Trước thực tế thực phẩm chức năng vẫn được nhiều bác sĩ sản khoa kê vào đơn thuốc trong khi khái niệm “thực phẩm chức năng” (TPCN) cũng như văn bản quy định xử phạt có những chồng chéo giữa Luật, Nghị định… phóng viên đã lấy thêm một số ý kiến của người trong ngành cũng như người dân nhằm có cái nhìn nhiều chiều về điều này.
Chị Nguyễn Thu Na (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Chúng tôi là những người không có chuyên môn về dược, y, nên nếu đi khám, nằm viện tại các bệnh viện thì giao “toàn quyền” quyết định về thuốc men cho bác sĩ.
Khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bác sĩ kê đơn gì thì hầu như ai cũng phải mua đúng đơn, vì sợ không mua đúng lại nhầm thuốc khác hoặc không mua đủ lại lo bệnh không khỏi. Nên dù biết hay không đó là thuốc bổ hay TPCN, nhưng nếu là ý kiến của bác sĩ kê đơn hoặc chỉ cần bảo nên mua dùng thêm thì chắc mọi người đều mua, trừ những người ít tiền, tiết kiệm.
Nếu TPCN uống cũng được, không cũng không sao, thì tốt nhất bác sĩ không nên ghi vào giấy bổ sung hay kê đơn thuốc cho người bệnh đỡ băn khoăn. Thường thì TPCN phải uống thời gian dài mới có tác dụng, chứ 1 – 2 hộp thì uống cũng như không.
TS Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Khám – Chữa bệnh, Bộ Y tế bày tỏ, nếu báo chí phát hiện có trường hợp nào bác sĩ kê TPCN vào đơn thuốc thì cứ đưa lên báo. Mọi thứ rất rõ ràng: TPCN là do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép, còn thuốc do Cục Dược cấp phép. Dù TPCN có tốt thật thì bác sĩ cũng chỉ được khuyên bệnh nhân dùng chứ không được phép kê đơn. Cứ kê TPCN vào đơn thuốc là có sai phạm.
PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng thì cho rằng: Đơn thuốc là những lời chỉ dẫn tường tận của bác sĩ cho bệnh nhân, từ ăn thế nào, kiêng gì, dùng thuốc nào, ngày bao lần.
Vì vậy, TPCN cũng cần ghi đơn, dù đơn chính hay đơn thuốc bổ sung, đơn phụ, miễn sao phải chỉ rõ cho bệnh nhân cách dùng và ghi đúng sản phẩm trong hỗ trợ điều trị bệnh đó. Nhiều người đến ghi đơn còn dùng sai, huống chi là không ghi đơn.
Đối với thực phẩm chè vằng giúp giải nhiệt, mát gan, lợi sữa, nếu người dân nghĩ là TPCN có thể dùng hoặc không, hay sợ đắt muốn dùng thực phẩm thay thế thì có thể dùng rau má, rau thơm, các loại rau có vị hơi đắng giúp mát gan, còn muốn lợi sữa thì phải dùng nhiều protein, vitamin nhóm B, A, tăng cường thịt động vật và điều cơ bản là cho con bú mẹ thường xuyên để tuyến yên kích thích tiết sữa.
Theo Bee
Tin mới nhất
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp
21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?
09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp
09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp
09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?
08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng
06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân
06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?
06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng
06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi
06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn
05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh
14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.