Nhân viên siêu thị tiết lộ mánh khóe ‘bẫy’ khách mua hàng
Các siêu thị thường có những mánh khóe tinh vi đánh vào tâm lý khách hàng khiến họ bị kích thích mua sắm, dễ dẫn tới việc chi tiêu quá tay.
Dưới đây là tiết lộ của Pavel – một người từng làm việc nhiều năm ở vị trí marketing trong các công ty toàn cầu và nhiều chuỗi bán lẻ lớn – về những mánh khóe của các siêu thị để “móc cạn ví” khách hàng:
1. Chiêu dụ khách “ăn thử”
Nhiều quầy hàng trong siêu thị cho phép khách hàng ăn thử sản phẩm của họ, như: xúc xích, bánh bao. Đây là cách để quầy hàng quảng bá sản phẩm, đồng thời giúp khách hàng được trải nghiệm một sản phẩm mới.
Ăn thử miễn phí, khách hàng sau đó thường bỏ tiền ra mua
Nhưng sâu xa, việc cho phép khách hàng ăn thử sản phẩm là một cái bẫy tâm lý, nhằm khiến họ cảm thấy bị ràng buộc. Ví dụ, khi nhận được một món quà bất ngờ từ một người bạn, chúng ta thường đưa ra quyết định tặng lại cho họ một món quà.
Ở đây cũng vậy, sau khi được ăn miễn phí, khách hàng thường quyết định nên bỏ tiền ra mua, để tránh bị cảm giác “mang ơn”.
2. Chiến thuật con số 9
Để đánh vào tâm lý người mua, nhiều nhãn hàng sử dụng chiến thuật con số 9 – một chiến lược về giá cổ điển trong kinh doanh.
Theo đó, họ sẽ sử dụng cách đặt giá “99,99 đô” thay vì “100 đô”, “1,499 triệu” thay vì “1,5 triệu”. Việc đặt giá như vậy sẽ khiến khách hàng có cảm giác sản phẩm rẻ hơn và sẽ dễ dàng rút ví ra mua.
3. Thủ thuật đặt gương trong siêu thị
Nhiều siêu thị thường đặt gương phía trên các quầy hàng. Chúng giúp khách hàng có thể nhìn ngắm chính mình.
Đồng thời, những chiếc gương này cũng khiến khách hàng nhìn rõ sản phẩm hơn và giúp mở rộng không gian một cách trực quan.
Tuy nhiên, những tấm gương ấy còn có “trọng trách” lớn lao hơn, đó là khiến bạn… đi chậm lại. Đa phần mọi người đều có tâm lý muốn nhìn thấy bản thân khi đi qua gương, tốc độ di chuyển của bạn sẽ chậm lại. Khi đó, bạn rất dễ chú ý đến các sản phẩm có trên quầy và có thể sẽ bỏ tiền ra mua.
4. “Thổi” quá công dụng của sản phẩm
Thông thường, trên bao bì sản phẩm cũng như trên các quảng cáo sản phẩm, đôi khi chúng ta thấy những thông điệp tuyên bố một sản phẩm có thể giải quyết mọi vấn đề.
Video đang HOT
Ví dụ, trên bao bì của một loại kem cho biết nó làm chậm sự lão hóa nhưng công dụng thực sự của nó chỉ đơn giản để giữ ẩm hoặc làm dịu da.
5. Tạo ra “kẻ thù chung” giữa người bán và người mua
Trong cuộc sống, chúng ta có thể kết hợp với một người ở phe đối lập để chống lại một kẻ thù chung, bởi “kẻ thù của kẻ thù là bạn”.
Và triết lý này được các nhân viên marketing áp dụng một cách rất hiệu quả trong việc bán sản phẩm. Các nhân viên marketing sẽ tìm ra một “kẻ thù chung” giữa họ và người tiêu dùng và khiến khách hàng chọn sản phẩm của họ vì tin rằng nó tốt hơn.
Chẳng hạn, biết nhiều khách hàng không thích ăn đồ ngọt hay ăn kiêng, các sản phẩm sẽ được gán mác “ít năng lượng” nhưng thực chất chúng vẫn nhiều đường. Trong trường hợp này, lượng calo tăng thêm là kẻ thù chung của nhân viên tiếp thị và khách hàng. Nhiệm vụ của nhân viên marketing là khiến khách hàng tin sản phẩm của hãng mình có lượng calo thấp hơn các sản phẩm khác.
6. Từ ngữ kích thích mua sắm
Có nhiều từ mà các nhà tiếp thị sáng tạo để khiến bạn muốn mua một sản phẩm nào đó.
Trong đó, “chỉ” (only) là từ các được các siêu thị dùng nhiều để gắn trên giá sản phẩm. Nó đóng vai trò là từ kích thích tâm lý mua sắm, làm giảm đi cảm giác “tốn tiền” của người mua hàng.
7. Tặng kèm sản phẩm
Đây là một mánh khoé khá phổ biến trong các siêu thị. Họ thường gắn kèm một sản phẩm khi mua nhiều sản phẩm cùng loại. Ví dụ như bánh kẹo, khi mua 4 gói sẽ được tặng 1 gói.
Song bạn hãy luôn nhớ rằng trên đời không có gì là miễn phí. Thực chất, sản phẩm được ghi là “tặng” đã bao gồm trong giá bán của bộ sản phẩm.
Thông thường, các siêu thị sẽ không đặt các sản phẩm đó cùng chỗ, để tránh trường hợp khách hàng có thể so sánh về giá.
8. Chú trọng đến bao bì sản phẩm
Ngày nay, các nhãn hiệu không chỉ cạnh tranh nhau về giá bán, số lượng, thành phần mà còn phải chú trọng đến cả bao bì. Ví dụ với 2 chai nước có cùng hương vị, chai nào đẹp hơn sẽ có cơ hội bán hàng cao hơn.
Tất nhiên, việc thay đổi thiết kế chai sẽ làm tăng chi phí. Nhưng điều này có thể chấp nhận được vì sẽ làm tăng doanh số bán hàng.
9. Đầu tư chỗ đặt sản phẩm ở nơi dễ thấy nhất
Nhiều nhà sản xuất đầu tư rất lớn để sản phẩm của họ được đặt ở nơi dễ thấy nhất trong siêu thị. Đây là một sự đầu tư khôn ngoan.
Bởi đây là nơi thu hút khách hàng nhiều nhất trong siêu thị. Khi đi qua khu vực này, khách hàng có thể “vui tay” mà nhặt vài sản phẩm.
10. Tận dụng chiêu bán theo cặp
Chiêu xếp sản phẩm theo cặp được các siêu thị ưa dùng. Ví dụ, trà và cà phê thường đặt cạnh nhau, xúc xích thì thường xếp ngay quầy bán tương ớt, kem đánh răng đặt cạnh bàn chải đánh răng,.
Cách xếp đặt hàng hóa theo cặp logic như thế này của siêu thị sẽ gợi ý cho khách hàng về những gì cần mua tiếp sau một món hàng nào đó. Và thế là siêu thị có thể bán được nhiều mặt hàng cùng lúc.
Theo việt nam net
Sữa tươi organic Vinamilk vào siêu thị Singapore
Sữa tươi cùng nhiều sản phẩm khác của Vinamilk đã có mặt tại các siêu thị phổ biến như Sheng Shong, Fair Price, Ustar... ở Singapore.
Thị trường tiềm năng
Đa phần sản phẩm sữa tại Singapore đều được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với mức độ canh tranh trên thị trường rất cao. Một yếu tố quan trọng khác là đảo quốc này có nền kinh tế phát triển và đời sống cao nên sản phẩm muốn tiếp cận và thuyết phục được người tiêu dùng không hề dễ dàng, nhất là với các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như organic.
Người tiêu dùng tìm hiểu về sữa tươi organic tại các quầy dùng thử sản phẩm sữa Vinamilk trong siêu thị ở Singapore.
Với hệ thống sân bay và cảng biển hiện đại, Singapore là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ hàng đầu của thế giới. Đây còn là cánh cửa giúp các sản phẩm Việt Nam tiếp cận với các nhà mua hàng của những tập đoàn bán lẻ, các chuỗi khách sạn, nhà hàng đa quốc gia và các nhà nhập khẩu lớn.
Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Singapore phải vượt qua hàng rào phi thuế quan là sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, nhất là về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu về mẫu mã, bao bì, hướng dẫn sử dụng phải theo yêu cầu riêng của thị trường này. Hơn nữa với thực phẩm organic, ngoài việc đáp ứng các tiêu chí, quy định của nước nhập khẩu vẫn còn một rào cản lớn nữa là sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Theo ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Vinamilk, Singapore là một cửa ngõ để giao thương với thế giới. Vì vậy, đưa thành công sản phẩm sữa tươi, đặc biệt là sữa tươi organic vào thị trường này sẽ giúp Vinamilk mở ra các cơ hội kinh doanh, đồng thời khẳng định được chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu sữa Việt Nam. Sản phẩm sữa tươi organic của Vinamilk được sản xuất từ nguồn sữa tươi nguyên liệu lấy từ các trang trại bò sữa organic chuẩn châu Âu tại Việt Nam.
"Vì vậy chúng tôi tự tin có thể thuyết phục được người tiêu dùng tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới sử dụng sản phẩm sữa organic Vinamilk", ông Hiếu chia sẻ.
Tín hiệu tích cực
Hiện tại sữa tươi organic Vinamilk có mặt trong nhiều khu vực bán thực phẩm ở các siêu thị Singapore. Đây là tín hiệu tích cực khi các dòng sữa cao cấp của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt như Singapore, mở ra cơ hội đưa sản phẩm organic tiếp cận với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Sữa tươi organic của Vinamilk đang bán tại khu vực chuyên cho thực phẩm organic của siêu thị FairPrice nổi tiếng của Singapore
Sản phẩm sữa tươi organic Vinamilk dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng tại đảo quốc sư tử. Chị Chin Pooi Fun cho biết thường xuyên mua các sản phẩm từ Việt Nam, trong đó có sữa tại khu vực bán thực phẩm nhập khẩu cao cấp thuộc hệ thống siêu thị có hơn 20 cửa hàng tại Singapore.
"Tôi mua tại đây chủ yếu thực phẩm dùng cho gia đình mỗi tuần. Siêu thị từng triển khai các chương trình giới thiệu sản phẩm Việt Nam và tôi đã mua thử sữa tươi organic, chất lượng tốt và giá cả hợp lý", chị Chin Pooi Fun nói.
Không chỉ có sữa tươi organic, tại các siêu thị phổ biến như Sheng Shong, Fair Price, Ustar... còn bày bán nhiều dòng sản phẩm khác của Vinamilk như sữa tươi tiệt trùng, nước trái cây.
"Hàng hóa phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy định thì mới được bán trong các siêu thị lớn tại Singapore, nhất là loại hàng cao cấp như organic nên tôi khá yên tâm khi mua các loại sữa tươi của thương hiệu Vinamilk", chị Chin Pooi Fun nhấn mạnh.
Các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk vốn rất quen thuộc tại Việt Nam nay đã có thể tìm mua dễ dàng tại Singapore.
Mở rộng thị trường
Ông Willy Sim - một trong những đối tác phân phối đầu tiên của Vinamilk tại Singapore cho biết người dân tại đây có mức sống cao nên rất kén chọn khi mua hàng hóa, nhất là thực phẩm. Một vài năm gần đây, người tiêu dùng Singapore đã bắt đầu làm quen và tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm đến từ Việt Nam.
"Đến nay thì tình hình kinh doanh các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đã tiến triển tốt, có lượng khách hàng nhất định nên tôi cũng đang nghiên cứu và trao đổi cùng công ty mở rộng thêm các mặt hàng khác như sữa hạt, sữa đặc, sữa chua...", ông Willy Sim cho biết thêm.
Theo nhận định của đại diện Vinamilk, tuy sản lượng xuất khẩu còn khá khiêm tốn so với các thị trường đông dân khác nhưng tình hình xuất khẩu tại Singapore vẫn đang tiến triển rất tốt. Hơn nữa, đây là một cửa ngõ để giao thương với thế giới. Đưa thành công sản phẩm sữa tươi, đặc biệt là sữa tươi organic vào thị trường này sẽ giúp Vinamilk mở ra các cơ hội kinh doanh, đồng thời khẳng định được chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu sữa Việt Nam.
Ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc Kinh doanh Quốc tế VinamIlk (phải) nhận giải thưởng "Doanh nghiệp xuất khẩu châu Á" vào ngày 29/11 tại Singapore.
Tính đến nay, tổng doanh thu xuất khẩu của Vinamilk đã đạt hơn 2,2 tỷ USD, đến từ việc xuất khẩu sản phẩm đi hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với những kết quả tích cực về xuất khẩu trong năm 2019, vừa qua công ty đã nhận giải thưởng "Doanh nghiệp xuất khẩu châu Á 2019" trong hạng mục "Thực phẩm chế biến". Lễ trao giải đã được tổ chức tại Singapore vào ngày 28/11 vừa qua với sự tham gia của hơn 100 khách mời đến từ các doanh nghiệp tiêu biểu của châu Á.
Vinamilk đang có những bước đi đúng khi đầu tư xây dựng các trang trại bò sữa organic theo tiêu chuẩn châu Âu, một trong những hệ tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe nhất hiện nay. Nhờ đó doanh nghiệp chủ động từ vùng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm sữa đạt chuẩn hữu cơ quốc tế. Đây sẽ là chìa khóa để sản phẩm organic của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam này tiến ra thị trường nước ngoài, thậm chí là các nước phát triển.
Theo vnexpress
Black Friday: Nguy cơ lỗ chục triệu đồng vì mua đồ điện tử Nhân ngày Black Friday, nhiều siêu thị điện máy đẩy giá lên cao rồi quảng cáo giảm giá "sốc", hàng trưng bày, tồn kho nhiều năm cũng được đưa ra bán. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong chương trình Black Friday-Online Friday năm nay, nếu doanh nghiệp nào "trộn" hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ bị loại. Hiện...