Nhập viện vì bệnh… nghiện mua sắm
Là một phụ nữ xinh đẹp, tài năng và có địa vị trong xã hội, nhưng chị Nguyễn Thị Lam (32 tuổi, ở Gia Lâm – Hà Nội) lại trở thành “bệnh nhân tâm thần” chỉ vì cái sở thích mua sắm kì quặc của mình…
Nghiện… mùi đồ vật
Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, ngay từ nhỏ, chị đã thích mua sắm. Nay chị trở nên nghiện cửa hàng, siêu thị… đến phát cuồng.
Ngày nào, chị cũng phải lượn qua mấy cửa hàng, siêu thị cho đỡ bức xúc trong người. Có khi đi chị chả mua gì mà chỉ để nhìn, ngắm, sờ và được ngửi mùi hàng hóa. Với chị, chỉ cần được nhìn, ngắm hàng hóa, ngửi mùi đồ mới là chị thấy háo hức, vui vẻ lạ thường, tim đập rộn ràng… và cảm giác được thỏa mãn. Không những thế chị còn áp đặt, “xui khiến” những chị em khác trong cơ quan cùng đi mua sắm như mình.
Khi bị chồng và gia đình hạn chế việc đi shopping, chị bực dọc, la hét, đập phá đồ đạc, cáu gắt mọi người trong nhà… Chị nhập Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nghiện mua sắm trầm trọng khiến cuộc sống bị xáo trộn.
Một bệnh nhân khác là chị Trần Mai Hương (27 tuổi, trú tại Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội), là giáo viên của một trường THPT.
Video đang HOT
Ngoài thời gian lên lớp, thời gian còn lại chị lang thang hết các chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để giết thời gian. Ban đầu, chị đi cho hết thời gian rảnh rỗi và tìm sự khuây khỏa trong thời gian chồng đi công tác xa nhà. Nhưng rồi, đi nhiều thành quen, thành nghiện, không đi không chịu được.
Tưởng đó chỉ là một thói quen, một sở thích bình thường của vợ nên mỗi lần về, chồng chị thường cùng chị đi mua sắm. Nhưng lạ thay, lần nào dẫn vợ đi mua sắm, anh cũng không thấy chị mua bất cứ một món đồ nào. Ánh mắt chị cứ ngây dại hết nhìn lại sờ và ngửi bất cứ thứ hàng hóa nào được trưng bày trong siêu thị. Hoặc có những lần chị mua rất nhiều đồ, nhưng về nhà lại không hề dùng qua chỉ một lần.
Nghiện mua sắm là tính cách hay bệnh?
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Phòng Điều trị bệnh nhân tâm thần nam và Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Trước đây, nghiện mua sắm hay nghiện cờ bạc, nghiện rượu, nghiện tình dục… chỉ là một hành vi bất ổn của con người. Tuy nhiên, trong nền y học hiện đại bây giờ, đó là một loại bệnh chứ không đơn thuần là tính cách như nhiều người vẫn nghĩ”.
Cũng như các loại nghiện, bệnh nghiện mua sắm được chia làm 4 cấp độ là: cho vui; từng đợt; lạm dụng và nghiện. Theo đó, 2 cấp độ ban đầu chưa ảnh hưởng đến cuộc sống. Đó được gọi là những hành vi bất ổn định của con người, chưa phải điều trị.
Tuy nhiên, khi con người đã lạm dụng mua sắm, nghiện mua sắm, thì đó là bệnh và cần được chữa trị kịp thời.
Phát hiện bệnh từ sớm bằng những biểu hiện nhỏ
BS Dũng chỉ rõ, với những người gặp phải chứng bệnh này, khi họ đến những nơi mua sắm thường có những biểu hiện háo hức, cơ thể bắt đầu chiết xuất ra chất cacbolin kích thích các dây thần kinh khiến tim đập nhanh, rộn ràng, phấn khích.
Ngược lại, khi không được đến các trung tâm mua sắm, không được nhìn thấy hàng hóa, đồ vật họ sẽ trở nên bực dọc, cáu bẳn, bức xúc trong người hoặc nặng hơn là la hét, đập phá đồ đạc, dằn vặt những người xung quanh…
Cũng theo bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, có những bệnh nhân có biểu hiện bị “loạn đồ vật”, tức là họ chỉ muốn ngửi mùi đồ vật thậm chí là nhìn thấy đồ vật mà họ thích.
Cũng có những bệnh nhân bị chứng “ảo thị” hoặc “ảo thanh”, luôn nhìn thấy hoặc nghe có tiếng nói trong đầu (như có người nói thật) xui khiến mua thứ này thứ kia mà không cưỡng lại được. Bệnh nhân luôn coi đó là thật, không nghĩ mình mắc bệnh.
Đối tượng mắc bệnh bao gồm cả nam lần nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ chiếm đến 2/3 và không phân biệt độ tuổi. Thậm chí, người bình thường cũng có thể mắc bệnh nghiện mua sắm chỉ vì cuộc sống không cân bằng.
“Với những người trẻ, nguyên nhân chủ yếu khiến họ mắc vào chứng bệnh này là vì tâm lý ham chơi, tò mò, thích ăn diện, sính hàng hiệu… Cũng có những người trẻ tìm đến mua sắm như một cách trốn tránh những áp lực của cuộc sống, nỗi cô đơn hoặc những sang chấn tâm lý trong cuộc sống gia đình, công việc… và dần trở thành nghiện” – một bác sĩ cho hay.
Theo các bác sĩ sức khỏe tâm thần, hiện chưa có một loại thuốc nào đặc trị căn bệnh này. Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là các biện pháp tâm lí trị liệu.
Bên cạnh đó, còn phải sử dụng các biện pháp giúp ổn định hành vi. Các thuốc bổ trợ trong quá trình điều trị sẽ giúp loại bỏ động cơ thúc đẩy. Nếu được chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân có thể khỏi hoặc giảm bệnh trong thời gian rất ngắn.
Theo VTC
Số 3 ngày xưa và bây giờ
Đêm, cứ đêm xuống tôi lại nhớ về em. Biết em đang ngon giấc bên người khác còn tôi những suy nghĩ lộn xộn lại xô nhau kéo về. Ôi, tôi hiểu ngày xưa em đã chịu đựng thế nào.
Từ khi tôi biết hàng đêm em ở bên người khác tôi muốn phát điên. Rồi bình tĩnh suy nghĩ, đặt mình vào địa vị của em, cố gắng hiểu những suy nghĩ của em. Khi đó tôi đã thề vẫn yêu em dù em có bên ai, và tôi cũng tự nhủ không bao giờ đụng chạm đến em, không làm khó cho em. Thế nhưng khi gặp em dù không ôm hôn em thì tôi cũng muốn vuốt tóc hay làm bất kỳ cái gì để có cảm giác em bên mình.
Rồi ngày lại ngày, một ngày tôi và em không kiềm chế nổi cảm xúc. Tôi và em đã ở bên nhau như khi xưa còn yêu nhau. Sau đó ân hận, áy náy, cảm giác tội lỗi rồi. Em thấy mình xấu xa khi bên người yêu mới còn ân ái với người cũ, tôi ân hận vì làm khổ em. Tôi cũng không thể hiểu nổi mình nữa, rất muốn em hạnh phúc bên người em yêu nhưng tôi lại không thể quên em. Tôi biết em yêu và đang được yêu, tôi chỉ là số 3 mờ nhạt. Em muốn tôi chăm sóc cho gia đình, tôi đồng ý và cố gắng làm việc đó nhưng tình yêu vẫn dành cả cho em, có điều nó dần mang sắc màu mới.
Bạn tôi nói "Em và tôi là bạn tri kỷ, phức tạp là do khác giới", tôi tin là vậy vì chưa bao giờ tôi có người con gái nào gọi là bạn gái. Tôi có thể trao đổi với em mọi chuyện mà không thể trao đổi với người khác. Em nói rằng tôi chỉ hiểu em một phần nhỏ, tôi cũng tin như vậy bởi nếu em là người phụ nữ đơn giản, dễ hiểu thì chắc tôi không yêu em như bây giờ. Nhưng với những gì hiểu về em đủ để tôi tin em luôn muốn những điều tốt đẹp đến với tôi. Em nói em buồn vì không thể mang đến cho tôi tình yêu trọn vẹn, em xin lỗi tôi, tôi ghét nghe điều đó. Đâu cần trọn vẹn mới đẹp em ơi. Với anh tất cả đã rất tuyệt vời, chúng ta nghĩ về nhau, làm những điều tốt cho nhau, thế là quá đủ với anh. Anh không hy vọng được ở bên em với những gì anh hiểu về em. Thật lòng anh vẫn muốn nhưng vẫn chỉ là giấc mơ. Bạn tốt của anh ơi, anh vẫn gọi em là Nữ thần Hoang dại. Anh luôn cầu mong cho em hạnh phúc và làm những gì có thể vì em. Anh yêu và càng yêu em hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lối đi nào cho em Những tưởng rằng em đã chẳng thể nào còn yêu được ai khi cuộc hôn nhân tan vỡ, những tưởng rằng cứ lao vào những cuộc tình để khoả lấp tình yêu thiếu thốn trong em, những tưởng rằng cứ đăm đăm vào công việc và học hành thì mọi thứ sẽ qua đi, nuôi con khôn lớn thì đó chính là hạnh...