Nhiều người không biết xử lý vết bỏng bị phồng rộp và vỡ, vô tình để lại sẹo xấu: Đây chính là giải pháp!
Có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ.
Vết bỏng bị vỡ gây nhiều đau đớn, có nguy cơ để lại sẹo xấu
Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh những tai nạn thường gặp như điện giật, chảy máu… thì bỏng cũng là một trong những hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp phải. Trong tai nạn do bị bỏng, nạn nhân là trẻ em chiếm số đông, nhiều nhất là bỏng nước.
Theo Wikipedia, bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Hầu hết bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy. Trong đó nhiều phụ nữ ở nhiều vùng trên thế giới có nguy cơ bỏng do dầu mỡ bắn vào khi nấu ăn hoặc bếp nấu ăn không an toàn. Nghiện rượu và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ khác. Bỏng cũng có thể xảy ra như là kết quả của tự hại mình hoặc bạo lực giữa con người.
Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.
Tuy nhiên, có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ. Hoặc đôi khi sơ ý, quên mất, cẩu thả… chúng ta đều có nguy cơ bị vỡ vết bỏng bị phồng rộp chứ không phải tự nhiên mà vết bỏng rút nước lặn đi.
Có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vết phồng rộp do bỏng khi vô tình hoặc do cố ý chọc vỡ thường rất khó chịu và gây đau đớn hơn cho người bị thương. Cảm giác đau đớn, khó chịu khiến bạn không thể tập trung làm được gì. Thậm chí, những vết phồng rộp bị vỡ rất dễ bị nhiễm trùng do điều kiện bên ngoài tác động. Khi đó, chúng ta cần chăm sóc kĩ lưỡng vết phồng rộp bị vỡ này để tránh nhiễm khuẩn.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm được cách xử trí đúng khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nặng, gây đau đớn kéo dài và không tránh được việc hình thành sẹo xấu. Đâu là cách xử lý đúng trong trường hợp này?
Video đang HOT
Không phải ai cũng nắm được cách xử trí đúng khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ.
Xử lý đúng cách khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, sẹo xấu…
Theo chuyên gia, khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ thì cần nhanh chóng thực hiện theo các bước sau:
- Ngay khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, hãy nhanh chóng sử dụng bông sạch lau xung quanh, rửa sạch vết thương.
- Sử dụng miếng dán, dán nhẹ nhàng vết bỏng phồng rộp bị vỡ.
- Trước khi thay miếng dán khác, nên nhẹ nhàng rửa sạch vết thương.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương, chú ý tay phải sạch, sau đó dán lại. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương, chú ý tay phải sạch, sau đó dán lại. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.
- Khi vết thương có hiện tượng ngứa vì lên da non không được gãi cũng như động chạm nhiều vào khu vực vết bỏng phồng rộp bị vỡ. Khi đó cần chú ý giữ cho vết thương thoáng mát và khô ráo, có thể thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành. Nên nhớ vẫn cần rửa vùng da bị bỏng phồng rộp đã vỡ và bôi thuốc mỡ, băng lại.
- Sau khi vết bỏng phồng rộp vỡ, không còn đau, vùng da dưới vết phồng rộp dần lành lại, ấn nhẹ không bị mềm thì bạn có thể không cần dùng đến miếng dán nữa. Nhưng chú ý khi lấy miếng dán ra vẫn phải đảm bảo tay sạch, dụng cụ được tiệt trùng. Ngược lại, nếu thấy xuất hiện hiện tượng bị viêm nhiễm như khu vực vết thương đỏ rát, sưng phồng, có mủ, cảm giác đau đớn, lên cơn sốt thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Chú ý quan sát kỹ các vết bỏng phồng rộp bị vỡ trong vòng 1 tuần từ thời điểm vỡ.
- Chú ý quan sát kỹ các vết bỏng phồng rộp bị vỡ trong vòng 1 tuần từ thời điểm vỡ. Quan sát và vệ sinh kỹ càng, cẩn thận trong khoảng thời gian này sẽ giúp chúng lành nhanh chóng. Bạn cũng không cần quá lo lắng khi vết bỏng bị vỡ, bởi bạn chỉ cần sơ cứu và chăm sóc đúng cách.
- Khi vùng da phía dưới vết phồng rộp dần trở nên lành và không bị mềm, bạn có thể lấy miếng da ra bằng kéo sạch đã được tiệt trùng.
Theo Trí Thức Trẻ
Xót xa tiếng khóc của bé gái 14 ngày tuổi toàn thân bong tróc vì căn bệnh hiểm nghèo
Ngay từ lúc chào đời, bé Hy đã phải gánh chịu đau đớn vì mắc phải căn bệnh ly thượng bì bóng nước. Da trên cơ thể đứa bé bong tróc từ lớp này đến lớp khác, tứa máu, dính bết vào nhau.
Số phận nghiệt ngã
Ngày bé Lê Diệu Hy (14 ngày tuổi) cất tiếng khóc chào đời, gia đình chưa kịp vui mừng thì phải lo sợ khi phát hiện trên chân nổi một bóng nước, vỡ ra, tứa máu, chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó bóng nước xuất hiện ngày càng nhiều, lan lên bụng, đầu, tai đứa trẻ. Qua thăm khám, bác sỹ lắc đầu cho biết bé Hy mắc phải căn bệnh Ly thượng bì bóng nước. Đây là một căn bệnh hiểm nghèo, trên thế giới chưa có ca nào chữa trị thành công, bác sỹ khuyên gia đình nên chấp nhận số phận.
Chào đời, bé Hy phải gánh chịu đau đớn vì căn bệnh Ly thượng bì bóng nước.
Tin con mắc bệnh hiểm nghèo như một tiếng sét ngang tai khiến chị Huỳnh Thị Nghiệp (32 tuổi, mẹ bé Hy, ngụ xóm Bắc Mỹ Trang, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) ngã quỵ. Nhìn con khóc ngặt ngoèo vì da khắp cơ thể con ngày càng lỡ loét, bong tróc từ lớp này đến lớp khác, tứa máu, người mẹ chỉ biết khóc nghẹn. "Cao xanh hỡi, sao số kiếp của con tôi lại bất hạnh thế này. Đã 14 ngày trôi qua kể từ lúc chào đời, con tôi chưa có một giây phút được sống bình yên. Tôi chỉ đứng nhìn thôi cũng đã thấy đau đớn, huống gì, những vết thương kia con đang phải gồng mình gánh chịu".
Da trên cơ thể bé Hy phổng rộp, bong tróc,dính bết vào nhau, tứa máu.
Bé Hy sinh non, nặng 2kg. Bóng nước nổi vào tận miệng khiến đứa trẻ đau nhức, không thể bú, phải truyền sữa bằng ống thông dẫn vào thực quản. Tay chân tuột hết da, không lấy được ven nên nhân viên y tế đành lấy ven trên đầu để truyền kháng sinh, giảm đau vào cơ thể.
Hiện cháu bé đang được chăm sóc và điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, tầng 3, khu A, bệnh viện sản nhi Quảng Ngãi.
Cầu xin một phép màu
Bé Hy nằm trên giường bệnh, toàn thân được băng bó bởi lớp băng trắng xóa, chỗ nào không bị băng để lộ những lớp da bong tróc, tứa máu. Giấc ngủ của đứa trẻ chập chời, thỉnh thoảng lại khóc ré lên vì đau đớn.
Ông Tô Hồng Oanh (trưởng xóm Bắc Mỹ Trang) cho biết, gia đình chị Nghiệp có 3 người con, bé Hy là con út. Cuộc sống gia đình phụ thuộc vào của hàng tạp hóa nhỏ và bán nước giải khát. Hiện cả nhà chị Nghiệp chưa có nhà ở và đang mượn tạm căn nhà nhỏ của người mẹ đẻ vừa ở vừa kinh doanh. Từ ngày sinh con bệnh tật, cuộc sống gia đình chị ấy càng thêm khó khăn.
Biết sự sống của con rất mong manh nhưng người mẹ vẫn luôn hi vọng phép màu sẽ xảy ra.
Bình quân 3 ngày/ lần bé Hy được thay băng, mỗi lần như vậy chi phí hết từ 2 đến 3 triệu đồng. Dù sinh con non ngày non tháng, sức khỏe yếu nhưng chị Nghiệp cũng không được ở cử hay nghỉ ngơi ngày nào. Hàng ngày, chị cùng chồng là anh Lê Văn Đương (36 tuổi) cứ ngồi ngoài cửa phòng bệnh lo lắng, chờ đợi đến giờ được vào thăm nom, chăm sóc cho con. Hai đứa con trai (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi) ở nhà nhờ hai bên nội ngoại chăm sóc.
"Giá như tôi có thể gánh thay bệnh tật để con có cơ hội sống những ngày bình yên trên cõi đời, được ngủ yên giấc, được bú sữa mẹ. Tôi muốn ôm ấp con vào lòng cho con bú cũng là một việc quá khó khăn lúc này.
Cố lên con gái của mẹ nhé, rồi phép màu sẽ đến với con", Người mẹ xót xa.
Trung Hiếu
Theo emdep.vn
Côn trùng chui vào tai: Tai nạn trời ơi đất hỡi này phải xử lý sao mới đúng? Hiện tượng này có thể xảy ra bất thình lình mà bạn không thể lường trước được. Mặc dù vậy xử lý côn trùng chui vào tai đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ. Côn trùng chui vào tai - Tai nạn hi hữu khiến nhiều người loay hoay, khó chịu Côn trùng chui vào tai thường xảy ra khi bạn...