Nhiễm bệnh từ thịt heo
Các chuyên gia cảnh báo: Nguy cơ mắc bệnh liên cầu khuẩn heo có thể tăng trong những ngày cuối năm chỉ vì thói quen ăn tiết canh ngày Tết để lấy may.
Chưa đầy một ngày sau khi thưởng thức món “khoái khẩu” tiết canh heo, bệnh nhân N.V.K, 41 tuổi, ở Ninh Bình, đã phải nhập viện.
Món “khoái khẩu” tiết canh được coi là ổ chứa vi khuẩn, virus gây bệnh
Heo nhà cũng gây bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân N.V.K được chuyển đến cấp cứu ngày 3-2 trong tình trạng hôn mê, sốt cao, rét run, lơ mơ, ù tai, co giật, trên da xuất hiện nhiều ban hoại tử. Đây là những biểu hiện điển hình của nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn heo. Theo người nhà bệnh nhân, anh K. làm nghề giết mổ heo, buổi sáng trước khi phát bệnh, anh có ăn tiết canh heo. Theo bác sĩ Cấp, sau gần 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm nhưng vẫn chưa thoát khỏi khỏi những cơn sốc nhiễm khuẩn. “Tình trạng này có thể kéo dài 3-4 ngày tới, do đó bệnh nhân sẽ phải điều trị qua Tết mới được xuất viện” – bác sĩ Cấp tiên lượng.
Trước đó, trong tháng 1-2013, BV Đa khoa TP Đà Nẵng đã điều trị cho 3 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn heo sau khi có tiếp xúc hoặc ăn thịt heo nướng. Các bệnh nhân đều có những triệu chứng như sôt cao, đau nhức toàn thân, ù tai, nhiều nơi trên cơ thể như mặt, chân sưng phù, tím tái, không thể đi lại.
Theo giới chuyên môn, dịp Tết là thời điểm dịch bệnh liên cầu khuẩn heo dễ phát tán bởi người dân thường tiệc tùng liên miên, thực khách dễ ăn phải heo “bẩn” mang mầm bệnh. Hơn nữa, ở nhiều vùng quê, các gia đình thường hay xẻ thịt một con heo để ăn Tết và mỗi lần như thế không thể thiếu món khoái khẩu tiết canh, lòng heo… để nhậu tất niên. “Nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi nhiều người nghĩ rằng ăn thịt, tiết canh từ heo nhà tự nuôi thì an toàn nhưng thực tế có không ít trường hợp phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn thịt tái sống, tiết canh heo” – bác sĩ Cấp nói.
Video đang HOT
Mầm bệnh đe dọa bà nội trợ
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, tại miền Bắc, các ca bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo ghi nhận rải rác tất cả các tháng trong năm. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới, ở độ tuổi trung niên. Năm 2012, BV tiếp nhận gần 50 ca mắc. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan trực tiếp đến nguồn lây như ăn tiết canh, lòng heo, chăm sóc heo ốm, giết mổ heo, ăn thịt tái sống… Theo bác sĩ Hà, khi người giết mổ có vết thương hở, vết trầy xước da tiếp xúc với máu của heo chứa khuẩn liên cầu hay nhiều bà nội trợ, người bán hàng có thói quen ngửi thịt sống để xem thịt tươi hay không cũng khiến mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp và gây bệnh.
Bác sĩ Hà cho biết nhiều người còn nhầm lẫn rằng bệnh tai xanh ở heo gây bệnh cho người. Thực tế, bệnh tai xanh ở heo do virus và không lây sang người. Còn bệnh liên cầu khuẩn heo là bệnh nhiễm trùng do vi trùng Streptococcus suis lây lan từ động vật sang người qua việc tiếp xúc với thịt heo bệnh. Khi heo mắc bệnh tai xanh sẽ khiến hệ miễn dịch của chúng suy giảm, tạo cơ hội cho các bệnh khác ở heo phát triển nhanh, trong đó có vi khuẩn liên cầu.
Giới chuyên môn cảnh báo bệnh liên cầu khuẩn heo có thể gây biến chứng nguy hiểm trong vòng 12-24 giờ. Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ heo thường mắc ở 2 thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng huyết khiến người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, sốc, gây suy đa phủ tạng, xuất huyết và hoại tử toàn thân…, dẫn đến tử vong rất nhanh. Ở thể viêm màng não, bệnh nhân có sốt cao trên 390C, đau đầu dữ dội, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, lơ mơ dần dẫn đến hôn mê và nếu được cứu sống cũng để lại di chứng ù tai, điếc tai, mất trí nhớ. Ngoài ra, có những trường hợp mắc cùng lúc cả hai thể bệnh này khiến tình trạng bệnh rất nguy kịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, bệnh ban đầu không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác khiến nhiều người chủ quan và nhập viện khi đã nặng. Không chỉ vậy, người bị nhiễm liên cầu khuẩn heo dù đã được điều trị khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm. Trong khi đó, với những người bị nhiễm trùng huyết do nhiễm vi khuẩn này, việc điều trị thường kéo dài nhiều tháng với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng.
Chưa có vắc-xin phòng bệnh
Theo các chuyên gia dịch tễ, hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu hoàn toàn bị tiêu diệt khi đã nấu chín kỹ, bảo đảm nước từ thịt chảy ra phải trong, không còn màu hồng. Để phòng bệnh, người dân không nên ăn tiết canh, nem chua, thịt tái sống… vì đây là được coi là “ổ bệnh” chứa vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Khi lựa chọn thịt heo, không nên mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết vì đó chắc chắn là heo bị bệnh. Đối với những người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ thịt heo cần đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với heo hoặc thịt heo bệnh với những vùng có vết thương hở.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Nụ hôn có thể gây bệnh
Nụ hôn có thể làm lây một loại bệnh gọi là mononukleoza giống như cảm lạnh - đây được coi là phát hiện y học mới.
Bệnh do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra với tỷ lệ nhiễm rất cao, tới mức hầu hết nhóm tuổi 40 từng bị lây nhiễm, trong đó bị nhiễm nhiều nhất là trẻ vị thành niên và thanh niên dưới 25 tuổi. Ngoài ra, nụ hôn còn làm lây nhiễm một số bệnh khác. Bạn không thể từ bỏ nụ hôn, vì đó là biểu hiện của tình yêu nồng cháy. Nhưng sự hiểu biết có thể giúp bạn loại bỏ hậu quả của các bệnh lây từ nụ hôn.
Một bệnh giống cảm lạnh
Sau nụ hôn, nếu bị nhiễm bệnh, virus EBV tấn công niêm mạc họng, niêm mạc mũi, tai (kể cả lymphocyte B), gây ra triệu chứng giống như cảm lạnh. Với thể nhẹ, bệnh giới hạn ở cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sổ mũi, chán ăn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng xuất hiện sốt cao 38-39oC, nổi hạch ở cổ và nách, phù nề amidan, phình to gan và lách. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện không có những triệu chứng nói trên mà chỉ ở dạng nhẹ hơn nhiều nếu hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt.
Virus Epstein-Barr gây bệnh mononukleoza.
Bệnh mononukleoza rất dễ chẩn đoán nhầm bởi triệu chứng rất giống cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng. Mặc dù vậy vẫn có thể chẩn đoán chính xác nhờ các xét nghiệm máu với chất hiển thị. Người ta sẽ tiến hành xét nghiệm này đối với các bệnh nhân mà tình trạng sốt kéo dài hơn một tuần kết hợp với dấu hiệu các tuyến hạch, gan và lách phình to.
Làm gì để phòng tránh?
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa có thuốc đặc trị với virus EBV. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng mononukleoza như: hạ sốt và giảm đau đầu bằng các loại thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm không stenoid như paracetamol, ibuprofen... hoặc giảm đau họng bằng viên ngậm chống viêm và giảm đau Đông y.
Lở môi mép do virus Herpes simplex.
Nếu không may bị bệnh, bạn cần thực hiện các biện pháp tự chăm sóc như sau: nên nghỉ ngơi tại giường cho đến khi hết sốt và những triệu chứng nói trên. Nên áp dụng thực đơn gồm các món ăn nhẹ, dễ tiêu mà tốt nhất là ăn cháo. Kiêng hoặc hạn chế ăn các món thịt rán và những món ăn xào, rán với dầu mỡ để tránh gánh nặng cho gan trong khi cơ quan này đang phải chống đỡ với sự tấn công của virus EBV.
Bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là uống dung dịch oresol để tránh cơ thể mất nước do sốt cao kéo dài. Bạn cũng cần có một chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ sau khi lành bệnh; Cần bảo đảm giấc ngủ đủ giờ là từ 7-8 tiếng mỗi ngày để thần kinh của bạn có cơ hội hồi phục sau thời gian căng thẳng vì mắc bệnh. Để hồi phục thể lực, bạn không nên làm việc quá 8 tiếng/ngày, tránh công việc nặng nhọc, quá sức. Sau một lần mắc bệnh mononukleoza, bạn đã có khả năng miễn dịch suốt đời với bệnh, như vậy, bạn sẽ không mắc bệnh lần sau nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn mang virut trong người suốt đời và có thể lây nhiễm cho đối tượng mới lần đầu trao đổi nụ hôn với bạn mà trước đó họ chưa bị bệnh.
Các bệnh khác lây từ nụ hôn
Ngoài bệnh mononukleoza nói trên, sau nụ hôn bạn còn có thể bị lây nhiễm 3 loại bệnh dễ gặp sau đây:
Lở môi mép do thủ phạm là virus Herpes simplex (HSV-1) gây ra. Triệu chứng chính là: tình trạng ngứa, bỏng rát và mụn nhọt tại khu vực quanh miệng xuất hiện vài ba ngày sau nụ hôn. Bệnh này cũng chưa có vaccin phòng chống.
Lây nhiễm menigokoke là một loại vi khuẩn thường gây ra những chứng bệnh nguy hiểm, chẳng hạn viêm màng não. Biểu hiện của bệnh này ban đầu giống bệnh cúm, nhưng may mắn là đã có vaccin để phòng ngừa.
Bệnh cảm lạnh do virus rhino gây ra, bệnh không chỉ lây truyền qua đường hô hấp như ho, hắt hơi mà còn lây nhiễm qua nước bọt khi người ta hôn nhau. Khi bị cảm lạnh, dấu hiệu ban đầu hay gặp là: chảy nước mũi, viêm họng, ho, người mệt mỏi và có thể bị sốt nhẹ. Trong mùa lạnh, đặc biệt là khi có rét đậm, rét hại, bạn nên giữ ấm cơ thể, nhất là khi phải ra ngoài trời. Cần phải ăn uống đủ chất để tăng cường khả năng miễn dịch.
Theo BS. Nguyễn Thu Hà (Sức khỏe & Đời sống)
Tác hại khôn lường khi dùng sữa sai cách Uống sữa không điều độ có thể gây ra những tác hại không lường đối với sức khỏe của con người. Chúng ta có thể uống sữa bất kỳ lúc nào chúng ta muốn. Trong sữa có rất nhiều dinh dưỡng như chứa phốt pho, sắt, kẽm, đồng, mangan và molypden... nó là nguồn tốt nhất cung cấp canxi cho cơ thể con...