Nhân lực giáo dục: Nâng chuẩn và kiên quyết không “nợ chuẩn”
Bộ GD-ĐT kiên quyết không “nợ chuẩn” đối với giáo viên tiếng Anh tuyển mới; tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu GV; nâng tiêu chuẩn với diện cử tuyển Đại học,… là những nội dung giáo dục đáng chú ý.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Chuẩn bị nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu GD
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 29/12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành GD tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho HS, SV và GV. Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu này trước hết phải giải quyết căn bản tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Bộ trưởng đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng đề án phát triển giáo viên trong 5 năm tới để chủ động nguồn nhân lực sư phạm. Theo đó, rà soát sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn đảm bảo hiệu quả. Bộ GD-ĐT sẵn sàng cùng các địa phương xây dựng, thực hiện có hiệu quả đề án này.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Rà soát sắp xếp trường lớp tinh gọn nhưng phải đảm bảo chất lượng giáo dục, tránh tình trạng có học sinh nhưng không có giáo viên.
Bộ GD&ĐT sẽ cùng với các địa phương tính toán nhu cầu các loại, trình độ nhân lực của địa phương để xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực của địa phương giai đoạn 5 năm tới. Theo đó, rà soát sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo tại địa phương một cách hợp lý, tiến tới sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo trên toàn quốc.”
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Video đang HOT
K hông ” nợ chuẩn ” với giáo viên Tiếng Anh tuyển mới
Thống kê của Bộ GD-ĐT, thiếu giáo viên (GV) dạy tiếng Anh là thực trạng nặng nề ở tất cả các cấp học. Đặc biệt, theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, điểm mới nhất ở cấp tiểu học là tiếng Anh và tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc (áp dụng từ lớp 3) thay vì tự chọn như hiện nay. Về số lượng, theo ước tính của Bộ, cả nước đang còn thiếu hơn 5.000 GV tiếng Anh. Đó là chưa kể đội ngũ hiện có vẫn còn một số lượng không nhỏ (khoảng hơn 30%) chưa đủ năng lực theo yêu cầu đặt ra với chương trình mới.
Về vấn đề thiếu giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học, Bộ GD-ĐT cho rằng chuẩn đã được luật Giáo dục 2019 quy định, do vậy không thể làm trái luật khi cho tuyển giáo viên dưới chuẩn hoặc “nợ chuẩn”. Bộ cũng nhìn nhận việc thiếu GV sẽ gây khó khăn rất lớn khi triển khai môn tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3 từ năm học 2022 – 2023.
Trước đó, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cũng cho biết sau khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ đã có các văn bản yêu cầu địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho HS lớp 3 từ năm học 2022 – 2023. Trong đó nêu rõ các địa phương tăng cường thực hiện tuyển mới GV, trong đó chú trọng đến GV các môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới như môn tiếng Anh, tin học.
Còn theo ôngĐặng Văn Bình, Phó cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT): Việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019. Do vậy, Bộ hay các địa phương cũng không thể cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn vì như vậy là làm trái luật.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Đột phá tiêu chuẩn diện cử tuyển đại học
Sau 14 năm, quy định tuyển sinh chế độ cử tuyển với học sinh và sinh viên dân tộc thiểu số đã có những điều chỉnh đáng kể, với yêu cầu đầu vào cao hơn hẳn về học lực, hạnh kiểm.
Đây là nội dung quan trọng của Nghị định 141 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vừa ban hành, chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2021.
Nghị định mới có sự điều chỉnh quan trọng về đối tượng áp dụng chế độ cử tuyển so với trước đây – không còn áp dụng cho người Kinh. So với nghị định cũ, tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển cũng có khác biệt với yêu cầu cao hơn.
Theo đó, tiêu chuẩn chung là thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc cha hoặc mẹ), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; không quá 22 tuổi đến năm tuyển sinh và đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển theo yêu cầu.
Ngoài ra, ở từng bậc học đều có các tiêu chuẩn riêng cụ thể. Bậc ĐH yêu cầu tốt nghiệp THPT; xếp loại hạnh kiểm loại tốt các năm bậc THPT; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên. Học sinh này phải có thời gian học đủ 3 năm và tốt nghiệp THPT tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Người cử tuyển vào bậc CĐ có yêu cầu hạnh kiểm tốt, học lực năm cuối cấp trung bình trở lên. Độ tuổi tối đa với người dự tuyển cũng được nới rộng hơn, không quá 25 tuổi tính đến năm tuyển sinh.
Người theo học chế độ cử tuyển được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành trong thời gian đào tạo. Học xong được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
Như vậy, khi nghị định 141 được thực thi, việc tuyển sinh đầu vào chế độ cử tuyển sẽ có nhiều điểm mới quan trọng. Đáng chú ý trong đó là việc chỉ tuyển người có học lực khá năm cuối cấp vào bậc ĐH.
Thiếu giáo viên hay thiếu cơ chế, chính sách?
Hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên, nhu cầu tuyển dụng nhiều, nhất là với giáo viên bậc mầm non và nhiều môn học của bậc tiểu học và THCS.
Một số địa phương đã tìm cách liên kết với một số trường đại học sư phạm để đào tạo nhưng hiệu quả không cao vì chế độ, chính sách dành cho giáo viên còn nhiều bất cập.
Giáo viên Trường tiểu học Phan Đình Phùng (P.Long Bình, TP.Biên Hòa) trong giờ dạy học. Ảnh: C.Nghĩa
Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bảo đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT và các địa phương về tình trạng khó tuyển dụng giáo viên ở các bậc học. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bảo, chế độ chính sách dành cho giáo viên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt giải pháp. Giải pháp nào tỉnh có thể xử lý theo hướng có lợi cho giáo viên thì nên làm, còn những gì thuộc về quy định của pháp luật phải kiến nghị với Trung ương cho phù hợp với tình hình của Đồng Nai.
* Thiệt thòi chế độ giáo viên
Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục TP.Biên Hòa được giao 6.600 biên chế viên chức giáo dục. Mới đây, thành phố đã tuyển được 270 viên chức giáo dục nhưng hiện vẫn còn thiếu tới 382 viên chức. Trong số này, viên chức dành cho bậc mầm non hiện đang thiếu trầm trọng. Đầu năm học 2020-2021, TP.Biên Hòa có nhu cầu tuyển đến 128 giáo viên mầm non nhưng chỉ tuyển được 9 người. Nhiều môn học khác của bậc tiểu học và THCS hiện cũng đang tuyển giáo viên theo kiểu "mò kim đáy bể" vì nhu cầu lớn như nguồn tuyển thiếu, thậm chí có những môn đã nhiều năm nay thông báo tuyển dụng nhưng chỉ tuyển được số lượng rất ít. Chẳng hạn nhưng môn Âm nhạc có nhu cầu tuyển 25 giáo viên nhưng chỉ tuyển được 5; môn Mỹ thuật có nhu cầu tuyển 22 giáo viên nhưng chỉ tuyển được 2. Một số môn khác như: Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử, Địa lý, Sinh học... ngày càng khó tuyển dụng.
Ủy viên Ban TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bảo: Đề xuất chính sách phù hợp cho giáo viên
Để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, Sở GD-ĐT cần tiếp tục chủ trì làm việc với các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh để bàn bạc, từ đó tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh những chủ trương, giải pháp tốt để giải quyết được những khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết các khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, những vấn đề nào khó, vượt thẩm quyền của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Trung ương kịp thời giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đối với vấn đề chế độ chính sách dành cho giáo viên, Sở GD-ĐT phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh chế độ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích giáo viên an tâm công tác.
Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho rằng: "Vấn đề chính khiến việc tuyển dụng giáo viên mỗi năm một khó khăn hơn là chính sách dành cho giáo viên nhiều năm nay chậm được đổi mới, dẫn đến nhiều học sinh không muốn chọn ngành Sư phạm để theo học. Chẳng hạn, lương khởi điểm của giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non hiện chưa đến 3,2 triệu đồng/tháng, còn cao đẳng và đại học sư phạm chỉ là 3,5 triệu đồng/tháng đã bao gồm phụ cấp đứng lớp. Với mức lương mà Nhà nước quy định dành cho giáo viên các trường công lập như trên khó lòng cạnh tranh nổi với với các trường tư thục, bởi lương khởi điểm giáo viên mầm non tư thục vừa ký hợp đồng đã từ 5-7 triệu đồng/tháng".
Theo hiệu trưởng nhiều trường mầm non công lập, giáo viên mầm non là đối tượng đang chịu nhiều thiệt thòi nhất từ chế độ chưa phù hợp, mặc dù từ nhiều năm nay Đồng Nai đã có chính sách hỗ trợ thêm dành riêng cho giáo viên mầm non. Theo hiệu trưởng một trường mầm non tại H.Vĩnh Cửu, giáo viên mầm non được tính làm thêm 1 giờ/ngày và không quá 200 giờ/năm, tuy nhiên thực tế công việc thì hoàn toàn khác. Nếu tính đủ, 1 ngày giáo viên mầm non phải làm thêm tới 3 giờ. Cụ thể, thời gian giáo viên phải có mặt ở trường là 6 giờ 30 phút sáng, nhưng thường giáo viên phải đến sớm hơn từ 15-30 phút. Buổi trưa từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30 là thời gian nghỉ nhưng giáo viên phải ở lại trường để trông coi trẻ ngủ trưa. Buổi chiều theo quy định là 16 giờ 30 phụ huynh đến đón trẻ nhưng một số phụ huynh đón rất trễ, có khi trễ cả tiếng đồng hồ.
* Bao giờ sống được bằng lương?
Từ nhiều năm nay, câu hỏi bao giờ nhà giáo sống được bằng lương vẫn chưa tìm được lời giải. Do chế độ, chính sách dành cho giáo viên thay đổi quá chậm nên nhiều nhà giáo hiện đang phải tìm nhiều cách để xoay xở đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của mình. Có người may mắn sống được bằng nghề dạy thêm, nhưng cũng có không ít người hằng ngày phải làm thêm như bán hàng online, bảo hiểm nhân thọ... để có thêm thu nhập. Thực tế có không ít giáo viên sau những năm gắn bó với nghề giáo và công tác trường học đã phải bỏ nghề để tìm hướng đi mới.
Anh L.V.T. tốt nghiệp Đại học Huế và vào công tác ở một trường tại xã Đại Phước (H.Nhơn Trạch) được 3 năm nay. Hiện thu nhập của anh mỗi tháng gần 5 triệu đồng, ngoài ra không có bất cứ khoản thu nhập nào khác. Anh T. cho biết: "Cuộc sống của tôi kể từ ngày vào Đồng Nai công tác vẫn là đi ở trọ, thu nhập mỗi tháng sau khi trừ ăn uống, nhà trọ, đám đình đủ thứ chẳng còn dư là bao, thậm chí có tháng còn phải vay mượn thêm vì quá nhiều đám cưới, đám sinh nhật, rồi cha mẹ không may ốm bệnh. Mình đã chọn nghề giáo, ăn học bao năm rồi nên không đành lòng từ bỏ để đi làm một công việc khác nhưng cũng rất mong một ngày nào đó chính sách thay đổi theo hướng thực tế, để giáo viên có thể sống bằng lương".
Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ cho biết, mặc dù Sở GD-ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn đối với giáo viên mầm non các trường công lập được hỗ trợ thêm 500 ngàn đồng/tháng, tuy nhiên với số lượng giáo viên đông, bất cứ một sự thay đổi nào về chính sách đều phải cân nhắc sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng ngân sách của tỉnh. Cụ thể, đối với giáo viên mầm non, mặc dù biết rằng giáo viên mầm non nhiều nơi thời gian qua đang phải làm thêm giờ nhiều hơn số giờ quy định nhưng nếu tính đúng, tính đủ thì lại sai luật nên vấn đề này phải kiến nghị với Bộ GD-ĐT để có hướng giải quyết sao cho phù hợp, không để giáo viên bị thiệt thòi kéo dài. Đối với đội ngũ giáo viên một số bộ môn đang bị thiếu, Sở GD-ĐT sẽ tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách thu hút đào tạo, sử dụng để không chỉ có đủ số lượng mà còn đảm bảo chất lượng.
Tháo gỡ khó khăn tuyển dụng giáo viên Các sở Đồng bằng sông Hồng đã tích cực rà soát, tham mưu xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo cho đội ngũ GV. Giáo viên là lực lượng then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục. Theo tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Uncat
15:06:56 28/04/2025
Thủ tướng Netanyahu tiết lộ Israel từng chặn máy bay Iran trên đường đến Syria
Thế giới
15:03:58 28/04/2025
Cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn' khiến người xem xúc động
Nhạc việt
15:01:47 28/04/2025
Lee Dong Wook: Sức hấp dẫn bền bỉ của một biểu tượng Hallyu
Sao châu á
14:51:18 28/04/2025
Yến Xuân tự tin diện bikini nóng bỏng sau 2 tháng sinh em bé, vóc dáng khi đi hẹn hò Văn Lâm gây ngỡ ngàng
Sao thể thao
14:44:08 28/04/2025
Bạn gái Bùi Đình Khánh đối diện mức phạt nào?
Pháp luật
14:35:44 28/04/2025
Khơi dậy vẻ đẹp nàng thơ cùng áo tay bồng
Thời trang
14:33:48 28/04/2025
Ba tác phẩm trình chiếu trong tuần phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hậu trường phim
14:29:57 28/04/2025
Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em
Sức khỏe
13:58:48 28/04/2025
Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi
Tin nổi bật
13:54:35 28/04/2025