Nhiều địa phương thiếu giáo viên Tiếng Anh
Một điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới là môn Tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/ tuần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều địa phương vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.
Nhiều nơi thiếu giáo viên Tiếng Anh thực hiện chương trình mới
Bà Lê Xuân Phương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Từ (Hà Nội), cho biết, nhiều năm nay, trường muốn thúc đẩy chất lượng môn Tiếng Anh nên ngoài giáo viên cơ hữu, trường đã liên kết với các trung tâm để dạy bổ trợ. Theo đó, học sinh lớp 1-2 học tự chọn 2 tiết/tuần để làm quen nhằm đáp ứng chương trình GDPT tổng thể từ lớp 3 (4 tiết/ tuần).
Riêng từ lớp 3 đến lớp 5, ngoài 2 tiết/tuần với giáo viên của trường, trường cũng đang liên kết với trung tâm, có thêm giáo viên nước ngoài dạy bổ trợ 2 tiết/tuần để hướng tới năm học 2022-2023, học sinh bắt buộc học 4 tiết/tuần môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, với dạy học liên kết, hằng tháng, phụ huynh phải đóng hàng trăm nghìn đồng.
Bà Nguyễn Thanh Nga, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, năm học 2020-2021, toàn huyện thiếu 18 giáo viên dạy môn Tiếng Anh tiểu học. Năm học tới, thiếu 21 giáo viên, trong đó giáo viên dạy lớp 3-5 thiếu 6 người.
Bà Nga nói rằng, nguồn tuyển không khó vì có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm, nhưng đến thời điểm này chưa được giao chỉ tiêu tuyển dụng. “Để kịp dạy học chương trình mới, trong năm 2021 phải có chỉ tiêu tuyển dụng vị trí việc làm mới kịp thực hiện chương trình mới”, bà nói.
Video đang HOT
Một trong những địa phương thiếu giáo viên Tiếng Anh là tỉnh Sơn La. Tính cả giáo viên Tin học và Ngoại ngữ giai đoạn 2020-225, địa phương cần 786 người để thực hiện chương trình GDPT mới. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, ngành đang lo lắng không đủ giáo viên để dạy học 4 tiết/tuần từ lớp 3 khi thực hiện chương trình mới.
Địa phương có địa bàn rộng, việc sắp xếp, tinh giản trường lớp khó khăn, không giảm được biên chế khác, trong khi không có chỉ tiêu biên chế mới. Nhiều nơi thiếu giáo viên trầm trọng đến mức, hiệu trưởng, hiệu phó vẫn phải đứng lớp. Tuyển dụng giáo viên hợp đồng cũng gặp khó khi hợp đồng cũng phải thực hiện trong chỉ tiêu.
Hà Nội cũng thiếu khoảng 1.500 giáo viên Ngoại ngữ để dạy học bắt buộc từ lớp 3. Để tuyển đủ số lượng giáo viên, từ nay đến năm 2023, Hà Nội cần tuyển thêm khoảng 700 chỉ tiêu.
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, thừa nhận, trước đây, địa phương cũng thiếu trầm trọng giáo viên dạy Tiếng Anh. Năm 2020, tỉnh sắp xếp lại hệ thống trường lớp, tinh giản đội ngũ cán bộ quản lý, lấy chỉ tiêu biên chế đó để tuyển dụng thêm hơn 1.000 giáo viên. Vì vậy, đến thời điểm này, chỉ thiếu khoảng 50 người.
Sắp tới, Quảng Nam tổ chức thi viên chức vòng 2, kết quả sẽ có lượt giáo viên trúng tuyển. Khi có kết quả thi tuyển viên chức 2020, địa phương cân đối chỉ tiêu tuyển biên chế 2021 và các năm tiếp theo, đảm bảo đủ giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới. Đội ngũ tuyển dụng mới phải đảm bảo đạt chuẩn mới trúng tuyển, còn với đội ngũ giáo viên cũ, địa phương có lộ trình từ năm 2020 tới 2025 sẽ bồi dưỡng, đào tạo lại, nâng chuẩn giáo viên.
Theo ước tính của Bộ GD&ĐT, để dạy học ngoại ngữ từ lớp 3 trong chương trình GDPT mới, cả nước thiếu hơn 5.000 giáo viên. Hiện có hơn 21.000 giáo viên Tiếng Anh tiểu học được tuyển dụng, nhưng chỉ có 7.361 giáo viên được tuyển dụng chính thức, số còn lại đang dạy học theo hình thức ký hợp đồng có thời hạn với UBND các quận, huyện và nhà trường.
Vì vậy, để đảm bảo dạy học chương trình mới, cần phải tuyển bổ sung hơn 4.000 giáo viên bộ môn Tiếng Anh mới thực hiện được kế hoạch dạy 4 tiết/tuần, tránh việc học không đủ số tiết hoặc hợp đồng chắp vá với giáo viên ở các trung tâm.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, trong chương trình GDPT mới, môn Tin học và Ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3, do đó, các địa phương cũng buộc phải tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm. Bộ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có lộ trình tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng chương trình mới.
Chương trình giáo dục mới từ 2022: 'Sức ép' tuyển giáo viên ngoại ngữ, tin học ở đâu
Năm 2022 học sinh từ lớp 3 bắt buộc phải được học ngoại ngữ và tin học nhưng tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn đang rất trầm trọng.
Biết ngoại ngữ, thành thạo tin học là yêu cầu căn bản với học sinh trong thời đại công nghệ 4.0 để tìm kiếm cơ hội kết nối với thế giới.
Theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, năm 2022 học sinh từ lớp 3 bắt buộc phải được học ngoại ngữ và tin học nhưng tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn lại xảy ra ngay cả ở những thành phố lớn.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, thiếu giáo viên dạy tiếng Anh là thực trạng đang diễn ra ở tất cả các cấp học.Theo ước tính cả nước đang còn thiếu hơn 5.000 giáo viên tiếng Anh.
Đó là chưa kể đội ngũ hiện nay có vẫn còn một số lượng không nhỏ giáo viên chưa đủ năng lực theo yêu cầu đặt ra với chương trình phổ thông mới.
Thiếu giáo viên ngoại ngữ vẫn là bài toán khiến nhiều cơ sở giáo dục đau đầu. (ảnh minh họa)
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để dạy học ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần, Hà Nội cần khoảng 1.500 giáo viên tiếng Anh tiểu học. Thế nhưng, hiện toàn thành phố mới chỉ có 800 giáo viên đang dạy ở các trường, như vậy cần tuyển mới khoảng 700 giáo viên.
Còn theo lãnh đạo một phòng GD&ĐT tại Thái Bình thì việc tuyển giáo viên ngoại ngữ hiện nay rất khó khăn dù các trường có chỉ tiêu.
"Các ứng viên tốt nghiệp từ các trường khác nhiều nhưng ứng viên tốt nghiệp từ đại học sư phạm thì rất khan hiếm, nếu có, đa phần họ đầu quân về các trường tại thành phố lớn chứ về huyện nghèo rất ít.
Năm nào cũng có chỉ tiêu tuyển dụng được giao nhưng có những năm không có hồ sơ đăng ký và vị trí giáo viên tiếng Anh vẫn để trống", vị này cho hay.
Được biết, theo Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên ở từng cấp học thì giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, THCS, THPT có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
Ngoài ra, giáo viên tiếng Anh tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 (tương đương bằng B2 đối với khung ngoại ngữ châu Âu) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Các nhà trường cho rằng, việc chuẩn bị giáo viên tiếng Anh cho chương trình mới phải được thực hiện khẩn trương ngay từ bây giờ, bởi đến lúc chương trình phổ thông lớp 3 chính thức triển khai thì khó tuyển được giáo viên theo yêu cầu, nhất là giáo viên là ngành đặc thù không phải đào tạo một sớm, một chiều là được.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ đã có các văn bản yêu cầu địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 - 2023. Trong đó nêu rõ các địa phương tăng cường thực hiện tuyển mới giáo viên, trong đó chú trọng đến giáo viên các môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới như môn tiếng Anh, tin học.
Không tuyển dụng giáo viên chưa đạt 'chuẩn' Bộ GDĐT vừa cho biết, tới đây sẽ kiên quyết không "nợ chuẩn" đối với giáo viên tiếng Anh tuyển mới. Ảnh minh họa Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: Vừa hoàn thành kế hoạch năm học, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên...