Nhiều người Việt Nam thiếu vitamin A, sắt, iôt
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 28,8%.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu sắt. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối iôt còn thấp, chỉ 69,5%, hậu quả là khoảng 50% phụ nữ có thai và trẻ em bị thiếu iôt tiền lâm sàng ở mức độ nhẹ và trung bình. Ngoài ra, tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn 14,2%.
Thông tin trên được bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM – công bố ở buổi mittinh được tổ chức ngày 31-5 tại TP.HCM nhằm hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng 2012 (1 và 2-6).
theo tuổi trẻ
Video đang HOT
Gần 30% trẻ em và phụ nữ bị thiếu máu
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 29,2%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 28,8%. Nguyên nhân chính do bữa ăn chưa được bổ sung chất sắt.
Tại mít tinh hưởng ứng "Ngày vi chất 1/6" tổ chức sáng 31/5 tại TP HCM, Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Thị Hợp, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, dù 15 năm nay các hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đã được thực hiện, song tình trạng thiếu vitamin A, thiếu sắt và thiếu iốt vẫn còn tiếp tục là mối đe dọa tiềm ẩn đối với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân.
"Tình trạng thiếu hụt iốt rất đáng quan tâm khi tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt trong cả nước còn thấp chỉ 69,5%, hậu quả là có khoảng một nửa phụ nữ có thai và trẻ em bị thiếu tiền lâm sàng. Tỷ lệ thiếu vitamine A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 14,2%", bà Hợp nói.
Các loại rau như dền đỏ, rau muống, rau đay, cải xanh đều giàu chất sắt. Ảnh: Trung Hào.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, các cuộc khảo sát mới đây tại thành phố cũng cho thấy, có khoảng 4% trẻ em và phụ nữ mang thai thiếu vitamin A. Nguyên nhân khiến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng xuất phát từ việc vẫn còn một số người chưa quan tâm đến khẩu phần ăn trong ngày.
"Rất nhiều phụ huynh không cho con trẻ ăn đủ chất hoặc không cho con bú sữa mẹ. Một số phụ nữ trong tuổi sinh sản cũng chưa thật sự quan tâm hoặc chưa có đủ kiến thức để thiết kế khẩu phần ăn có đầy đủ vi chất dinh dưỡng", bác sĩ Diệp cho biết.
Theo bác sĩ Diệp, việc thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A có thể gây mù do khô loét giác mạc, tăng nguy cơ tử vong, kìm hãm sự phát triển thể lực, trí tuệ. Thiếu sắt gây thiếu máu dinh dưỡng, làm giảm khả năng lao động, khả năng học tập và tăng bệnh tật. Còn thiếu iốt có thể gây bệnh đần độn, kém phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến bào thai.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khuyên, để chống thiêu vi chât dinh dưỡng môt cách bên vững, người dân cân ý thức chọn lựa thực phâm giàu vi chât dinh dưỡng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ nhỏ ăn bổ sung đúng cách, đầu tư sản xuât các mặt hàng thực phâm có bô sung vi chât.
Còn theo bác sĩ Diệp, bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa vi chất dinh dưỡng như rau củ quả, trứng, thịt, cá... "Không bắt trẻ ăn kiêng khi bị bệnh, là điều thực sự cần thiết", bác sĩ Diệp nói.
Riêng phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn uống đầy đủ và uống thêm viên sắt, acid folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ. Với người nội trợ, nên sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn.
Tại TP HCM, nhân "Ngày vi chất", phụ huynh có nhu cầu cho trẻ uống vitamin A có thể đến trạm y tế phường xã, các bệnh viện có khoa nhi, Trung tâm Dinh dưỡng thành phố để được uống miễn phí. Riêng phụ nữ sau sinh có thể đến các bệnh viên chuyên khoa sản hoặc những bệnh viện đa khoa có khoa sản.
Trung Hào
Theo VNExpress
Mẹ bị stress dễ sinh con thiếu sắt Nghiên cứu vừa được các nhà khoa học tại Đại học Ashkelon ở Israel thực hiện cho thấy thai phụ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ dễ có nguy cơ sinh con bị thiếu sắt - một triệu chứng có khả năng khiến trẻ chậm phát triển về thể lực và trí năng. Theo trang tin HealthDay, các nhà khoa...