Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn

Theo dõi VGT trên

Ung thư mắt ở trẻ em gặp khá phổ biến, đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ em. Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi.

Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn - Hình 1
Tiến sỹ Phạm Minh Châu thăm khám cho bệnh nhi bị ung thư mắt đang điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương. (Ảnh: T.G/Vietnam )

Đa số bệnh nhân bị ung thư vùng mắt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương thường ở giai đoạn muộn, 70% cần cắt bỏ nhãn cầu để bảo tồn tính mạng, tạo tâm lý hạn chế giao tiếp xã hội do tự ti về mặt thẩm mỹ với những trẻ em mắc nhóm bệnh này.

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng – Giám đốc phụ trách điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết như vậy tại Buổi ra mắt Đơn vị U bướu thuộc khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương) diễn ra chiều 20/11 tại Hà Nội.

Phát hiện sớm các bệnh nhân ung bướu vùng mắt

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho biết ung thư mắt là chuyên ngành sâu của nhãn khoa liên quan đến chẩn đoán và điều trị tất cả các khối u tại bề mặt nhãn cầu, u nội nhãn hoặc các mô xung quanh nhãn cầu, bao gồm khối u của mi mắt, kết mạc, u nội nhãn (u võng mạc, u hắc mạc…), u thị thần kinh và u hốc mắt.

Những khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, nếu không được điều trị và theo dõi có thể gây giảm, mất thị lực hoặc phải cắt bỏ nhãn cầu, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng. Các khối u ác tính ở mắt có thể nguyên phát tại mắt hoặc di căn đến mắt từ một cơ quan khác trong cơ thể.

Thống kê trong 6 năm từ 2018 đến 2022, hàng năm có khoảng hơn 1000 lượt bệnh nhân bị ung thư mắt cũng như các khối u tại mắt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Bệnh viện Mắt Trung ương đang quản lý và theo dõi các bệnh nhân đã và đang điều trị nhằm phát hiện sớm và điều trị các khối u mới và khối u tái phát. Hiện tại bệnh viện có 300 bệnh nhân ung thư vùng mắt đang theo dõi ngoại trú, với số lượt khám 300 lượt khám/năm và 120 lượt điều trị/năm.

Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn - Hình 2
Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng – Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: PV/Vietnam )

Các bác sỹ tại bệnh viện trong quá trình khám đã thực hiện tư vấn di truyền và theo dõi các gia đình có tiền sử ung thư vùng mắt.

Hiện trên toàn quốc chưa có trung tâm về các khối u mắt. Các bác sỹ làm trong lĩnh vực ung bướu mắt hiện nay đa phần là bác sỹ nhãn khoa, trong quá trình học tập và làm việc với bệnh nhân có chẩn đoán các bệnh lý khối u tại mắt, bệnh nhân được điều trị rải rác tại các Bệnh viện Mắt lớn trên toàn quốc. Chính vì vậy không có số liệu thống kê chính xác số lượng bệnh nhân bị khối u mắt trên toàn quốc.

Theo Phó Giáo sư Hưng, với những trường hợp trẻ mắc ung thư vùng mắt có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nhãn cầu thì do khối u cũng ở kích thước to, trang thiết bị chưa đồng bộ gây thời gian điều trị kéo dài, làm giảm hiệu quả điều trị nên có đến 70% bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì thị lực kém .

Chính vì vậy, ông Hưng cho rằng việc thành lập đơn vị Ung bướu mắt và U nguyên bào võng mạc là thật sự cần thiết giúp nâng cao và phát triển các phương pháp điều trị bảo tồn nhãn cầu, bảo tồn thị lực tốt nhất. Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường đào tạo, chỉ đạo tuyến giúp tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm phát hiện sớm và quản lí tốt các bệnh nhân ung bướu mắt nói chung và u nguyên bào nói riêng, giúp nhóm bệnh nhân này có một cuộc sống tốt hơn, có ích cho xã hội nhiều hơn.

Video đang HOT

Bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền

Tiến sỹ Phạm Minh Châu – Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết ung thư mắt ở trẻ em gặp khá phổ biến, đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ. Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi. Ở giai đoạn sớm, bệnh không biểu hiện đặc thù, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu lác mắt (lòng đen không ở giữa), hoặc đốm trắng ở lòng đen, còn gọi ánh đồng tử trắng (dân gian còn gọi là mắt mèo), nguy cơ khối u đã to.

Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn - Hình 3
Bệnh viện Mắt Trung ương đưa vào hoạt động Đơn vị U bướu thuộc khoa Mắt trẻ em. (Ảnh: PV/Vietnam )

Trong thực tế điều trị, 70% trẻ không thể giữ lại mắt, giữ thị lực do đến viện muộn, khối u phát triển lớn phá vỡ nhãn cầu. Chỉ khoảng 30% trẻ được phát hiện sớm, giữ được mắt.

Theo Tiến sỹ Châu, bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền. Với những bệnh nhân bị ung thư mắt, có trẻ từ 1 tháng tuổi đã được phát hiện có khối u, điều trị ngay hoàn toàn giữ được thị lực cho trẻ. Điều trị ung thư mắt phối hợp đa mô thức, phối hợp với Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm cố gắng giữ lại nhãn cầu, thị lực cho bệnh nhi.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tỷ lệ sống của người bệnh mắc ung thư mắt hiện nay là 93%. Tuy nhiên, hiện nay đa số bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn, 70% cần cắt bỏ nhãn cầu để bảo tồn tính mạng. Bên cạnh đó, với những trường hợp có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nhãn cầu thì do khối u cũng ở kích thước to, trang thiết bị chưa đồng bộ gây thời gian điều trị kéo dài, làm giảm hiệu quả điều trị nên có đến 70% bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì thị lực kém.

Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt Trung ương, các phương pháp điều trị các bệnh lý khối u/ung thư vùng mắt được triển khai bằng kỹ thuật, phẫu thuật tại mắt hoặc các phần xung quanh hốc mắt như lấy hoặc cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ u, cắt bỏ nhãn cầu, nạo vét tổ chức hốc mắt và áp/tiêm một số hóa chất vào khối u tại mắt theo phác đồ… Nếu với kết quả mô bệnh học khẳng định ác tính, người bệnh được chỉ định điều trị với hóa chất toàn thân, xạ trị, sử dụng thuốc đích- chế phẩm sinh học theo các phác đồ và được gửi sang các bệnh viện chuyên về ung bướu hoặc bệnh viện đa khoa có khoa ung bướu để kết hợp điều trị./.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy mối liên hệ giữa thời gian làm việc kéo dài với tình trạng trầm cảm và tử vong do làm việc quá sức, được gọi là karoshi.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản - Hình 1
Bộ Y tế nước này đã công bố sách trắng hàng năm về thời gian làm việc quá sức của người dân và mối liên hệ của nó với chứng trầm cảm và karoshi. Ảnh: The Borgen Project

Từ lâu, năng suất làm việc cũng như là kỷ luật trong công việc của người Nhật đã được nhiều quốc gia khác đánh giá cao, thậm chí còn được cho là quy chuẩn để hình thành môi trường công sở vững mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển công ty.

Tuy nhiên ít ai biết rằng, đằng sau nét văn hóa cống hiến hết mình cho công việc ấy là một vấn nạn đã và đang khiến chính phủ Nhật Bản đau đầu. Vấn nạn này gói gọn trong hai từ "nghiệt ngã".

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy mối liên hệ giữa thời gian làm việc kéo dài với tình trạng trầm cảm và tử vong do làm việc quá sức, được gọi là karoshi.

Khi chiếc cáng nâng Kei Sato (tên đã được thay đổi để đảm bảo quyền riêng tư) lên xe cứu thương tới bệnh viện, cảm giác của anh chỉ đơn giản là... nhẹ nhõm. Sau hơn 1 năm làm việc bằng sức của 3 người cộng lại, cơ thể của anh cuối cùng đã "nổi loạn".

"Tôi nhớ rất rõ", Sato kể, "Tôi vừa thuyết trình xong và đột nhiên cảm thấy mệt. Trước đây tôi từng bị sỏi thận và ban đầu tôi nghĩ đó chỉ là do bệnh cũ tái phát. Nhưng tình hình nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn nên tôi phải gọi cấp cứu".

Anh được phẫu thuật thận ngay lập tức và được thông báo sẽ phải nằm viện ít nhất 10 ngày.

Sato nói: "Tôi có thể khẳng định tình trạng sức khỏe của mình là do căng thẳng trong công việc gây ra. Tôi đã được cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ và không có nhân viên nào hỗ trợ, đó thực sự là một cơn ác mộng".

Sato thường xuyên có mặt ở văn phòng trước 8 giờ sáng và ở lại làm đến 11 giờ đêm.

Câu chuyện của Sato không có gì lạ ở Nhật Bản. Vào ngày 13/10 mới đây, Bộ Y tế nước này đã công bố Sách Trắng hàng năm về thời gian làm việc quá sức của người dân và mối liên hệ của nó với chứng trầm cảm và karoshi (hay còn gọi là tử vong do làm việc quá sức).

Tổng cộng có 2.968 người ở Nhật Bản chết vì các vụ tự tử do karoshi gây ra vào năm ngoái (năm 2021 có 1.935 vụ).

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản liên kết karoshi với số giờ làm việc của người dân. Trong đó, 10,1% nam giới làm việc ít nhất 60 giờ một tuần và 4,2% phụ nữ làm việc trên 60 giờ mỗi tuần.

Karoshi có thể xảy ra do sức khỏe kém. Năm 2022, có tới 803 người đã nộp đơn xin chính phủ bồi thường vì các bệnh về não hoặc tim do căng thẳng trong công việc gây ra. Con số đó tăng từ 753 trường hợp vào năm 2021 và mức cao nhất là 938 trường hợp vào năm 2000.

Nam giới ở độ tuổi 40 và phụ nữ ở độ tuổi 20 là những đối tượng chịu nhiều áp lực công việc nhất. Khoảng 13,2% nam giới ở độ tuổi 40 và 4,9% phụ nữ ở độ tuổi 20 làm việc ít nhất 60 giờ một tuần.

Con số này cao hơn ở những người kinh doanh tự do, với 15,4% nam giới và 7,8% phụ nữ làm việc ít nhất 60 giờ.

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa số giờ làm việc và chứng trầm cảm. 26,8% nam giới và phụ nữ làm việc hơn 60 giờ/tuần tin rằng họ đang mắc một dạng trầm cảm hoặc lo lắng nào đó.

Bill Cleary, giám đốc lâm sàng của tổ chức tư vấn TELL Lifeline có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), thừa nhận cảm thấy có phần "bất lực" trước một thực tế rằng các nhà chức trách, công ty và cá nhân mỗi người dân đều nhận ra vấn đề nghiêm trọng từ giữa những năm 1980 nhưng vẫn chưa có các giải pháp hiệu quả.

Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng đại dịch Covid-19 cũng là nguyên nhân, khi mọi người trở nên cô lập về mặt xã hội và ít có khả năng gắn kết tình bạn và các mối quan hệ hơn".

"Nhiều nghiên cứu cho thấy điều rõ ràng rằng các tương tác xã hội giúp cải thiện các bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tim. Nếu chúng ta cùng lúc bị cô lập và áp lực công việc tăng lên, thì thật dễ hiểu khi thấy số lượng trường hợp karoshi nhiều hơn", ông nói thêm.

Ông Bill cho rằng tác động của đại dịch Covid-19 xuất phát từ thái độ "không khoan nhượng" của người Nhật Bản đối với công việc.

Makoto Watanabe, giáo sư truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo ở Eniwa, cho biết có quá ít thay đổi tại nơi làm việc ở Nhật Bản và nhiều công ty đang mắc kẹt trong "kỷ nguyên bong bóng" những năm 1980.

"Tôi đến từ 'thế hệ băng hà', những người lao đầu vào tìm kiếm việc làm đầu những năm 1980, ngay sau khi bong bóng kinh tế vỡ tung và mọi thứ trở nên ảm đạm", ông Watanabe nói.

Vị giáo sư cho rằng: "Cấp trên của chúng tôi đã được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm 1970 và 1980 và không muốn thay đổi bất cứ điều gì. Nhưng tiền lương vẫn vậy, số lượng nhân viên giảm nên mọi người phải làm việc chăm chỉ hơn và thời gian dài hơn".

Từ những năm 1950, quyết tâm xây dựng lại nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến II, Thủ tướng Shigeru Yoshida khi đó đã khuyến khích người lao động dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Kế hoạch rõ ràng có hiệu quả, vì nền kinh tế Nhật Bản đã vươn lên thứ ba thế giới.

Thỏa thuận này nhanh chóng được người lao động cũng như là các chủ/ban lãnh đạo doanh nghiệp Nhật áp dụng. Giai đoạn ấy, đa số dân công sở đều chọn một công ty để làm việc và cống hiến mãi cho đến lúc nghỉ hưu ở tuổi 60.

Đây có thể được xem là thời kỳ mà người lao động và doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện "cuộc hôn nhân trọn đời" với nhau. Nền kinh tế Nhật Bản theo đó mà khôi phục nhanh chóng một cách thần kỳ

Nhận thấy hiệu quả, cam kết này được thắt chặt hơn từng ngày, thậm chí người Nhật khi ấy còn lấy công việc làm "niềm vui". Và cũng từ đây, mầm mống của căn bệnh Karoshi được hình thành, bắt nhốt và vắt kiệt sức của dân công sở Nhật hàng chục năm sau đó.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản - Hình 2
Sự căng thẳng, mệt mỏi khiến bệnh đột quỵ và suy tim trở nên phổ biến hơn đối với nhân viên Nhật Bản. Ảnh: BitGab

30 năm sau lời kêu gọi của Thủ tướng Shigeru Yoshida, kinh tế Nhật Bản biến động khi giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao, kéo dài mang tới sự bứt phá với cái tên đầy rủi ro "nền kinh tế bong bóng", dân công sở Nhật Bản bị buộc phải làm việc kiệt sức đến ngưỡng giới hạn. Theo số liệu thống kê, đỉnh điểm gần 7 triệu người (tức khoảng 5% dân số Nhật Bản khi đó) "quay cuồng" với 60 giờ làm việc mỗi tuần.

Đến năm 1987, các trường hợp karoshi được ghi nhận lần đầu tiên. Lúc này đây, nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng làm việc quá sức của dân công sở, chính phủ Nhật Bản buộc lưu tâm nhưng không thể, tất cả ngoài tầm kiểm soát, tất cả đã quá muộn.

Mọi chuyện càng thêm tồi tệ khi nền kinh tế bong bóng tại Nhật Bản sụp đổ và rơi vào khủng hoảng trong thập niên 1990. Hàng loạt các công ty thời điểm đó bắt buộc phải tái cơ cấu dẫn đến tình trạng dân công sở phải làm việc hết công suất, làm thêm ngoài giờ đến mức kiệt quệ nếu không muốn bị sa thải. Giai đoạn này, các trường hợp karoshi được ghi nhận tương đương với số người Nhật chết vì dịch bệnh.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản - Hình 3
Trong các bảng số liệu thu thập, danh sách karoshi hầu hết bao gồm những nạn nhân làm việc quá 100 giờ/tháng trước khi chết hoặc quá 80 giờ/tháng trong 2 tháng liên tiếp. Ảnh: News.com

Kể từ khi bong bóng kinh tế Nhật Bản vỡ vào đầu những năm 1980, ông Bill tin rằng người lao động Nhật Bản cần tìm lại sự cân bằng và giữ gìn sức khỏe tinh thần của mình.

Ông nói: "Thông điệp của tôi là mọi người nên nhìn vào bên trong bản thân để có thể quyết định những điều nằm trong tầm kiểm soát của họ".

Ông đề nghị hãy tránh xa tất cả những tin tức xấu trên mạng xã hội, tập thể dục thường xuyên, cố gắng có giấc ngủ ngon và nói chuyện với bạn bè, gia đình. "Chúng ta phải thay đổi mọi thứ để có hy vọng, nếu không mọi chuyện có thể rơi vào tuyệt vọng", Bill nói.

Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để cân bằng cuộc sống - công việc bên cạnh việc phạt tiền các tập đoàn có nhân viên chết vì làm việc quá sức. Một trong những biện pháp đó là cho phép người lao động được tan sở từ 3h chiều mỗi thứ sáu cuối cùng của tháng. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả, làm thêm giờ vẫn là một khía cạnh phổ biến của văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?
10:52:10 14/12/2024
Mật ong đại kỵ với những người này, tuyệt đối không nên ăn vì cực độcMật ong đại kỵ với những người này, tuyệt đối không nên ăn vì cực độc
15:47:52 14/12/2024
5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe
10:22:09 15/12/2024
Nghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triểnNghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triển
10:28:53 15/12/2024
Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?
10:36:15 15/12/2024
'Vị thuốc toàn năng' có nhiều ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết dùng'Vị thuốc toàn năng' có nhiều ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết dùng
10:52:30 15/12/2024
Cảnh báo ngộ độc vì những 'bài thuốc truyền miệng'Cảnh báo ngộ độc vì những 'bài thuốc truyền miệng'
12:43:02 15/12/2024
7 cách ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch7 cách ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch
10:40:36 14/12/2024

Tin đang nóng

Chồng Khánh Vân "mong mọi người thông cảm", vợ cũ 1 sao Việt gay gắt: "Không phải ai cũng chấp nhận văn hoá như vậy!"Chồng Khánh Vân "mong mọi người thông cảm", vợ cũ 1 sao Việt gay gắt: "Không phải ai cũng chấp nhận văn hoá như vậy!"
12:55:30 15/12/2024
Chung kết Rap Việt mùa 4: B Ray thắng đậm, lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sửChung kết Rap Việt mùa 4: B Ray thắng đậm, lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử
11:18:12 15/12/2024
Clip em bé qua đời trên tay mẹ khi xem pháo hoa khiến hàng triệu người xúc độngClip em bé qua đời trên tay mẹ khi xem pháo hoa khiến hàng triệu người xúc động
16:12:28 15/12/2024
Nghi can chết sau khi sát hại cô gái 19 tuổi, vụ án được xử lý thế nào?Nghi can chết sau khi sát hại cô gái 19 tuổi, vụ án được xử lý thế nào?
13:37:39 15/12/2024
8 sự kiện trùng hợp đến rùng mình trong lịch sử dù giải thích cách nào cũng không được8 sự kiện trùng hợp đến rùng mình trong lịch sử dù giải thích cách nào cũng không được
12:38:33 15/12/2024
Cặp đôi hot nhất show Đảo thiên đường chính thức hẹn hò?Cặp đôi hot nhất show Đảo thiên đường chính thức hẹn hò?
15:05:47 15/12/2024
Quán quân Rap Việt mùa 4: "Tôi sốc và ngỡ ngàng", B Ray sẽ rút lui sau khi giành chiến thắng?Quán quân Rap Việt mùa 4: "Tôi sốc và ngỡ ngàng", B Ray sẽ rút lui sau khi giành chiến thắng?
13:10:30 15/12/2024
Một nữ nghệ sĩ ở Mỹ: "Nhiều người bảo cho tôi vài ngàn đô thuê luật sư kiện"Một nữ nghệ sĩ ở Mỹ: "Nhiều người bảo cho tôi vài ngàn đô thuê luật sư kiện"
12:59:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Tắm lá sai cách, em bé phải chịu hậu quả không đáng có

Tắm lá sai cách, em bé phải chịu hậu quả không đáng có

10:43:07 15/12/2024
Bác sĩ cho dùng thuốc bôi kháng viêm để xử lý các vùng da tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát. Nếu tổn thương ướt chảy dịch, viêm nhiễm, trẻ được điều trị kết hợp chiếu laser năng lượng thấp để vết thương nhanh khô.
Nguy cơ khi uống trà sữa mỗi ngày

Nguy cơ khi uống trà sữa mỗi ngày

10:40:17 15/12/2024
Đường (có thể là đường tinh luyện, đường nâu, đường vàng, đường mía, đường phèn) tạo khoái cảm cho vị giác, đồng thời cung cấp năng lượng giúp não bộ hoạt động, làm tăng trí nhớ, thông minh trong một thời điểm nhất định.
Lĩnh vực tim mạch Việt Nam đạt bước tiến vượt bậc

Lĩnh vực tim mạch Việt Nam đạt bước tiến vượt bậc

10:33:24 15/12/2024
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo của cả ekip, sau 6 giờ đồng hồ, ca mổ thành công tốt đẹp đúng như dự kiến, trái tim của bệnh nhi đã có thể hoạt động giống như người bình thường.
Mắt đổ ghèn khi ngủ dậy cảnh báo mắc bệnh gì?

Mắt đổ ghèn khi ngủ dậy cảnh báo mắc bệnh gì?

10:48:01 14/12/2024
Do vi khuẩn: ghèn sẽ dính, chất đặc màu xám, vàng hoặc xanh lục. Ghèn này sẽ dính quanh mí mắt và lông mi khiến người bệnh khó mở mắt khi sáng ngủ dậy.
Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

10:45:49 14/12/2024
Bên cạnh đó, những liệu pháp tâm lý kết hợp với các phương pháp điều biến não bộ như kích thích từ xuyên sọ cũng được áp dụng để hỗ trợ trẻ cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành và hỗ trợ tinh thần từ gia đ...
Căn bệnh bí ẩn lan rộng tại Congo

Căn bệnh bí ẩn lan rộng tại Congo

10:42:37 14/12/2024
WHO cho biết, kể từ ngày 24/10, 406 trường hợp mắc căn bệnh chưa xác định này (với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể) đã được báo cáo cho đến ngày 5/12 tại khu vực Panzi ở phía Tây Nam Congo.
4 nhóm người không nên dùng tỏi

4 nhóm người không nên dùng tỏi

14:40:01 13/12/2024
Tuy nhiên, thực tế ít người biết đó là tỏi khi được nấu, phi thơm, nấu chín sẽ mất đi tác dụng quý. Lý do, nhiệt độ sẽ phá hủy các thành phần có lợi trong tỏi sẽ bị phá hủy và làm giảm các tác dụng của tỏi.
Chàng trai 26 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nguy hiểm

Chàng trai 26 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nguy hiểm

14:38:08 13/12/2024
Qua trường hợp trên, chuyên gia Dương nhắc nhở chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh các thực phẩm nhiều dầu, đường, natri, đồng thời tiêu thụ đủ chất xơ, protein và rau quả.
7 lý do nên uống nước ấm pha chanh mỗi sáng

7 lý do nên uống nước ấm pha chanh mỗi sáng

12:22:14 13/12/2024
Theo chuyên gia sức khỏe, uống nước ấm khi bụng đói mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách kích thích trao đổi chất và hỗ trợ phân hủy thức ăn suốt cả ngày.
Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

12:10:14 13/12/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cảnh báo thời điểm cuối năm cũng là lúc nhu cầu mua bán gia cầm tăng mạnh, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A (H5N1) ở người.
Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua

Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua

11:41:07 13/12/2024
Tại bệnh viện, gia đình bệnh nhi cho biết, từ khi chào đời bé đã có 4 ngón cái ở hai bên bàn tay, hình thù giống như càng cua.
Tai hại khôn lường của thuốc lá điện tử

Tai hại khôn lường của thuốc lá điện tử

11:24:22 13/12/2024
Quyết định này nhận được sự đồng tình cao của người dân, bởi trên thế giới hiện đã có gần 40 quốc gia ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử, trong đó có 18 quốc gia cấm cả thuốc lá nung nóng.

Có thể bạn quan tâm

Nhảy múa gợi cảm giữa trời tuyết lạnh, nữ streamer xinh đẹp nổi tiếng không ngờ, dân mạng háo hức săn "info"

Nhảy múa gợi cảm giữa trời tuyết lạnh, nữ streamer xinh đẹp nổi tiếng không ngờ, dân mạng háo hức săn "info"

Netizen

16:48:24 15/12/2024
Có vô số cách để các streamer trở nên nổi tiếng. Đôi khi chỉ nhờ một khoảnh khắc, sự cố vô tình hay thậm chí cả các drama được dàn xếp từ trước.
Bắt tạm giam kẻ nhiều lần đe dọa giết vợ

Bắt tạm giam kẻ nhiều lần đe dọa giết vợ

Pháp luật

16:18:17 15/12/2024
Cùng với việc khởi tố Nguyễn Duy Tân về tội danh nêu trên, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh quyết định trưng cầu giám định khẩu súng đã thu giữ, để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.
Ba tựa game siêu chất lượng nhưng lại bị đa số người chơi "ngó lơ" trong năm 2024

Ba tựa game siêu chất lượng nhưng lại bị đa số người chơi "ngó lơ" trong năm 2024

Mọt game

16:13:17 15/12/2024
Đối với các game thủ, 2024 chính xác là một năm tương đối bận rộn nhất là khi giai đoạn cuối năm kết thúc với sự xuất hiện của hàng loạt các bom tấn đáng chú ý.
Anh thử nghiệm camera AI 'tóm' người lái xe say rượu, dùng ma túy

Anh thử nghiệm camera AI 'tóm' người lái xe say rượu, dùng ma túy

Thế giới

15:43:28 15/12/2024
Bởi camera AI này có thể được di chuyển nhanh chóng đến bất kỳ con đường nào, mà không cần cảnh báo trước, khiến người lái xe không biết rằng họ đã bị phát hiện cho đến khi cảnh sát chặn họ lại.
Amad bày tỏ cảm xúc rõ ràng về cuộc cãi vã dữ dội với Hojlund

Amad bày tỏ cảm xúc rõ ràng về cuộc cãi vã dữ dội với Hojlund

Sao thể thao

15:00:04 15/12/2024
Amad bày tỏ cảm xúc rõ ràng về cuộc cãi vã dữ dội với Hojlund trong trận Manchester United thắng Plzen 2-1 ở Europa League.
Cô gái bị ô tô cuốn vào gầm khi can ngăn xô xát trước quán karaoke

Cô gái bị ô tô cuốn vào gầm khi can ngăn xô xát trước quán karaoke

Tin nổi bật

14:59:27 15/12/2024
Ngày 15/12, Công an huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết đang xác minh, điều tra làm rõ vụ việc một cô gái bị ô tô tông thương tích trước quán karaoke, xảy ra trên địa bàn xã Bình Trung.
Thúy Hiền, Đồng Ánh Quỳnh khóc khi bị loại khỏi "Chị đẹp đạp gió"

Thúy Hiền, Đồng Ánh Quỳnh khóc khi bị loại khỏi "Chị đẹp đạp gió"

Tv show

14:54:09 15/12/2024
Sau vòng công diễn 3, bốn nghệ sĩ phải ra về là Thúy Hiền, Ái Phương, Ngọc Ánh và Đồng Ánh Quỳnh. Tập 9 Chị đẹp đạp gió lên sóng tối 14/12, mang đến 3 tiết mục cuối cùng của vòng công diễn 3.
Sơn Tùng cởi áo ném tặng fan dù Hà Nội 16 độ, hẹn đi xích lô dạo Hồ Gươm

Sơn Tùng cởi áo ném tặng fan dù Hà Nội 16 độ, hẹn đi xích lô dạo Hồ Gươm

Nhạc việt

14:47:59 15/12/2024
Sau tiết mục Nắng ấm xa dần, giọng ca gốc Thái Bình bất ngờ cho biết anh sẽ cởi bỏ trang phục, tiếp đó ngẫu hứng ném áo khoác, khăn quàng, áo thun... xuống cho khán giả.
Phát hiện nấm mồ La Mã từ 'năm 0' ở Hà Lan

Phát hiện nấm mồ La Mã từ 'năm 0' ở Hà Lan

Lạ vui

14:46:46 15/12/2024
Các nhà khảo cổ đã khai quật một nấm mồ chưa từng có thuộc về một binh sĩ La Mã từ năm 0 ở Hà Lan, cho phép hé lộ manh mối về sự hiện diện của nền văn minh cổ xưa ở nước này.
Mỹ nam cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lấn át cả nữ chính, ánh mắt thâm tình rung động lòng người

Mỹ nam cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lấn át cả nữ chính, ánh mắt thâm tình rung động lòng người

Phim châu á

14:37:01 15/12/2024
Hình ảnh nhân vật này chiến đấu hay bước đi giữa trời tuyết đều là những thước phim đẹp đến rung động lòng người.
Cảnh nóng xấu hổ nhất cuộc đời Địch Lệ Nhiệt Ba

Cảnh nóng xấu hổ nhất cuộc đời Địch Lệ Nhiệt Ba

Hậu trường phim

14:34:12 15/12/2024
Trong phim, cô tự cởi bỏ bộ đồ ngủ và khoả thân trước mặt đồng nghiệp nam. Chưa dừng lại, Địch Lệ Nhiệt Ba còn chủ động vuốt ve, ân ái để câu dẫn bạn diễn.