Nhật Bản tìm ra phương pháp mới giúp tạo tế bào miễn dịch từ iPS
Một nhóm nghiên cứu của Nhật Bản vừa tìm ra phương thức hiệu quả để tạo ra các tế bào miễn dịch từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để sử dụng trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Trong liệu pháp miễn dịch tế bào T thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T) hiện nay dành cho các bệnh nhân ung thư máu, các tế bào miễn dịch được lấy từ cơ thể bệnh nhân, sau đó được chỉnh sửa gene để tăng khả năng tấn công các tế bào ung thư, rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Trong liệu pháp mới, nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Shin Kaneko thuộc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tế bào iPS từ Đại học Kyoto dẫn đầu, đã tạo ra các tế bào miễn dịch từ các tế bào iPS thay vì lấy các tế bào của bệnh nhân.
Nhóm nghiên cứu đã can thiệp để cải thiện các đặc tính chống ung thư của các tế bào miễn dịch có nguồn gốc từ iPS và truyền các tế bào này vào những con chuột thí nghiệm đã được cấy tế bào ung thư trước đó. Nhóm nghiên cứu cho biết liệu pháp mới này đã giúp ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể chuột thí nghiệm.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, liệu pháp mới có chi phí thấp hơn so với liệu pháp CAR-T hiện tại, cho phép tạo ra các tế bào miễn dịch hiệu quả từ các tế bào iPS với chi phí thấp hơn, sau đó sử dụng những tế bào này cho nhiều bệnh nhân. Bên cạnh đó, theo Giáo sư Kaneko, việc kết hợp phương pháp tạo ra tế bào miễn dịch mới với các liệu pháp hiện có, chẳng hạn những liệu pháp sử dụng thuốc chống ung thư, sẽ giúp tạo ra một phác đồ điều trị mới hiệu quả.
Nhật Bản phát hiện đặc điểm di truyền của người dễ mắc bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện các đặc điểm di truyền của những người dễ mắc bệnh Alzheimer thông qua việc nghiên cứu các tế bào thần kinh não được tạo ra từ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS).
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi, thường gặp ở người già. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh Alzheimer là do sự tích tụ dần dần của các protein bất thường ở trong não. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới sự tích tụ này mặc dù không ít người cho là do các yếu tố di truyền và tuổi tác cùng với thói quen sinh hoạt.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào iPS của Đại học Kyoto đã sử dụng các tế bào iPS để tạo ra các tế bào thần kinh não ở 102 người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer, đồng thời tiến hành phân tích tình trạng của các protein và gene, cùng các yếu tố khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra 496 liên kết của các đột biến gene có liên quan đến các protein bất thường, đồng thời xác định được 8 gene kiểm soát số lượng các protein bất thường này. Theo nhóm nghiên cứu, việc nghiên cứu các đặc điểm của các gene kiểm soát số lượng các protein bất thường có thể sẽ giúp dự đoán sự phát triển của bệnh Alzheimer và tìm ra các phương pháp điều trị mới.
Trao đổi với các phóng viên, Giáo sư Haruhisa Inoue, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết bằng cách xác định chính xác các gene gây bệnh Alzheimer, việc chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này có thể sẽ khả thi.
Bật mí điểm chung đáng ngạc nhiên của những người sống thọ nhất thế giới Trong số những điểm chung này, có một số điều bạn hoàn toàn có thể làm được, như chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, có sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ và tập thể dục vừa phải. Trước đây, chuyên gia về tuổi thọ, Dan Buettner, thành viên Địa lý Quốc gia Mỹ và là tác giả bán chạy...