Nhận thức sai lệch khi sử dụng PrEP phòng ngừa HIV
Thuốc PrEP chỉ bảo vệ khỏi HIV, không chống lại các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, sùi mào gà, giang mai, herpes sinh dục, viêm gan B,…
Anh N.T.H., 29 tuổi, ngụ tại Quận 3 (TPHCM) đi khám nam khoa với các triệu chứng sốt, tiểu nóng rát, lỗ tiểu sưng đỏ và chảy dịch mủ vàng. Anh không ngần ngại cho biết rằng mình là người đồng tính nam, có mối quan hệ phức tạp và thường xuyên giải quyết “nhu cầu cá nhân” với những người quen trên mạng, app hẹn hò.
Vì nghĩ mình có “bộ giáp” PrEP bảo vệ nên anh H. bỏ qua việc sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ tình dục. Gần đây, anh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường và cảm thấy vô cùng lo sợ.
Kết quả anh H. bị cùng lúc cả bệnh lậu và Chlamydia, phải điều trị khoảng 3 tuần sau đó theo dõi, đánh giá tình hình.
PrEP có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa HIV khi được sử dụng đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Trường hợp khác là anh B.Q.V., 35 tuổi, quê Long An, cũng đến khám với các triệu chứng mọc mụn thịt quanh hậu môn, cảm giác cộm, ngứa ngáy và tiết dịch nhầy có mùi khó chịu ở hậu môn.
Anh chia sẻ mình dùng thuốc PrEP mỗi ngày để phòng ngừa HIV và nghĩ nó cũng ngăn ngừa tất cả các bệnh tình dục nên anh thường quan hệ không dùng bao cao su. Kết quả, sau một lần vui vẻ qua “cửa sau” anh xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị sùi mào gà và đã đi khám.
Video đang HOT
Sau khi làm các xét nghiệm, anh V được chẩn đoán sùi mào gà và viêm hậu môn, bệnh nhân điều trị bằng thuốc 7 ngày để giảm triệu chứng viêm, sau đó laser đốt sùi.
Trực tiếp thăm khám và tư vấn những ca này, TS.BSCKII Trà Anh Duy – Thành viên Hội Y học giới tính Thế giới (ISSM) cho biết, dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc PrEP (viết tắt từ tiếng Anh – Pre-exposure prophylaxis ), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nó có nghĩa là một người có hành vi nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm HIV nhưng chưa bị nhiễm HIV sử dụng thuốc kháng virus (ARV) mỗi ngày để dự phòng không bị nhiễm HIV.
PrEP có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa HIV khi được sử dụng đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), PrEP có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV khoảng 90% qua quan hệ tình dục và 74% ở những người tiêm chích ma túy.
Hiện nay, hàng chục nghìn người tại Việt Nam đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV và số lượng này chắc chắn sẽ còn tăng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng PrEP chỉ bảo vệ khỏi HIV, không chống lại các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác như lậu, sùi mào gà, giang mai, herpes sinh dục, viêm gan B,… Do đó, việc sử dụng bao cao su vẫn là cần thiết để đảm bảo an toàn.
TS.BSCKII Trà Anh Duy khuyến cáo, người dùng PrEP cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi HIV và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác, cũng như theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Việc kết hợp PrEP với các biện pháp bảo vệ khác như sử dụng bao cao su và tuân thủ hướng dẫn y tế là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa.
4 bệnh tình dục gây ra hơn 1 triệu ca mắc mới mỗi ngày
Báo cáo mới từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang gia tăng nhanh ở nhiều khu vực.
Theo báo cáo mới từ WHO, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) tiếp tục là những thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu và gây ra 2,5 triệu ca tử vong mỗi năm.
Dữ liệu mới cũng cảnh báo STI đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là giang mai.
WHO cảnh báo các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có sự gia tăng ở nhiều khu vực - Ảnh minh họa: iSTOCK
Năm 2022, các quốc gia thành viên của WHO đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là giảm số ca nhiễm giang mai ở người trưởng thành hằng năm xuống còn 1/10 vào năm 2030 (từ 7,1 triệu xuống còn 0,71 triệu người).
Tuy nhiên, trong cùng năm đó, số ca mắc bệnh giang mai mới ở người từ 15-49 tuổi đã tăng hơn 1 triệu (8 triệu người). Mức tăng cao nhất xảy ra ở khu vực dịch tễ châu Mỹ và châu Phi.
Kết hợp với mức giảm chưa như kỳ vọng đối với số ca nhiễm HIV mới và viêm gan siêu vi mới, báo cáo đánh dấu những mối đe dọa đối với việc đạt được các mục tiêu liên quan của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào năm 2030.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tỉ lệ mắc giang mai ngày càng tăng đang là một trong những mối lo ngại lớn, dù may mắn là nhân loại đã có những tiến bộ lớn trong việc chẩn đoán, điều trị, tiếp cận.
Chỉ riêng 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất là: giang mai (gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum), lậu ( Neisseria gonorrhoeae), chlamydia ( Chlamydia trachomatis) và trichomonas ( Trichomonas vagis) đã gây ra hơn 1 triệu ca nhiễm trùng mỗi ngày.
Báo cáo cũng ghi nhận sự gia tăng bệnh giang mai ở người lớn và bà mẹ (1,1 triệu ca) cùng bệnh giang mai bẩm sinh liên quan (523 trường hợp trên 100.000 ca sinh sống mỗi năm) trong đại dịch COVID-19. Năm 2022, có 230.000 ca tử vong liên quan đến bệnh giang mai.
Dữ liệu mới cũng cho thấy sự gia tăng bệnh lậu đa kháng thuốc.
Tính đến năm 2023, trong số 87 quốc gia tăng cường giám sát tình trạng kháng kháng sinh của bệnh lậu, 9 quốc gia đã báo cáo mức độ kháng thuốc cao (5%-40%) với ceftriaxone - phương pháp điều trị cuối cùng cho bệnh lậu.
WHO đang theo dõi tình hình và đã cập nhật phương pháp điều trị được khuyến nghị để giảm sự lây lan của chủng lậu đa kháng thuốc này.
Cũng trong năm 2022, khoảng 1,2 triệu ca viêm gan siêu vi B mới và gần 1 triệu ca viêm gan siêu vi C mới được ghi nhận.
Số ca tử vong ước tính do viêm gan siêu vi đã tăng từ 1,1 triệu vào năm 2019 lên 1,3 triệu vào năm 2022 mặc dù có các công cụ phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Số ca nhiễm HIV mới chỉ giảm từ 1,5 triệu vào năm 2020 xuống còn 1,3 triệu vào năm 2022. Tử vong liên quan đến HIV tiếp tục ở mức cao, ví dụ năm 2022 là 630.000 ca, 13% trong số đó là trẻ em dưới 15 tuổi.
Tuy nhiên, một số quốc gia đã đạt được thành tựu nhất định trong cuộc chiến này, bao gồm một số nước loại trừ được sự lây truyền HIV/giang mai từ mẹ sang con, nâng cao tỉ lệ điều trị HIV, mở rộng phạm vi chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi B/C...
WHO cũng khuyến nghị các quốc gia tăng cường biện pháp chống lại STI, bao gồm đầu tư xuyên suốt cho các kế hoạch bền vững cấp quốc gia, củng cố và điều chỉnh các hướng dẫn, kế hoạch và biện pháp hỗ trợ; mở rộng khả năng tiếp cận điều trị, chống lại kỳ thị, phân biệt đối xử bằng công cụ pháp luật...
Một số bệnh do virus có thể lây truyền qua nụ hôn Trong khi nhiều người biết rằng có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục không an toàn nhưng ít người chú ý rằng cũng có nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây lan chỉ qua nụ hôn. 1. Một số loại virus có thể lây truyền qua nụ hôn Mặc dù, nước bọt có vai...