Nhiều người già nhập viện trong đợt rét kỷ lục ở Hà Nội
Thống kê tại nhiều bệnh viện cho thấy, thời tiết miền Bắc khắc nghiệt là điều kiện khiến người cao tuổi kịch phát nhiều căn bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, đột quỵ…
Bệnh viện Phổi Trung ương tăng cường máy sưởi đối với các bệnh nhân nặng trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại của Hà Nội
Bệnh nhân cao tuổi mắc phổi, đột quỵ… gia tăng
Trong đợt rét kỷ lục của Hà Nội, bà N.T.H. (83 tuổi, ngụ TP.Hà Nội) vốn mắc căn bệnh phổi mạn tính, phải vào Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng giãn phế quản phổi, suy hô hấp, được chỉ định thở máy. Sau vài ngày điều trị, hiện bà H. đã cai máy thở, chuyển sang thở bằng ô-xy. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu hô hấp để tăng thải đờm, tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, khả năng hồi phục của bệnh nhân rất chậm, dự kiến phải nằm viện lâu dài.
Điều trị cùng phòng với bà H., ông Đ.T.B. (75 tuổi) cũng đang được nhân viên y tế tiến hành vật lý trị liệu bởi căn bệnh viêm phế quản phổi mạn tính. Gia đình bệnh nhân cho hay, cứ mỗi đợt giao mùa hoặc trời chuyển lạnh, ông B. thường tái phát bệnh. Đặc biệt, trong đợt này, tình trạng bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó thở, thậm chí xuất hiện cơn sốt nhẹ và ớn lạnh, nhiều đờm đặc không thể ho và suy hô hấp.
Trường hợp của bà H. hay ông B. chỉ là hai trong số nhiều người cao tuổi đang nằm điều trị tại Khoa Bệnh phổi mạn tính của Bệnh viện Phổi Trung ương. Bác sĩ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính của bệnh viện, cho biết số lượng bệnh nhân gia tăng mạnh trong đợt rét. Thông thường, mỗi tháng khoa tiếp nhận khoảng 170 lượt người điều trị nội trú nhưng hiện tại tăng hơn 220 lượt bệnh nhân.
“Con số nhập viện gia tăng phụ thuộc vào nhiều tác nhân, trong đó thời tiết là một trong những yếu tố làm kịch phát căn bệnh này. Bởi, thời tiết lạnh khiến khả năng bảo vệ tại chỗ từ đường hô hấp trên tới hô hấp dưới đều bị suy giảm. Đây là yếu tố dẫn tới các bệnh lý bị nhiễm trùng tăng nặng như hen phế quản, co thắt phế quản mạn tính…”, bác sĩ Thành nhấn mạnh. Không chỉ gia tăng về số lượng, theo bác sĩ Thành, hầu hết bệnh nhân nhập viện trong dịp này đều trong tình trạng nặng, nhiều bệnh nhân suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy, thở ô-xy.
Video đang HOT
Còn tại Bệnh viện Hữu Nghị, thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân bị liệt cơ, méo mặt tăng từ 20-30%. Bên cạnh một số bệnh nhân trẻ sử dụng rượu bia, các bác sĩ cảnh báo, rất nhiều người già mắc phải căn bệnh này do không đảm bảo các biện pháp phòng, chống rét. Thời tiết lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh VII, gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân bị yếu liệt, xệ một bên cơ mặt. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng miệng méo xệch và một bên mắt không thể khép…
Bác sĩ Phạm Xuân Hiếu, Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện E, cũng thông tin, mặc dù đột quỵ là căn bệnh diễn ra quanh năm, song thời tiết khắc nghiệt khiến số lượng bệnh nhân đột quỵ gia tăng, trong đó tỷ lệ bệnh nặng nhiều. “Bệnh nhân mắc đột quỵ chủ yếu vẫn là nhóm người cao tuổi. Nhiều bệnh nhân có thói quen nghỉ ngơi một mình, người nhà không biết nên khi chuyển tới bệnh viện tình trạng đã nặng nề”, bác sĩ Hiếu thông tin.
Tăng biện pháp giữ ấm cho bệnh nhân
Trước tình trạng thời tiết lạnh, số lượng người cao tuổi – đối tượng dễ bị tổn thương – gia tăng, bác sĩ Vũ Văn Thành cho biết, bệnh viện đã có các biện pháp tăng cường giữ ấm cho bệnh nhân để đảm bảo quy trình điều trị hiệu quả, an toàn. Theo đó, đối với các trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh viện trang bị thêm đèn sưởi. Song song đó, hệ thống phòng ốc đảm bảo yếu tố thông thoáng nhưng kín gió. Đặc biệt, các khoa, phòng như Điều trị tích cực, Điều trị hen nặng được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm nên luôn đảm bảo các vấn đề về nhiệt độ, môi trường.
Bác sĩ Vũ Văn Thành khuyên, trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài và luôn đảm bảo cơ thể được giữ ấm. Khi ngủ dậy, cần khởi động dần dần để cơ thể làm quen với môi trường. Đặc biệt, cần duy trì chế độ vệ sinh họng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà. Bởi, môi trường sạch giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng khi mắc bệnh.
Tương tự, bác sĩ Phạm Xuân Hiếu cũng khuyến cáo, người cao tuổi cần hết sức cẩn trọng trong trời rét bởi mạch máu không thể đàn hồi và co giãn tốt như người trẻ. Nếu từ trong phòng đi ra thời tiết lạnh, co giãn động mạch não đột ngột sẽ dẫn tới hiện tượng tai biến mạch máu não. Vị chuyên gia này cũng cho hay, cùng với thời tiết, tết Nguyên đán đang tới gần, người cao tuổi cần kiểm soát tốt các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim, mỡ máu.
“Do dịp tết, việc ăn uống có thể thay đổi, nhiều người có thể “quên mất đang bị bệnh” nên uống thêm nhiều rượu, chế độ ăn không phù hợp… Đây là yếu tố có thể dẫn tới nhiều căn bệnh, trong đó có tim mạch và đột quỵ”, bác sĩ Hiếu lưu ý.
Vì sao bệnh lao là "kẻ giết người hàng đầu"?
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 1,6 triệu người tử vong do lao hằng năm trên toàn cầu.
Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm khám cho người dân
Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh lao trên toàn cầu. Do đó, bệnh lao được mệnh danh là "kẻ giết người hàng đầu" trong các bệnh truyền nhiễm.
Còn tại Việt Nam, hiện nước ta có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người mắc lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Mỗi năm nước ta có khoảng 12.000 người tử vong do bệnh lao. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa, tức là phải tiêu tốn trên 20% thu nhập của cả hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đờm. Đường lây truyền chủ yếu là qua hô hấp. Người bị lây do hít phải những hạt nước bọt nhỏ li ti có chứa vi trùng lao của những người bị lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện.
Người bị lao phổi có ho, khạc ra vi trùng lao, sau 1 năm có thể làm cho 10-15 người bị nhiễm lao và 10% số nhiễm đó có thể trở thành bệnh lao.
Biểu hiện điển hình của bệnh lao
Những người bị mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu); người bệnh gầy, sút cân, kém ăn, mệt mỏi, có sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo có đau ngực, đôi khi khó thở.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi
Khi có các biểu hiện như trên, người bệnh cần đến ngay các trạm y tế, các trung tâm y tế huyện, thành phố khám, xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu bị mắc lao sẽ được điều trị theo chỉ dẫn và giám sát chặt chẽ của thầy thuốc. Thuốc chữa lao hiện đã được cấp miễn phí.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, bệnh lao tuy nguy hiểm nhưng đã có vaccine phòng bệnh. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi tiêm vaccine lao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chẳng may bị bệnh lao, người bệnh phải điều trị càng sớm càng tốt để mau khỏi bệnh, tránh lây lan cho những người trong gia đình và những người xung quanh.
"Bệnh lao là bệnh lây truyền, không phải bệnh di truyền và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, khi có những biểu hiện ho khạc trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi thì người trong cuộc nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo.
Mọi người nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; ăn uống dinh dưỡng hợp lý; thường xuyên luyện tập để tăng cường sức khỏe. Những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người nhiễm HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao.
Lao đa kháng thuốc: Nguồn lây lan nguy hiểm cho cộng đồng Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới; trong đó có 7.000 người mắc lao đồng nhiễm HIV, hơn 5.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc. Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lao. (Nguồn: TTXVN) Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trong các bệnh nhiễm trùng, mỗi năm, có khoảng 10 triệu bệnh nhân lao...