng cao, biên cương, hải đảo hay các thầy...