Nhiều em bé mắc căn bệnh đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ
Ung thư mắt ở trẻ em khá phổ biến, đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ. Để điều trị tốt hơn bệnh này cho trẻ, chiều nay 20/11, Bệnh viện Mắt Trung ương đã khai trương, đưa vào sử dụng Đơn vị ung bướu mắt.
Bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền
TS Phạm Thị Minh Châu, Phó trưởng Khoa mắt Trẻ em, phụ trách Đơn vị ung bướu mắt cho biết, ung bướu mắt là chuyên ngành sâu của nhãn khoa liên quan đến chẩn đoán và điều trị tất cả các khối u tại bề mặt nhãn cầu, u nội nhãn hoặc các mô xung quanh nhãn cầu, bao gồm khối u của mi mắt, kết mạc, u nội nhãn (u võng mạc, u hắc mạc…), u thị thần kinh và u hốc mắt.
Những khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, nếu không được điều trị và theo dõi có thể gây giảm, mất thị lực hoặc phải cắt bỏ nhãn cầu, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng. Các khối u ác tính ở mắt có thể nguyên phát tại mắt hoặc di căn đến mắt từ một cơ quan khác trong cơ thể.
TS Phạm Thị Minh Châu phụ trách Đơn vị ung bướu mắt trao đổi với bệnh nhi.
“Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi. Ở giai đoạn sớm, bệnh không biểu hiện đặc thù, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu lác mắt (lòng đen không ở giữa), hoặc đốm trắng ở lòng đen, còn gọi ánh đồng tử trắng (dân gian còn gọi là mắt mèo), nguy cơ khối u đã to”- TS Châu cho biết.
Cũng theo TS Minh Châu, trong thực tế điều trị, 70% trẻ không thể giữ lại mắt, giữ thị lực do đến viện muộn, khối u phát triển lớn phá vỡ nhãn cầu. Chỉ khoảng 30% trẻ được phát hiện sớm, giữ được mắt. “May mắn, với ung thư mắt, khi đã loại bỏ khối u, trẻ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.
Chuyên gia cũng cho biết, bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền. Với những bệnh nhân bị ung thư mắt, có trẻ từ 1 tháng tuổi đã được phát hiện có khối u, điều trị ngay hoàn toàn giữ được thị lực cho trẻ.
Một số nghiên cứu thống kê từ năm 2018 -2022 cho thấy, hằng năm có khoảng hơn 1.000 lượt bệnh nhân bị ung thư mắt cũng như có các khối u tại mắt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
Riêng trong năm 2019, bệnh viện Mắt trung ương điều trị cho 560 u lành và 279 u ác tính các loại (có kết quả giải phẫu bệnh). Trung bình mỗi năm có khoảng 40-50 ca mắc mới, số lượng bệnh nhân tăng dần theo năm.
Các bệnh lý ung thư mắt đang được phát hiện, điều trị tại đây bao gồm: Khối u bề mặt nhãn cầu (u kết mạc, u bì, u giác mạc); khối u phần phụ nhãn cầu (tuyến lệ chính, u lympho, u hốc mắt, u thị thần kinh); các khối u nội nhãn (võng mạc, u màng bồ đào, u mống mắt- thể mi, ung thư hắc mạc).
Video đang HOT
Đơn vị ung bướu mắt chính thức được khai trương chiều 20/11.
Khuyến cáo của chuyên gia nhãn khoa để phát hiện sớm ung thư mắt
Điều trị ung thư mắt phối hợp đa mô thức, phối hợp với Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm cố gắng giữ lại nhãn cầu, thị lực cho bệnh nhi. Đặc biệt, điều trị khối u nội nhãn, hiện Bệnh viện Mắt Trung ương đã triển khai được kỹ thuật hiện tại nhất thế giới hiện nay, đó là tiêm hóa chất nội nhãn.
“Trong các nước Asean, hiện 7 nước thực hiện được kỹ thuật này, Việt Nam thực hiện cùng thời điểm với Singapore. Với phương pháp này, thay vì điều trị hóa chất toàn thân (khối u tiếp nhận ít hóa chất, hóa chất gây tác động tới toàn bộ cơ thể), hóa chất được bơm trực tiếp vào khối u, khiến khối u teo lại, bảo vệ thị lực trẻ. Hiện chúng tôi đã thực hiện hơn 100 ca thành công”- TS Châu thông tin.
TS Châu cũng nêu rõ, cùng với điều trị hiệu quả, chúng tôi mong mỏi các gia đình nhận thức được nguy cơ để đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm.
Những người có yếu tố di truyền, có thể phát hiện sớm từ khi mang thai bằng chọc ối, hay trước khi mang thai, thực hiện kỹ thuật IVF để loại trừ gen gây bệnh. Theo đó, sau sinh, trẻ nên được khám mắt tại cơ sở y tế nếu có điều kiện. Khi có biểu hiện lác, đốm trắng ở lòng đen tuyệt đối không trì hoãn, cần cho trẻ đi khám ngay.
PGS.TS Nguyễn Tiến Hưng thăm và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
5 nguyên nhân khiến acid uric trong máu cao
Nhiều người cho rằng tăng acid uric trong máu có liên quan đến bệnh gout. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đặc biệt là thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Những nguyên nhân khiến acid uric trong máu cao
Ngoài bệnh gout thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Cụ thể:
- Acid uric trong máu cao do di truyền: Yếu tố di truyền cũng được cho là một trong nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ acid uric tuy nhiên rất ít gặp.
- Acid uric trong máu cao do ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều purin:
Acid uric cao là bệnh gì?
Acid uric là gì, acid uric trong máu cao có nguy hiểm?
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin, nhất là nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại cá hoặc có thói quen uống nhiều bia,...
Nếu béo phì, ít vận động thể chất.
Nếu thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc vận động nặng, tập thể dục quá sức.
- Acid uric trong máu cao do tình trạng tăng sản xuất acid uric:
Acid uric trong máu cao do khối u: Những trường hợp có khối u phát triển nhanh cũng có nguy cơ làm tăng acid uric máu, có thể kể đến như các trường hợp mắc bệnh ung thư ở giai đoạn di căn, trường hợp mắc bệnh bạch cầu, u xơ đa bào,...
Các trường hợp bệnh nhân ung thư có khối u kích thước lớn hoặc đang trong quá trình hóa trị tiêu diệt một lượng lớn tế bào ung thư trong khoảng một thời gian ngắn có thể giải phóng nội chất tế bào trong máu và làm tăng acid uric.
Ngoài bệnh gout còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Acid uric trong máu cao do bệnh liên quan đến thiếu máu: Nếu mắc một số bệnh thiếu máu như bệnh sốt rét, thiếu G6PD,... cũng có thể gặp phải tình trạng tăng acid uric trong máu.
Nhiều trường hợp tăng acid uric trong máu mà không thể tìm rõ nguyên nhân. Tình trạng này còn được gọi là tăng acid uric máu tiên phát.
- Acid uric trong máu cao liên quan đến thận: Nồng độ acid uric trong máu tăng do giảm đào thải lượng acid uric qua thận: Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh suy thận, tổn thương các ống thận xa, người nghiện rượu, lạm dụng thuốc lợi tiểu, nhiễm toan,...
- Acid uric trong máu cao do thuốc: Một số thuốc chỉ định điều trị các bệnh như: suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư... sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, tình trạng tăng acid uric trong máu còn do một số nguyên nhân khác như nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật, chấn thương, ngộ độc chì, suy giáp,...
Ăn uống vận động hợp lý để giảm nồng độ acid uric trong máu.
Người bệnh acid uric trong máu cao cần làm gì?
Nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao, việc cần thiết nhất là giảm bớt lượng purin vào cơ thể để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu. Một số loại thực phẩm có chứa purin mà bạn nên hạn chế ăn ở thời điểm này là các loại hải sản, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật,... Đồng thời hạn chế uống bia và uống các loại thực phẩm có gas.
Bên cạnh đó, nên kết hợp uống nhiều nước để hạn chế sự kết tủa muối urat đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải acid uric. Tốt nhất, nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.
Nếu cơ thể đang bị thừa cân, béo phì nên giảm cân để giảm áp lực lên các khớp, tránh nguy cơ bị đau khớp do tăng acid uric. Lưu ý, cần giảm cân khoa học bằng chế độ ăn và tập luyện hợp lý, tuyệt đối không giảm cân bằng cách nhịn ăn.
Duy trì lối sống khoa học chẳng hạn như vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập yoga, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh áp lực, căng thẳng, bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày,...
Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên nhưng nồng độ acid uric vẫn tăng cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị. Những bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị bằng các phương pháp như hóa trị hay xạ trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt và phòng tránh nguy cơ suy thận cấp do tăng acid uric.
Không nên chủ quan với tật khúc xạ học đường Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị đang có xu hướng gia tăng trong môi trường học đường. Trong số đó, bệnh cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất. Những học sinh mắc tật khúc xạ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, sinh hoạt. Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố khám sàng lọc...