Nhân viên y tế bị tố bẻ gãy tay bệnh nhân
Trong lúc tập vật lý trị liệu, nhân viên y tế đã bẻ gãy cánh tay trái của nam bệnh nhân 58 tuổi. Sự việc xảy ra nhưng phía đơn vị cung cấp dịch vụ “không một lời xin lỗi” nên gia đình bức xúc phản ánh đến Báo Dân trí.
Con gái bệnh nhân đến Dân trí phản ánh về việc người cha bị nhân viên y tế bẻ gãy tay
Ngày 18/9, chị Nguyễn Thị Đỗ Uyên và chị Nguyễn Đỗ Bảo Vy là con của bệnh nhân Nguyễn Lê Hàm (58 tuổi, ngụ Gia Lai, hiện tạm trú tại quận 12, TPHCM) đến văn phòng báo Dân trí tại TPHCM gửi đơn và trực tiếp phản ánh về việc cha của họ bị nhân viên y tế bẻ gãy tay.
Theo đó, hơn 3 năm trước, ông Nguyễn Lê Hàm bị tai biến mạch máu não. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện địa phương và Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM ông qua được giai đoạn nguy kịch. Tuy nhiên, những di chứng do tai biến để lại khiến ông bị yếu bên phải và liệt nửa người bên trái.
Website của Công ty TNHH Nhã Hương – đơn vị bị gia đình bệnh nhân tố cáo
Với hy vọng giúp bệnh nhân từng bước bình phục, nâng cao chất lượng cuộc sống, gia đình đã tìm đến đến sự giúp đỡ từ dịch vụ y tế. “Chúng tôi lên mạng tìm kiếm thì thấy thông tin Công ty TNHH Dịch vụ Nhã Hương (số 117, khu phố 7, đường số 12, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TPHCM; website: chamsocsuckhoetainha.com; điện thoại: 0913752393 – 0938791619) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà”.
Video đang HOT
“Gia đình liên hệ thì được người đại diện pháp luật của phía công ty là bà Nguyễn Thị Nhã Hương khẳng định sẽ mang đến cho cha tôi dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng (130.000đ/giờ tập mỗi ngày). Bà Nhã Hương hứa, ngoài nhân viên tập vật lý trị liệu cho cha tôi, mỗi tháng công ty sẽ có bác sĩ đến tận nhà thăm khám, theo dõi sức khỏe. Thấy họ đưa ra những điều khoản tốt nên chúng tôi quyết định chọn dịch vụ của họ” – chị Bảo Vy cho hay.
Tuy nhiên: “Thực tế thì không như những gì họ hứa hẹn, cung cấp dịch vụ y tế cho gia đình tôi nhưng chúng tôi yêu cầu làm hợp đồng thì Công ty nói họ không có hợp đồng. Hàng tháng, bà Nhã Hương đều nhắn tin để cho biết số tiền cần trả, tiền được thanh toán qua nhân viên công ty hoặc chuyển khoản ngân hàng”.
Hình ảnh cánh tay bị gãy của bệnh nhân (gia đình cung cấp)
“Hơn 2 năm chăm sóc cho cha tôi nhưng chỉ duy nhất một lần họ cử bác sĩ đến đo huyết áp, nghe tim phổi. Nhân viên của họ không tuân thủ giờ giấc, hay hủy các buổi tập cho cha tôi nên từ tháng 6/2015 đến nay chúng tôi đã phải đề nghị đổi người đến 4 lần”, chị Bảo Vy cho biết.
Tai nạn đã xảy đến với ông Hàm vào ngày 1/7/2018. Chị Đỗ Uyên cho hay: “Khi nhân viên tên Sang (không rõ họ) của công ty Nhã Hương đang thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu cho cha tôi, đến khi bẻ cánh tay trái thì nghe tiếng “rắc”. Ngay sau đó, cha tôi đau đớn, chúng tôi đã đưa cha đến Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Anh Sang đã gọi điện thông báo cho công ty, bà Nhã Hương có gọi điện cho gia đình tôi xác nhận sự việc”.
Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, ông Hàm được xác định gãy kín 1/3 dưới xương cánh tay trái, di lệch nhiều. “Cha tôi được bó bột nhưng khi chụp X-quang thấy xương bị lệch nhiều nên bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật kết hợp xương. Ngày 14/9 chúng tôi đưa cha đi tái khám nhưng xương chưa lành, bác sĩ tiếp tục cho thuốc uống, tiên lượng điều trị còn kéo dài. Đến nay, tổng chi phí điều trị cho cha tôi tốn 22.800.000 đồng chưa bao gồm những chi phí khác như ăn ở, đi lại”.
Ông Hàm đau đớn, sa sút sau khi bị gãy tay
“Từ khi cha tôi bị nhân viên của Công ty Nhã Hương bẻ gãy tay đến nay, phía Công ty hoàn toàn không có một lời hỏi thăm hay đến gặp gia đình chúng tôi. Sau khi cha tôi xuất viện, chúng tôi có liện hệ với bà Nhã Hương thì nhận được câu trả lời: Công ty không chịu trách nhiệm về vấn đề này, lỗi thuộc về người nhân viên nên nhân viên phải bồi thường các thiệt hại, công ty chỉ làm nhiệm vụ thu tiền mỗi tháng”.
“Người nhân viên đã gây ra sự việc đã bặt vô âm tín, hiện chúng tôi cũng không liên lạc được. Trong khi đó, sức khỏe cha tôi sau phẫu thuật trở nên rất kém, không ăn uống được và rất khó khăn trong mọi sinh hoạt, tinh thần của gia đình đều trở nên hoang mang, sa sút. Từ vụ việc của cha tôi, chúng tôi mong cộng đồng cảnh giác với Công ty Nhã Hương để tránh tiền mất, tật mang”, chị Đỗ Uyên bức xúc.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin của vụ việc đến bạn đọc.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bác sỹ "đánh vật" điều trị cho bệnh nhân "ngáo đá"
BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu trước đây bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do sử dụng ma túy chủ yếu là Heroin thì hiện số này đang giảm dần và chuyển sang ma túy tổng hợp.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu các bệnh nhân dùng Heroin khi ngộ độc thường ở trạng thái hôn mê và các bác sỹ còn dễ xử lý thì với ma túy "đá", nhân viên y tế vô cùng vất vả trong việc khống chế để thực hiện các biện pháp chuyên môn bởi các đối tượng "đập đá" khi đã ở trạng thái "ngáo" đều bất hợp tác. Người nhẹ thì chửi bới, vùng vằng, còn nặng thì kích động, đập phá, la hét, cắn xé hoặc tấn công bất cứ ai động đến mình.
Nhìn chung những bệnh nhân này thường có khuynh hướng bạo lực, hung dữ và khỏe một cách kỳ lạ. Nhiều trường hợp các bác sỹ của Trung tâm chống độc phải huy động tới 5-6 nhân viên bảo vệ to khỏe mới có thể giữ được họ và trong cả quá trình điều trị thì lo ngay ngáy khi bệnh nhân có những hành vi manh động mà không ai có thể ngờ nổi.
Ma túy đá(methamphetamine) có các tên gọi khác như là "hàng đá", "đập đá", "pha lê"... có các dạng thể hiện khác nhau như: Dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ, hoặc dạng muối hydrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được. Ngoài ra, dạng tinh thể có độ tinh khiết cao được
Không chỉ ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe, gây hôn mê, co giật tức thời hay tự gây thương tích cho bản thân, ngộ độc cấp tính ma túy đá cũng gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, viêm cơ, suy thận, rối loạn tâm thần. Trong số những bệnh nhân sử dụng ma túy tổng hợp dẫn tới hoang tưởng, rối loạn tâm thần phải vào Trung tâm chống độc điều trị, nhiều người không thể hồi phục như ban đầu.
Theo Bs. La Đức Cương, Nguyên Giám đốc bệnh viện tâm Thần trung ương, ma túy đá tác dụng lên các cơ quan, nếu dùng ma túy mức độ nhẹ sẽ tạo ra cảm giác sảng khoái, nói nhiều, tăng tự tin, tích giao tiếp, cảm giác khỏe khoắn, đặc biệt tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục.
Nếu sử dụng liều cao gây kích thích không yên, thích quan hệ tình dục tập thể, vã mồ hôi, run tay chân, tăng thân nhiệt. Nếu nặng trên tình trạng kích thích thì bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng ngộ độc, nhịp tim và huyết áp tăng; tăng thân nhiệt; giãn đồng tử; thở nhanh; khô miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và sốt cao... bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Quảng An
Theo Tiền phong
Căn bệnh khiến đạo diễn Đông Hồng tử vong ngày càng gặp nhiều ở người trẻ Bệnh đột quỵ để lại hậu quả vô cùng nặng nề khiến 50% trường hợp mắc sẽ tử vong. Điều đáng nói là tỷ lệ người trẻ mắc ngày càng cao. Đột quỵ có xu hướng trẻ hoá Tối qua, đạo diễn các bộ phim hài Tết Phạm Đông Hồng đột ngột qua đời ở tuổi 63 sau cơn đột quỵ trong bữa...