Làm thế nào để học sinh hào hứng học?

Theo dõi VGT trên

Trước tình hình nhiều học sinh không say học, nhiều thầy cô không đổi mới cách dạy, đã có các thầy cô giáo trăn trở về khơi dòng nhiệt huyết của người thầy để giờ học có sinh khí.

Mới đây, một hội thảo được coi là đặc biệt vừa được tổ chức chiều ngày 28/2 với sự tham dự của lãnh đạo và giáo viên bậc trung học phổ thông đến từ nhiều trường ở Hà Nội. Hội thảo đã bàn luận sôi nổi về đổi mới dạy học bằng tạo sinh khí dạy và học.

Sinh khí cứu học sinh khỏi “khổ học”

Lâu nay, ngành giáo dục nước nhà luôn vận động đổi mới phương pháp dạy học để học sinh không “khổ học”. Đã có nhiều cuộc vận động nhưng việc đổi mới vẫn ngày càng bức thiết, các thế hệ học sinh vẫn lớn lên từng ngày mà đổi mới “cải tổ” lại rất cần kiên nhẫn. Thế nên xã hội dù thông cảm cũng không thể nén được sự “sốt ruột” chung.

Đặt vấn đề tạo sinh khí trong dạy học là nói đến sự hào hứng, say mê trong dạy và học. Sinh khí ấy không đích thị là nội dung mà cũng không hoàn toàn là phương pháp, song lại hình thành trên cơ sở nội dung vững vàng, phương pháp hiệu quả.

Sinh khí là tâm thế dạy và học giúp người dạy hào hứng dẫn lối – học trò vui say nhập cuộc. Có cô giáo dạy văn ví sinh khí như tiếp lửa là vì giúp châm nhen, rồi mồi dẫn khiến toàn bài sống động.

Cô giáo Ngô Thị Thành môn Lịch sử coi sinh khi là “mắt xích đầu tiên”, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh dạy môn Tin học lại cho rằng đó là cái đạt đến sau cùng với một sơ đồ mình chứng đầy thuyết phục, có cô giáo dạy văn lại cho sinh khí là tiếp lửa. Còn cô giáo dạy giáo dục công dân lại nhấn mạnh sinh khí là tâm thế của người thầy. Dù theo cách nghĩ nào thì Sinh khí cũng là điều không thể thiếu trong mỗi giờ dạy. Đó là sức sống của giờ dạy.

Tâm sự của thầy, cô giáo về sinh khí dạy học

Cô Bùi Thị Thu Cúc, Tổ trưởng Tổ Toán – Tin của Trường THPT Phan Huy Chú (Q. Đống Đa) nói: Để tạo được sinh khí dạy và học người thầy dạy Toán càng cần phải trau dồi về mọi mặt để đủ tầm, đủ tâm, đủ lực, đủ tự tin để truyền được hứng thú cho học trò bằng những cách riêng của mình. Nhờ vậy môn Toán không còn khó, khô và làm khổ người học. Đó chính là thành công của việc tạo sinh khí cho việc dạy và học Toán.

Thầy Nguyễn Văn Thông – giáo viên dạy Vật Lý của Trường THPT Phan Huy Chú tâm sự: “Tạo niềm ham mê học tập cho học sinh là điều trăn trở suốt cả đời người dạy học.”

Làm thế nào để học sinh hào hứng học? - Hình 1

Lớp học hào hứng ở Trường THPT Phan Huy Chú (Q. Đống Đa, Hà Nội). (Nguồn: Vietnam )

Là giáo viên dạy Lịch Sử, cô giáo Tạ Ngọc Tú cho rằng: “Một tiết dạy được gọi là thành công để học sinh không bị những cơn buồn ngủ bủa vây và “chống buồn ngủ” hữu hiệu bằng việc tạo sinh khí dạy và học.”

Còn cô giáo Bùi Thị Ngọc Lan, giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Hoàng Cầu đã khẳng định đầy thuyết phục về “Âm nhạc – Hiệu ứng khơi nguồn sinh khí cho giờ dạy và học văn.” Cô Lan không chỉ nêu việc hỗ trợ của âm nhạc mà cô còn đặt ra vấn đề tránh lạm dụng và thiếu chọn lọc âm nhạc khi lồng vào các giờ dạy.

Video đang HOT

Rất thực tế, cô giáo Lương Thị Kim Thanh, giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Đống Đa chia sẻ: “Sự đồng cảm giữa giáo viên và học sinh trong giờ học chưa có nhiều. Người dạy Văn gặp không ít khó khăn. Có khi là học sinh mất trật tự, cô phải kiêm luôn cả “bảo mẫu”, có học sinh thì chỉ khi nào giáo viên đọc thì trò chép, khi cô giảng thì nói chuyện riêng, khi giáo viên nhắc nhở không mất trật tự thì lại ngủ gật.

“Tuy nhiên trong thực tế có những giờ học không tạo được sinh khí, tức là có những giờ mà tư duy học sinh không chuyển động, tâm hồn vẫn yên ắng, nhận thức vẫn “giậm chân tại chỗ”…đó là những giờ học im lìm – giờ học &’c.hết’,” cô giáo Thanh trăn trở. Cô Thanh còn cho biết cô đã áp dụng tạo sinh khí môn Ngữ văn thế nào khiến cả hội thảo cùng đồng tình với cô.

Ý kiến từ các nhà quản lý

Thực tế, từ mỗi mái trường sinh khí đều từ Ban giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng như người nhạc trưởng mang sinh khí đến cho mọi giao hưởng dạy và học thành công ở mỗi ngôi trường.

Đứng ở góc độ của một người làm quản lý, phụ trách hoạt động chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thu Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Q. Đống Đa) đã đặt ra câu hỏi: Ai sẽ là người khơi dậy và tiêp thêm lửa nhiêt tình, say mê, để giáo viên cháy hết mình trong giờ dạy, để mỗi giờ học luôn tràn đầy sinh khí?

Sau đó, cô Hà đưa ra lời đáp cần là từ tất cả các cấp quản lý. Nhưng điều cần lắm lắm chính là trái tim yêu nghề và tấm lòng với con người của mỗi thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp.

Cô Hà nói: “Thay vì trông chờ vào một giải pháp, một chế độ đãi ngộ hợp lí nào đó từ phía Bộ, Sở hay các nhà quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo hãy tự mình thắp lửa, ngọn lửa nhiệt tâm, trí tuệ, say mê, để những giờ học luôn tràn đầy sinh khí, để những bài học mãi theo đi trong kí ức của học trò.”

Với tư cách là Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Q. Đống Đa) đã có những lời chia sẻ chân tình: “Khi đã chọn bục giảng làm sự nghiệp của đời mình, mỗi thầy, cô giáo đều mong muốn giỏi nghề. Cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học vô cùng có ý nghĩa nhưng các bước đổi mới như thế nào hiệu quả.”

Với sự tham gia của các trường trung học phổ thông lần này, có thể thấy trong cụm Trường THPT Đống Đa cũng đã có trăn trở về việc đổi mới bắt đầu từ tạo sinh khí. Sinh khí sẽ tiếp sức cho giáo viên “luyện nghề” bằng nhiệt tâm cho mỗi giờ lên lớp.

“Hành trình của chúng tôi mới bắt đầu và mỗi giáo viên đều có ý thức về việc cần tự tạo sinh khí và luôn mang sinh khí đến cho nhau để nhân lên lòng yêu nghề,” cô Nhiếp nói.

Tham dự hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng khẳng định: “Hội thảo lần này đặt vấn đề “Tạo sinh khí” trong dạy và học là rất hay, rất độc đáo và hiệu quả. Tham dự Hội thảo này có nhiều thầy cô hiệu trưởng, giám hiệu các trường nên tôi nghĩ rằng việc nhân lên vận động tạo sinh khí trong các nhà trường là rất có ích. Hiện nay xã hội quan tâm và “kêu” về giáo dục rất nhiều nhưng tôi nghĩ làm giáo dục hôm nay rất khó, đầy thách thức. Và chúng ta phải bàn nhau đẩy mạnh việc tạo sinh khí.”

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, đội ngũ giáo viên là quan trọng nhất vì trong nghề dạy học không sáng tạo là khó tồn tại đúng nghĩa. Mỗi người mang trong mình trách nhiệm sáng tạo suốt đời. Sản phẩm giáo dục là nhân cách chứ không phải chỉ là thi cử, thi vào khối này, hay khối kia.

Theo TTXVN

Cây trầm hương khổng lồ: Báu vật của dãy Trường Sơn

Lý do chính mà tôi phải vượt hơn 100km đường rừng quanh co để đến với dân bản Ho là chuyện họ đang sở hữu một cây trầm hương được cho là lớn nhất rừng Trường Sơn và bao nhiêu năm qua, họ đã nâng niu, chăm sóc như là "báu vật" vô giá của làng...

Cây trầm hương khổng lồ: Báu vật của dãy Trường Sơn - Hình 1
Cây trầm hương cổ thụ. Ảnh: Linh Đan

Cây trầm hương cổ thụ giữa bản làng

Nói cây trầm hương kia là "báu vật" của bản làng Ho của xã Kim Thủy, huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình) cũng chưa đúng hẳn, vì nó nằm trong vườn và thuộc sở hữu của gia đình anh Hồ Nữ. Thế nhưng, đã từ lâu người dân bản nơi đây xem nó như là một báu vật để mọi người cùng giữ. Hồ Nữ khẳng định: "Dù răng đi nữa thì cây không được bán, được chặt".

Khi cùng già làng Hồ Cao đến nhà anh Hồ Nữ, đã có rất nhiều dân bản tập trung dưới bóng mát của cây trầm để cùng trò chuyện. Thấy có người lạ đến, Hồ Ray - vợ Hồ Nữ - hỏi lớn: "Lại đến hỏi mua cây à?". Già làng cười trong ánh mắt ái ngại của bà con dân bản: "Không, đến để được uống rượu và nghe kể chuyện về cây thôi".

Nhặt một cành làm thước, tôi đo thử, ước chừng cây có đường kính nơi lớn nhất cũng hơn 0,7m cao hơn 15m tán cây phủ rộng hơn 20m2 những phần rễ của cây khỏe khoắn uốn lượn trên mặt đất lan rộng hơn 10m càng làm tăng thêm vẻ hùng vĩ của cây.

Nhìn những rêu phong bám đầy thân cây, Hồ Nữ trầm ngâm cho biết, cây do pạ mình (bố mình) là ông Hồ Khăm lấy từ rừng về trồng cách đây hơn 35 năm, khi đó do còn nhỏ nên cũng không nhớ rõ lắm, lúc đó cây mới to khoảng chừng bằng bắp chân người lớn.

Nâng chén rượu ngâm rễ cây rừng, già làng Hồ Cao lặng im ngồi nhìn vẻ sần sùi, sù sì của thân cây, nhìn Hồ Nữ rồi nhớ lại: "Ngày đó già cùng pạ mày thường xuyên cùng nhau vào rừng để kiếm cái ăn. Cũng nhiều lần đem cây trầm hương trên rừng về nhà trồng nhưng đều bị c.hết cả".

Tôi hỏi: "Sao già đem cây trầm hương về trồng mà không đem cây khác?". Trả lời: "Vì nghe nói sinh khí cây trầm hương tốt lắm, trồng cây đó thì gia đình, bản làng có thêm sinh khí, cây cối xung quanh thêm tốt tươi, có được sức khoẻ".

Già làng Hồ nói tiếp: "Ngày đó khi vừa nhìn thấy cây này là già cùng pạ nó thích ngay, cảm thấy một luồng sinh khí rất lạ. Rồi trồng, cây sống, đây là cây duy nhất sống được và ngày càng tươi tốt của bản làng. Cây đã tạo cho bản làng sinh khí, nhờ cây mà dân bản có thêm sức khoẻ, được hạnh phúc, ấm no".

Hàng trăm triệu cũng không bán

Trước lúc qua đời, ông Hồ Khăm đã trăng trối lại rằng, phải giữ lấy cây trầm hương này cho bản làng, cho con cháu mai sau, tuyệt đối không được chặt hay bán. Và vì vậy, đối với gia đình Hồ Nữ, cây không chỉ là kỷ niệm người bố, mà còn là báu vật của cả bản làng. Vợ Hồ Nữ là Hồ Ray khoe: "Đã có người đến trả hàng trăm triệu nhưng bọn tui không bán, người dân tộc thiếu t.iền, nhưng tình người và tình rừng bền lắm".

Cây trầm hương khổng lồ: Báu vật của dãy Trường Sơn - Hình 2

Cây giúp làng có thêm sinh khí. Ảnh: Linh Đan

Bà con trong dân bản ai cũng biết, ở vùng rừng núi biên giới này trước đây cũng có cây trầm hương, nhưng xưa kia không hiểu được giá trị của cây nên đã chặt phá hết. Hiện duy nhất chỉ còn cây này, nó gắn liền với những kỷ niệm của gia đình anh Hồ Nữ và bà con dân bản nên ai cũng có ý thức bảo vệ, xem như là "lộc quý của rừng".

Nhưng để giữ được cây sống được cho đến bây giờ cũng không đơn giản, đồng bào nơi đây không có chuyện trộm cắp, chặt phá, nhưng đã biết bao nhiêu lần gia đình Hồ Nữ đắn đo suy nghĩ khi những thương lái từ miền xuôi lên ngã giá đến hàng trăm triệu đồng. Số t.iền lớn như vậy chưa bao giờ cặp vợ chồng này được nhìn thấy, biết có t.iền sẽ làm thay đổi cuộc đời, nhưng vẫn một lòng nhất quyết không bán đi. Bà con dân bản cũng khuyên, và thế là gia đình Hồ Nữ quyết giữ cây, giữ lại cho mình, cho dân bản và cho con cháu mai sau.

Đi cùng chúng tôi, Thiếu tá Trần Văn Từ - Trinh sát viên Đồn biên phòng 601 - cho biết: "Xác định cây là vốn quý của bản làng nên chúng tôi đã khuyến cáo gia đình và bà con cần phải chăm sóc và gìn giữ, tránh để kẻ xấu lợi dụng mua hay phá hoại. Vì thế người Vân Kiều nơi đây rất có ý thức bảo vệ cây trầm hương quý hiếm này".

Bên chén rượu rễ cây cỏ đầu xuân như lời già làng Hồ Cao giới thiệu, chúng tôi như bị cuốn vào những câu chuyện xưa, nay của những người dân Vân Kiều nơi đây với điều đặc biệt là đều mang họ Bác Hồ. Già miên man kể về những người Pa Kô, Vân Kiều ở làng Ho cùng các anh bộ đội vượt dãy Trường Sơn đ.ánh giặc, về những người lính biên phòng thức trắng đêm dựng nhà cho bà con dân bản để kịp có nhà mới đón Tết...

Già kể, cách đây hơn 40 năm khi nghe tin Bác Hồ mất, cả làng Ho đã khóc suốt đêm, ngay ngày hôm sau người dân tộc Vân Kiều nơi đây đã đổi họ mình thành họ Hồ để nhớ về Bác.

Tết "to" trên bản mới

Rất nhiều người lính Trường Sơn vẫn không thể quên được hình ảnh làng Ho trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây từng là nơi tập kết lực lượng, vũ khí, cơm gạo, đạn dược... để chi viện cho chiến dịch Khe Sanh, đường 9 Nam Lào và chiến trường Bình - Trị - Thiên. Sau 38 năm thống nhất đất nước, đời sống đồng bào nơi đây như bước sang một trang mới, đầy đủ hơn, no ấm hơn. Vẫn còn đó dòng suối nhỏ chảy quanh làng, cùng những cây mít, cây chuối um tùm tạo nên những khung cảnh nên thơ.

Cây trầm hương khổng lồ: Báu vật của dãy Trường Sơn - Hình 3

Người làng Ho vui đón Tết trong những ngôi nhà mới. Ảnh: Linh Đan

Già làng Hồ phấn khởi: "78 mùa rẫy rồi, chừ là lần đầu tiên già được đón một cái Tết vui như vậy đó". Trước Tết cả làng thịt một con heo 50kg, sau Tết thịt một con heo khác nặng 60kg cùng chia nhau. Vì bản chưa có điện nên cả làng đã góp t.iền lại mua xăng để chạy máy nổ, để có điện, để hát cho vui.

Hỏi vì sao vui, già làng Hồ cười: "Chừ cái tình, cái nghĩa giữa bà con dân bản với lính biên phòng gắn chặt lắm. Nhờ Đảng, nhờ Nhà nước, nhờ bộ đội, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm nên năm nay cả bản được ăn Tết trong những ngôi nhà mới khang trang, dân bản đoàn kết lắm, già cũng vui lắm".

Chuyện là trước Tết, cả bản làng Vân Kiều nơi đây như được thay da đổi thịt khi hàng chục căn nhà mới cho bà con được khánh thành với công trình cụm bản văn hóa làng Ho có giá trị 1.485 triệu đồng và sửa lại nhiều căn nhà khác đã xuống cấp. Ngoài 33 ngôi nhà sàn bằng gỗ cho đồng bào, các hạng mục khác cũng đã được khánh thành gồm nhà văn hoá, trạm quân dân y kết hợp hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh hỗ trợ cây giống và hướng dẫn chăm sóc...Tất cả đã tạo nên một sức sống mới trên bản làng, niềm vui của bà con nơi đây như vỡ òa khi nhìn những mái ngói đỏ tươi từ những ngôi nhà mới.

Giữa bối cảnh đời sống người dân nơi đây phụ thuộc vào việc khai thác các sản vật có từ rừng và khe suối, nơi đây đang hiện hữu một cây trầm hương cổ thụ, như minh chứng cho ý thức bảo vệ thiên nhiên, là minh chứng cho tình người dân với rừng giữa cuộc sống đang từng ngày đổi thay trên bản làng heo hút ở vùng biên giới. Trước khi chia tay, già làng Hồ Cao bùi ngùi "bản hiện có 37 hộ với 160 khẩu, chừ nhà cửa có rồi, nhưng già vẫn có nguyện vọng, làm răng để bà con có ruộng nước để làm, như vậy đồng bào mới đỡ khổ được cán bộ à...".

Theo các chuyên gia lâm nghiệp, với kích thước như vậy, cây trầm hương trên có thể coi là lớn nhất trong rừng Trường Sơn ở miền Trung. Trầm hương còn được gọi tên khác như cây gió, kỳ nam... có tên khoa học là Aquilaria Crassma Pierre. Cây cho loại nhựa quý là trầm hương có giá trị kinh tế rất cao, vỏ cây có thể sản xuất sợi bông hoặc giấy đặc biệt. Trầm hương của nước ta rất có giá trị trên thị trường quốc tế, là những hương liệu quý trong việc chế tạo các loại nước hoa hảo hạng, xà phòng tắm, nhang trầm... Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tạo trầm, không phải cây trầm hương nào cũng có trầm, cây được trồng ở vùng đất khô cằn, đón nhiều gió thì việc tạo trầm mới khả thi. Ngoài ra, có thể đục từng dãy thẳng hàng quanh thân cây để tạo trầm.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

7 nguyên tắc phong thủy tối thiểu được người giàu áp dụng để: Công việc hanh thông, vận may không mời cũng đến

Trắc nghiệm

20:22:39 16/06/2024
Sự thay đổi nhỏ trong cách bố trí nhà cửa có thể mang lại những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của gia đình bạn.

Các nước nêu quan điểm về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine

Thế giới

20:16:33 16/06/2024
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp công bằng và lâu dài với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Asa (BabyMonster) được gọi là 'nữ hoàng sân bay' thế hệ mới

Phong cách sao

20:12:02 16/06/2024
Nữ thần tượng sinh năm 2006 xuất hiện trước công chúng với ngoại hình mang đậm phong cách Y2K đầu những năm 2000.

Hoa hậu Di Khả Hân mặc gợi cảm, khoe dáng trên thảm đỏ

Sao việt

20:07:23 16/06/2024
Hoa hậu Di Khả Hân chọn thiết kế bắt mắt với chất liệu xuyên thấu khi xuất hiện trên thảm đỏ Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2024.

Cực phẩm nhan sắc phim "Mặc vũ vân gian" c.hết

Phim châu á

19:54:15 16/06/2024
Trong Mặc vũ vân gian , Đồng Nhi là người đã luôn đồng hành cùng Tiết Phương Phỉ. Chính vì thế khi thấy Đồng Nhi vì bảo vệ mình mà phải hy sinh tính mạng, Tiết Phương Phỉ đã vô cùng đau đớn.

ABCD của Nayeon: Cứ ngỡ sẽ đậm chất Âu Mỹ hóa ra là nhạc trộn hàng lỗi

Nhạc quốc tế

19:43:55 16/06/2024
Nayeon chính thức trở lại đường đua Kpop với album solo thứ hai trong sự nghiệp. Các bài hát của nữ idol có sự đổi mới nhưng không được tán dương.

HLV Park Hang Seo đón tin vui ở Việt Nam

Sao thể thao

19:37:14 16/06/2024
Các trận đấu ở giải quốc nội chính thức trở lại trong ngày 15/6. Ở giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Bình Phước gặp Hòa Bình tại trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 20.

Ngôi làng bị cấm sinh trong làng, qua đời phải đưa đến nơi khác chôn cất

Netizen

18:36:34 16/06/2024
Ngôi làng Mafi Dove, ở miền Nam Ghana, là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người. Điều đặc biệt là hầu như trong số đó không ai được sinh ra tại ngôi làng này và đến khi qua đời, họ được chôn cất ở 1 nơi khác.

3 công thức sinh tố từ nấm sữa kefir siêu dưỡng da trong ngày hè rực nắng, vừa trắng bật tông lại căng tràn sức sống

Ẩm thực

18:34:26 16/06/2024
Không chỉ là thức uống giải nhiệt lý tưởng, 3 công thức sinh tố kefir sau đây sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn dưới cái nắng gay gắt, mang lại vẻ đẹp rạng ngời và tươi trẻ từ sâu bên trong.

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tin nổi bật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Hỏa hoạn làm 3 người c.hết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện

Pháp luật

18:24:46 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, đám cháy xảy ra vào khoảng 3h40, ngày 16/6, tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang, khiến 3 người t.ử v.ong.