Nhiều nơi học sinh lớp 1 đạt yêu cầu về các kỹ năng theo chương trình GDPT mới
Ngày 2.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trên cả nước để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, từ báo cáo của các Sở GDĐT trên cả nước, sau khi kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ với 2 môn tiếng Việt và Toán, kết quả cho thấy có trên 94% học sinh lớp 1 đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra của chương trình GDPT mới. Học sinh nhiều nơi đọc thông, viết thạo sau 1 học kỳ, đạt được phẩm chất, năng lực cần thiết.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin về kết quả sau 1 học kỳ triển khai chương trình GDPT mới với lớp 1.
Nỗ lực vượt khó
Ngày 2.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trên cả nước để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học. Đây là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, vừa nỗ lực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 1.
Năm đầu tiên triển khai chương trình GDPT, thầy và trò cả nước đã gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên trong năm 2020 học sinh tiểu học phải ở nhà thời gian khá dài. Đặc biệt trước khi vào lớp 1, trẻ 6 tuổi chủ yếu ở nhà, nên các em học sinh hầu như không được học chương trình mầm non cho trẻ 5 tuổi, không được hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1.
Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh nên việc triển khai tập huấn giáo viên bị gián đoạn và ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ và chất lượng. Dù Bộ GDĐT và các địa phương đã rất cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, nhưng giáo viên cũng ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên. Vì lý do này, giáo viên có những lúng túng khi bước đầu triển khai thực hiện chương trình.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, trước những khó khăn, thách thức, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhận thức của giáo viên về thực hiện chương trình GDPT mới đã được nâng lên.
Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng có nhiều chuyển biến. Các địa phương đã dành sự quan tâm, ưu tiên mọi nguồn lực cho học sinh lớp 1. Từ việc còn rất nhiều tỉnh thành phố phải bố trí việc học 25 tiết/tuần, do không đủ cơ sở vật chất để học sinh học 2 buổi/ngày, thì đến nay đã không còn tỉnh nào thực hiện việc này mà đều cho học sinh học 2 buổi/ngày, đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình GDPT mới.
Video đang HOT
“Đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn. Chúng ta cố gắng chèo chống tiếp với lớp 2 và tiếp tục triển khai với lớp 3, lớp 4 để đảm bảo việc học sinh được học 2 buổi/ngày. Điều này thể hiện sự quan tâm rất sâu sắc của các địa phương với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới” – Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Bộ GDĐT tổ chức sáng 2.2.
Nhiều tín hiệu lạc quan
Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực vượt khó của giáo viên và học sinh, kết quả đạt được sau 1 học kỳ triển khai chương trình GDPT mới rất khả quan.
Từ báo cáo của các Sở GDĐT trên cả nước, kết hợp việc đánh giá định kỳ với 2 môn tiếng Việt và Toán đạt được yêu cầu, có kết quả khá cao, phần lớn học sinh đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
Học sinh nhiều nơi đọc thông, viết thạo sau 1 học kỳ, đạt được phẩm chất, năng lực cần thiết. Kết quả này khẳng định chương trình giáo dục phổ thông mới cho đến lúc này so với chương trình hiện hành, học sinh đã được tiếp cận một cách nhẹ nhàng, giáo viên chủ động, sáng tạo trong dạy học.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, tồn tại lớn nhất trong học kỳ vừa qua là SGK tiếng Việt lớp 1 còn một số nội dung chưa phù hợp. Bộ GDĐT và các nhà trường đã nỗ lực khắc phục, nâng cao chất lượng của các bộ sách.
Bước vào học kỳ II năm học 2020-2021, ngành giáo dục tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Trong năm học trước, hơn 24 triệu học sinh, giáo viên cả nước đều an toàn trước dịch bệnh, nhưng năm học này dịch bệnh đã xâm nhập vào trong trường học.
“Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải đảm bảo an toàn cho học sinh, phải dạy học an toàn trong điều kiện COVID-19 bùng phát.
Các thầy cô không chủ quan, cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch… Tôi rất chia sẻ với Hà Nội, cảm ơn Hà Nội đã rất nỗ lực, cố gắng đưa Trường Tiểu học Xuân Phương là nơi cách ly. Rất chia sẻ với các em học sinh, tiếng khóc của các em trong đêm vì nhớ bố mẹ, nhớ nhà. Vì điều này, tôi rât mong các thầy cô cố gắng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, nhất là đối tượng trẻ mầm non, học sinh tiểu học”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Dự giờ ở Hưng Yên, học sinh lớp 1 tự tin đọc bài trôi chảy
Hầu hết học sinh lớp cô Hải Yến đọc to, không vấp. So với mọi năm, cô đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và đọc trơn tương đối tốt.
Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Riêng bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn.
Sau một thời gian học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới, có một số ý kiến về chương trình, sách giáo khoa.
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, sau khi nghe cả lớp đọc trơn một đoạn văn 4-5 dòng sau khi đọc thầm, thậm chí các em đã có thể đọc một bài tập đọc hoàn chỉnh và bước đầu trả lời được câu hỏi khiến cô Phan Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên mỉm cười ưng ý.
Hầu hết học sinh lớp cô Hải Yến đọc to, không vấp. So với mọi năm, cô đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và đọc trơn tương đối tốt.
Lớp 1 do cô Phan Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên làm chủ nhiệm (ảnh: Thùy Linh)
"Nếu trước đây tuần tự các kỹ năng đối với môn Tiếng Việt là Nghe - Nói - Đọc- Viết thì giờ đây điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là Đọc - Viết - Nghe - Nói, tức là ưu tiên, rèn luyện kỹ năng Đọc.
Chính vì vậy, nếu mọi năm, hết học kỳ I học sinh mới nhớ âm và vần, nhưng giờ các em đọc trơn tru những mẩu truyện, giao tiếp tự tin hơn giúp các con làm chủ về kiến thức và được phát triển năng lực, phẩm chất của mình", cô Hải Yến nói.
Cô Hải Yến cũng so sánh, nếu trước đây mỗi khi đến giờ Tiếng Việt giáo viên chỉ mở bài đọc mẫu rồi yêu cầu học sinh đọc theo thì giờ giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và "giao việc" cho học sinh để các con được làm việc nhiều hơn giúp giờ học trở nên hứng thú, nhẹ nhàng hơn.
Nhiều giáo viên đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và đọc trơn tương đối tốt (ảnh: Thùy Linh)
Tuy nhiên, để giờ học hứng thú thì đòi hỏi giáo viên phải năng động, thường xuyên cập nhật kiến thức cũng như tham khảo các bộ sách giáo khoa khác rồi cắt ghép tranh ảnh lồng vào để bài giảng phong phú, đa dạng hơn.
"Do thường xuyên sử dụng máy tính nên sau 1 học kỳ kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của tôi linh hoạt hơn hẳn so với trước đây", cô Hải Yến tâm sự.
Đồng tình với quan điểm này, cô Hoàng Thị Anh Thơ - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5, trường Tiểu học Trần Cao - huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên cũng khẳng định chỉ sau 1 học kỳ nhưng học sinh học theo chương trình, sách giáo khoa mới đọc thông viết thạo nhanh hơn so với chương trình cũ.
Ngoài yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức, cô Huyền thấy học sinh lớp 1 năm nay phát triển năng lực tốt hơn hẳn so với khi học chương trình cũ, thể hiện ở khả năng tự chủ, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tư duy. Học sinh chủ động thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm bốn khi gặp yêu cầu khó. Đặc biệt các em đã tự tin hơn rất nhiều khi giới thiệu về bản thân mình.
Nhiều phụ huynh thừa nhận sự tự tin của các em lớp 1 năm nay tương đương với học sinh lớp 2, lớp 3 so với các năm trước (ảnh: Thùy Linh)
"Trong buổi họp phụ huynh, các bậc cha mẹ cũng khẳng định với chúng tôi rằng sự tự tin của các em lớp 1 năm nay tương đương với học sinh lớp 2, lớp 3 so với các năm trước", cô Thơ kể.
Giờ học sinh được tham gia nhiều hoạt động thay giáo viên, nếu trước đây học sinh cứ miệt mài học giải bài tập từ bài toán này sang bài toán khác thì giờ các con được tham gia hoạt động, vận dụng kiến thức để theo nhóm còn cô chỉ cần gợi mở và kết luận vấn đề.
Kết thúc học kỳ I, học sinh lớp cô Thơ chủ nhiệm đều đạt yêu cầu. Đa số đạt ở mức độ cao, tức đọc thông viết tốt, đọc hiểu, tính toán được.
'Bảo bối' giúp trẻ lớp 1 học vần hiệu quả Với mong muốn giúp phụ huynh đồng hành cùng con học lớp 1 hiệu quả ở môn Tiếng Việt, Monkey Việt Nam ra mắt Chương trình Học vần của VMonkey. Dịch bùng phát, phụ huynh có con vào lớp 1 thêm lo lắng Chương trình Giáo dục Phổ thông mới (GDPT mới) sẽ bắt đầu được áp dụng với khối lớp 1 trên...