Nhận xét của giáo viên
Nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định: Kết quả học tập của học sinh (nhất là lứa tuổi tiểu học) bị ảnh hưởng sâu sắc bởi không khí lớp học, đặc biệt từ những lời nhận xét của giáo viên… Điều đó đã được chứng minh qua thực tế ở nhiều học sinh, nhiều trường học.
Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Thủy, có con học lớp 1 Trường Tiểu học Ngôi Sao (Hà Nội) cho biết, con chị hơi nhút nhát nên khi đọc bài thường không tự tin. Biết đặc điểm của con, cô giáo hay gọi con đọc bài để khích lệ, đồng thời luôn nhận xét con: “Con đọc tình cảm nhưng cần đọc to, rõ ràng hơn”. Qua những khích lệ của cô, con gái chị đã dần dần tự tin hơn. Những lần sau được cô gọi lên bảng hay đứng tại chỗ đọc bài đều đọc to, rõ ràng, về nhà cũng rất thích đọc sách…
Tương tự như vậy, chị Phạm Thị Mai có con học tại một trường tiểu học quận Hai Bà Trưng chia sẻ: Con chị rất sợ học Toán. Mỗi lần làm Toán là tính rất lâu, thường hoàn thành bài xong sau nhiều bạn trong lớp. Ban đầu vì sợ môn Toán mà con không muốn đến lớp.
Nhưng nhờ có cô giáo kèm cặp, hướng dẫn con nhiệt tình, đặc biệt là không dùng những lời lẽ nặng nề để nhận xét con nên con đã cải thiện được hơn nhiều. Mỗi lần con tính nhanh, biết cách giải Toán là cô giáo lại khen “con học tiến bộ”, “con biết cách làm bài” nên con rất vui. Những tiết Toán không còn là nỗi lo sợ mỗi khi con đến lớp nữa…
Video đang HOT
Theo các chuyên gia tâm lý, yêu cầu của nền giáo dục mới đòi hỏi giáo viên phải học cách nhận xét tích cực người học; sử dụng công cụ đánh giá đa dạng (câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi…), đặc biệt là đánh giá thường xuyên, chú ý phân hóa từng học sinh.
Nếu không sẽ không tạo ra sự công bằng, không vì sự tiến bộ của người học. Việc đánh giá thường xuyên nhằm mục đích phát hiện lỗi, sai sót, thiếu hụt… cả sự tiến bộ, sáng tạo của mỗi học sinh nhằm cải tiến, điều chỉnh các hoạt động, kế hoạch dạy học, không nhằm phân loại, xếp hạng học sinh.
Với các học sinh, thầy cô luôn được xem là “hình mẫu”, mỗi lời nhận xét của các giáo viên đều sẽ được các em ghi nhớ. Bởi thế, việc nhận xét học sinh như thế nào, nhận xét qua hình thức nào… luôn cần được các thầy cô giáo chú trọng.
Cô giáo Cao Thị Dung, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) đã từng nhận được rất nhiều sự yêu mến của các phụ huynh và học sinh khi có những sáng tạo trong cách nhận xét, đánh giá học sinh của mình. Thay vì những bản thông báo kết quả học tập kèm nhận xét học sinh in đen trắng giản dị, cô Dung đã thực hiện những phiếu nhận xét với thiết kế tươi vui và phần đánh giá học sinh khá kỹ càng. Mẫu phiếu gồm hai phần, một bên là lời nhận xét, một bên là ảnh kèm ưu điểm của học sinh. Phần ảnh của học sinh, cô xin từng phụ huynh chứ không tự chụp đồng loạt ở lớp.
Việc xin ảnh diễn ra bí mật giữa giáo viên và phụ huynh nên khi nhận được phiếu nhận xét, các học sinh đã vô cùng thích thú. Nói về cách nhận xét học sinh, cô Dung chia sẻ: Phải nhận xét sao cho đúng với học sinh, nhưng cũng phải để học sinh không sợ, ngại đến lớp. Rồi về cơ bản, nhiều em cũng có những đặc điểm giống nhau nên mình phải viết sao cho những phụ huynh nếu xem phiếu của nhau cũng không bảo mình là “copy and paste”…
Có thể thấy, để việc đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ học sinh đạt được hiệu quả tích cực, giáo viên cũng cần cân nhắc để có những nhận xét, phù hợp, thỏa đáng, tạo sự hứng khởi cho học sinh mỗi khi đến lớp.
Con bị điểm thấp, không thích làm bác sĩ có phải là bi kịch ?
Nhìn bảng điểm của con mình, không ít phụ huynh thất vọng nếu như điểm một số môn bị thấp. Hoặc thấy con thích nấu ăn, mê may vá hơn học tập, sẽ mang trong lòng nỗi lo liệu sau này con có thành công?
Phụ huynh không nên tạo áp lực về điểm số cho trẻ và hãy giúp con phát huy sở trường - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Mẹ muốn con trở thành bác sĩ, con chọn nghề bếp
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương là giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang, kể lại: "Từ lúc sinh con và nuôi con, tôi luôn nghĩ rằng khi đến tuổi 18, con tôi sẽ bước vào giảng đường của trường ĐH và trở thành một bác sĩ. Tôi luôn hy vọng con mình sẽ viết tiếp ước mơ dang dở của tôi... Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp THPT, con nói: "Mẹ ơi, con không học ĐH. Mẹ cho con chọn nghề bếp mẹ nhé!". Lúc đó cả bầu trời như sụp đổ dưới chân tôi, bao nhiêu hy vọng dường như tan biến. Tôi không sao chấp nhận sự thật này. Ai hỏi con tôi học trường ĐH nào tôi đều giấu nước mắt quay đi".
Con trai chị Phương là một học sinh hiếm hoi ở địa phương học trường chuyên của tỉnh và với điểm thi thử ĐH là 29, trong suy nghĩ của chị, lẽ ra con phải đăng ký trường y, vậy mà lại chọn nghề bếp - một cái nghề mà chị Phương chưa từng nghĩ đến. Đau khổ vì lựa chọn của con, chị Phương ép con chọn lại không được nên đã không liên lạc với con trong suốt 1 năm. Thời gian này, con trai chị tự lên TP.HCM đi làm thêm kiếm tiền học ngành bếp của một trường trung cấp.
"Nhiều lần tôi biết cháu về nhưng đợi lúc mẹ đi dạy học mới dám vô nhà. Đến một ngày, con tôi trở về và mang chiếc chiếc cúp giải nhất nghề nấu ăn của trường đưa cho mẹ. Lúc này tôi bắt đầu thay đổi suy nghĩ và trong lòng bắt đầu theo dõi bước đi của con. Sau đó, con đạt giải nhì cuộc thi cấp thành phố và huy chương vàng cấp quốc gia. Càng nghĩ lại tôi càng cảm thấy ân hận và thương con. Nếu ngay từ đầu tôi phát hiện và bồi dưỡng đam mê này của con, gạt bỏ sĩ diện của người làm mẹ, thì có lẽ chúng tôi đã không phải trải qua suốt một năm đau khổ và có thể con còn đạt được nhiều thành tựu tốt hơn nữa", chị Phương bày tỏ.
Con trai chị Phương vừa trúng tuyển vào làm đầu bếp trên một du thuyền lớn của Mỹ sau 3 vòng thi tuyển và được ký hợp đồng 3 năm. Trước đó, cậu từng làm đầu bếp ở nhiều nhà hàng, khách sạn 4 - 5 sao. Không chỉ con trai chị Phương mà con gái thứ 2 của chị Phương cũng bộc lộ thiên hướng từ nhỏ là thích may vá, thời trang đã quyết định đi học nghề may thay vì học tiếp vào lớp 10 và hiện giữ một vị trí khá tốt trong một công ty may mặc.
Phụ huynh cũng cần được định hướng
Nhìn nhận về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và giao lưu quốc tế (thuộc ĐH Huế), cho rằng giáo dục của chúng ta đang hiểu theo một chiều, không ai nghĩ phụ huynh cũng cần được định hướng.
"Phụ huynh chưa được định hướng đúng, không có ai nói cho phụ huynh biết về vấn đề phát hiện và tôn trọng sở trường, sở thích, thiên hướng của con. Cha mẹ vẫn lan truyền những quan niệm là con lớn lên phải làm bác sĩ, kỹ sư mới tốt, mới thành công. Vì thế, không cần biết con có thích nghề đó hay không, vẫn áp đặt và ép con phải học thật giỏi các môn toán, văn, lý, hóa... để sau này chọn các ngành học liên quan đó", bà Kim Ngân nêu quan điểm.
Chi Phan Hồ Điệp, giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, là mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam, lý giải nguyên nhân của việc này: "Rất nhiều năm nay, việc đánh giá học sinh vẫn chỉ dựa trên điểm số, coi điểm số là thước đo của việc giỏi - không giỏi, Phụ huynh quên rằng con người có tới 8 loại hình trí thông minh và mỗi người có thể sở hữu loại hình trí thông minh nào đó. Việc được khích lệ để mỗi trẻ thể hiện điểm mạnh, được phát huy tối đa loại hình trí thông minh mà mình sở hữu là điều rất tuyệt vời".
Mỗi học sinh được nhận xét 26 lần trong năm! Nếu giáo viên nhận xét đúng và ý nghĩa, thì sẽ khích lệ và tạo động lực cho học sinh phát triển năng lực tốt hơn. Tuy nhiên, việc nhận xét nhiều học sinh sẽ khiến giáo viên vất vả, mất thời gian. Cần đa dạng hình thức học tập để thay đổi cách đánh giá - BẢO CHÂU Bộ GD-ĐT đã ban...