Nhiễm trùng đường tiểu vì “yêu”
Rất nhiều chị em có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu xuất phát từ việc “quan hệ tình dục” bởi tại thời điểm này, vi khuẩn có nhiều cơ hội di chuyển vào sâu bên trong.
Em có một rắc rối mong được bác sĩ tư vấn. Đó là bình thường không sao, nhưng cứ sau khi “quan hệ vợ chồng” là hôm sau em phát hiện “vùng kín” của em có mùi rất hôi, ngứa nhẹ và đi tiểu buốt. Em không dùng thuốc gì cả, chỉ rửa nước sạch hoặc nước rửa vệ sinh, kiêng “quan hệ vợ chồng” vài hôm là khỏi. Nhưng sau khi quan hệ thì tình trạng đó lại tái phát.
Em rất lo lắng và không hiểu vì sao em lại bị như vậy. Có phải em bị dị ứng tinh trùng của chồng em không? Mong bác sĩ giúp em! Em xin cảm ơn! (Thanh Loan)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Thanh Loan thân mến,
Theo như những triệu chứng em mô tả thì rất có thể em bị viêm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu) hơn là bị dị ứng tinh trùng của chồng.
Thật không may, một số người trong chúng ta lại rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng đường tiểu gây phiền nhiễu. Trong thực tế, 80% phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu và tái phát ít nhất một lần. Khoảng một nửa số phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu (bao gồm thận, bàng quang và niệu quản).
Rất nhiều chị em có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu xuất phát từ việc “quan hệ tình dục” bởi tại thời điểm này, vi khuẩn có nhiều cơ hội di chuyển vào sâu bên trong và sinh sôi nảy nở nhanh hơn.
Video đang HOT
Khi bị viêm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh có thể cảm nhận được triệu chứng rõ rệt nhất là bỏng rát khi đi tiểu. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với các bệnh tình dục như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, và nhiễm Trichomonas. Vậy nên, chỉ có qua xét nghiệm mới có thể xác định chính xác được.
Thật không may, một số người trong chúng ta lại rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng đường tiểu gây phiền nhiễu.
Viêm hoặc nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trịêu sẽ dẫn đến lan từ bàng quang lên một hoặc hai thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng có thể gây tổn thương thận và làm giảm vĩnh viễn chức năng thận.
Tuy nhiên, đây là bệnh không quá khó chữa và bạn hoàn toàn có thể tránh được để có đời sống tình dục lành mạnh và một đường tiết niệu khỏe mạnh. Bạn chỉ cần làm theo các quy tắc đơn giản sau đây:
- Uống nhiều nước và nước ép nam việt quất: Uống nhiều nước có tác dụng làm sạch hệ thống tiết niệu của bạn, tương tự như vậy, nước ép nam việt quất còn có công dụng tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong tương lai. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống hai loại nước này. Nếu không muốn uống nước ép từ quả nam việt quất thì bạn có thể uống nước lọc cũng được.
- Mặc đồ thoáng mát: Đồ lót bằng cotton có lợi thế là thoáng khí, thoát mồ hôi và không gây bí. Nó sẽ giúp cho “vùng kín” của bạn được khô, thoáng, đổ mồ hôi ít hơn và tránh bị ẩm ướt. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển mạnh.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục: Rất nhiều người bị nhiễm trùng đường tiểu xuất phát từ thói quen vệ sinh liên quan đến việc quan hệ tình dục. Nếu quan hệ trong điều kiện “vùng kín” không sạch sẽ thì sẽ có nguy cơ vi khuẩn được đẩy sâu vào bên trong, tạo điều kiện để phát triển thành viêm hoặc nhiễm trùng cả âm đạo lẫn đường tiết niệu. Sau khi quan hệ, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì môi trường ẩm ướt với các chất dịch sẽ càng làm cho lượng vi khuẩn tăng nhanh hơn rất nhiều.
Vì vậy, nếu bạn là đặc biệt dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, hãy vệ sinh cẩn thận trước và sau khi quan hệ tình dục là tốt. Tại sao vậy? Bởi vì, điều này giúp loại bỏ vi khuẩn trước khi nó có cơ hội để chuyển vào niệu đạo và gây viêm nhiễm.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức trẻ)
Cách phòng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
Trẻ em, đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Bé gái dễ nhiễm hơn bé trai
Những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT). Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.
Trẻ em gái có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng tiểu (Ảnh minh họa)
Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến NTĐT vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm), tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra.
Ở bé trai, NTĐT hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lai , lô tiêu nho. Khi đi tiêu , nươc không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.
Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không đươc điêu trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.
Dấu hiệu cần để phát hiện bệnh
Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu... Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa... thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh NTĐT.
Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của NTĐT.
Biến chứng ở thận
NTĐT là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt NTĐT nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận dẫn đến suy thận mạn sau này.
Phòng bệnh như thế nào?
Để phòng ngừa NTĐT, ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái, sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ nhỏ uống đủ nước.
Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây NTĐT. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất bã... Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay. NTĐT nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại.
Theo BS. Trần Quốc Vinh (Sức khỏe đời sống)
Hai lần bỏ thai nhưng vẫn "liều" Không thể nói nạo thai bao nhiêu lần thì sẽ nguy hiểm bởi thực tế, cho dù bạn có bỏ thai một lần, nhưng vẫn có thể để lại hậu quả nặng nề. Em nghe nói người phụ nữ chỉ cần bỏ thai nhiều hơn 2 lần là nguy cơ vô sinh đã tăng gấp đôi rồi. Em đang rất lo lắng vì...