Nhà giáo ưu tú ‘một tay’ mải miết đưa đò
Mất đi bàn tay phải nhưng Nhà giáo Ưu tú Trần Quốc Nhuận vẫn có gần 40 năm tận tâm, tận lực và tận hiến với nghiệp đưa đò để chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò
Thầy Trần Quốc Nhuận sinh năm 1957 ở vùng miền núi Sơn Thành – nay là thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Thầy từng đảm trách vị trí Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THCS- THPT Sơn Thành, Tổ trưởng Tổ sử – địa – giáo dục công dân Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
Cả một đời dạy, học, nghiên cứu
Nói đến Trần Quốc Nhuận, người thầy mất bàn tay phải do chiến tranh (trước 30-4-1975), viết bảng bằng tay trái song luôn tận tâm với nghề giáo và vượt qua gian khổ tiếp tục học tập, thi đậu cao học, hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ thì ai nấy đều cảm phục.
Thuở nhỏ, để đến trường, thầy Nhuận phải đi bộ trên 4 km. Vào cấp 3, thầy chuyển xuống Tuy Hòa ở trọ để học và luôn là học sinh khá, giỏi của Trường Trung học Tỉnh Hạt – quận Hiếu Xương, tỉnh Phú Yên (nay là Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
Năm 1981, tốt nghiệp thủ khoa cử nhân địa lý – Trường ĐH Sư phạm Huế, thầy tình nguyện về quê dạy học ở Trường THPT Vừa học – Vừa làm Sơn Thành. Năm 1995, thầy Nhuận được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng, rồi phó hiệu trưởng phụ trách Trường THCS-THPT Sơn Thành.
Năm 1997, thầy vừa công tác vừa theo học Trường ĐH Khoa học Huế (chuyên ngành lịch sử), tốt nghiệp vào năm 1999, đồng thời theo học thạc sĩ địa lý tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp năm 2001. Năm 2010, thầy Nhuận chuyển công tác về Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa).
Video đang HOT
NGƯT Trần Quốc Nhuận trong một tiết dạy ở Trường Phổ thông Duy Tân. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Thời gian ở Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, thầy Nhuận góp phần đào tạo cho tỉnh và các trường hàng chục học sinh giỏi cấp quốc gia và bồi dưỡng nhiều giáo viên giỏi cấp tỉnh. Thầy còn tham gia thỉnh giảng cho các trường Phổ thông Duy Tân, THPT Phạm Văn Đồng (huyện Tây Hòa – Phú Yên), Cao đẳng Sư phạm Phú Yên, Trung tâm luyện thi Lương Thế Vinh (TP Tuy Hòa)… Với thành tích xuất sắc trong công tác và giảng dạy, năm 2012, thầy Trần Quốc Nhuận được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (NGƯT).
4 thập kỷ dạy học và quản lý giáo dục, thầy Nhuận đã viết trên 20 đề tài, trong đó có 4 đề tài được cấp tỉnh công nhận; cùng với 13 bài báo khoa học trên các tạp chí của bộ, ngành và nhận nhiều phần thưởng cao quý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành ở tỉnh Phú Yên.
Thay đổi số phận học trò bằng lòng nhân hậu
Với bao thế hệ học sinh, thầy Trần Quốc Nhuận là tấm gương về sự vượt khó, nỗ lực vươn lên. Những ai được học ở thầy môn địa lý sẽ không bao giờ quên hình ảnh một người thầy khuyết bàn tay phải, cố gắng với nét chữ trên bảng bằng tay trái nhưng rất rõ ràng, cùng với lời giảng ấm áp…
Thầy rất quan tâm, thương quý học sinh, hết lòng giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất. Thầy tuy có khuyết tật nhưng”trái tim thầy không tật nguyền”, đúng như nhận xét của nhiều đồng nghiệp khi nói về thầy.
Thầy Châu Lợt, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Tây Hòa – Phú Yên), kể: “Năm học 2012-2013, Trường THPT Phạm Văn Đồng mở lớp học tình thương có mời thầy Nhuận luyện thi đại học cho học sinh môn xã hội. Khi ấy, thầy dạy ở Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa). Xa xôi trên 30 km, giờ ôn luyện từ 17 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút, thầy vẫn vui vẻ nhận lời. Thế là mỗi tuần 3 buổi chiều bất kể thời tiết mưa hay nắng, dạy xong ở Tuy Hòa thầy chạy xe máy về trường để dạy và về lại Tuy Hòa, trời đã gần khuya. Có hôm cúp điện, thầy không để học sinh nghỉ, mà giảng “chay” qua điện thoại di động để hướng dẫn học sinh đọc Atlat Địa lý Việt Nam…”
25 học sinh lớp học tình thương năm đó đều thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. “Trải bao năm tháng, hình ảnh thầy Nhuận với bàn tay trái vẽ hình tròn không cần compa, vẽ bản đồ Việt Nam rất chuẩn xác và sự tâm huyết với nghề giáo, đã trở thành biểu tượng lớn trong lòng bao bạn trẻ…” – thầy Châu Lợt nói thêm.
Còn cô giáo Biện Thị Thu Hà (31 tuổi), cựu học sinh Trường THPT Sơn Thành, hiện dạy học ở Trường THPT Phạm Văn Đồng, bồi hồi kể: “Ngày tôi đỗ Đại học Đà Nẵng (ngành địa lý) cũng là lúc người cha lâm bệnh nan y và qua đời. Tưởng chừng phải nghỉ học thì thầy Nhuận động viên, giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần để tôi tiếp tục học và tốt nghiệp đại học. Lúc chờ nhiệm sở, thầy giới thiệu cho tôi dạy ở Trường Phổ thông Duy Tân để có tiền lương trang trải cuộc sống. Thầy còn hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ thu hút nhân tài của tỉnh, vì tôi tốt nghiệp đại học loại giỏi. Ngày nhận quyết định về dạy Trường THPT Phạm Văn Đồng và được nhận tiền thu hút nhân tài 25 triệu đồng, tôi rất xúc động. Khoản tiền với tôi lúc ấy là rất lớn, đã giúp giải quyết khó khăn cho gia đình.”
Suốt những năm dạy học, thầy đã dùng lòng nhân hậu và tình thương vô hạn để thay đổi không ít số phận học trò. Tiêu biểu là câu chuyện về cuộc đời thạc sĩ Lý Thị Thủy (41 tuổi), một học trò khác của thầy, hiện công tác ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Phú Yên.
Cô Thủy nhớ mãi: Ngày xưa, thầy Trần Quốc Nhuận kiên trì suốt ba năm vừa giúp đỡ về vật chất để cô Thủy đến trường, vừa kiên trì thuyết phục gia đình cô, thuyết phục cả gia đình nhà chồng tương lai của cô, để họ đồng ý hoãn hôn ước. Tất cả chỉ để cô Thủy tiếp tục được đi học, thực hiện ước mơ vào đại học… Cô Lý Thị Thủy khẳng định: “Nếu không có thầy Nhuận giúp đỡ, thì tôi đâu được như hôm nay…”.
Ngần ấy năm NGƯT Trần Quốc Nhuận vượt qua bao gian khó để đóng góp hết mình cho sự nghiệp “trồng người”. Có thể nói, tinh thần, nghị lực và trách nhiệm của người “Giáo viên nhân dân” ở thầy Trần Quốc Nhuận đã để lại trong lòng học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp sự ngưỡng mộ và trân quý, đáng để xã hội tôn vinh.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - người hết lòng tận tâm với nghề giáo
Hơn 36 năm gắn bó với nghề giáo, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga (SN 1965, ngụ tại Phường 4, TP Cao Lãnh) đảm nhận từ vai trò giáo viên đến cán bộ quản lý, nhưng ở cương vị nào, cô cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Gần 3 năm qua, dù đã nghỉ hưu nhưng cô Thu Nga vẫn tận tâm với sứ mệnh 'ươm mầm' thế hệ học sinh tương lai tại Trường Tiểu học Tổ Ong Vàng (Phường 3, TP Cao Lãnh).
Sau khi nghỉ hưu, cô Thu Nga tiếp tục công tác tại Trường Tiểu học Tổ Ong Vàng vì niềm đam mê với nghề giáo
Cô Thu Nga may mắn sinh ra và được nuôi dưỡng, trưởng thành trong gia đình có truyền thống văn hóa. Cha cô là chủ Nhà sách Văn Nghệ - 1 trong những nhà sách lớn nhất Cao Lãnh thời trước năm 1975 nên từ nhỏ cô có nhiều cơ hội tiếp cận với tài liệu, sách, truyện. Từ cấp Tiểu học, mỗi ngày, ngoài giờ học và phụ giúp ba mẹ, cô Nga dành nhiều thời gian để đọc sách, truyện và luyện chữ đẹp. "Nhờ vậy, vô tình tôi đã rèn được một số kỹ năng cơ bản cần thiết của một giáo viên như: năng lực kể chuyện, viết chữ đẹp và đúng chính tả. Lớn dần, tình cảm kính trọng và biết ơn thầy cô đã khiến tôi càng thêm yêu thích nghề giáo viên. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi quyết định thi vào ngành Sư phạm, may mắn là tôi đã chọn đúng nghề mình yêu thích và gắn bó trọn vẹn cả đời mình với sự nghiệp giáo dục cao quý" - cô Thu Nga tâm sự về lý do đến với nghề giáo.
Năm 1986, cô Nga tốt nghiệp Sư phạm và bắt đầu hành trình "gieo chữ" cho thế hệ học trò. Giai đoạn từ năm 1986 - 2008, cô Thu Nga được luân chuyển công tác tại Trường Tiểu học - THCS Mỹ An 3 (huyện Tháp Mười), Trường Tiểu học - THCS Thường Thới Hậu A (Hồng Ngự), sau đó chuyển về dạy học tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP Cao Lãnh). Nhưng dù ở đơn vị nào, cô cũng hết lòng tận tụy dạy dỗ học sinh. Trong từng tiết dạy, cô thường xuyên đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt chú ý phương pháp dạy cá thể hóa học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài nhiệm vụ đứng lớp, cô Nga còn tích cực tham gia các hội thi do ngành giáo dục và đào tạo phát động. Qua đó, đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh năm 1999 và giành nhiều giải cao trong phong trào tự làm thiết bị dạy học, Cuộc thi giáo viên Viết chữ đẹp và Cuộc thi giáo viên kể chuyện hay cấp tỉnh...
Năm 2008, cô Thu Nga được Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Cao Lãnh bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An. Trên cương vị mới, cô Thu Nga tiếp tục là tấm gương đi đầu trong đổi mới công tác quản lý giáo dục. Bên cạnh các công tác thường xuyên như: dự giờ, thăm lớp, thao giảng..., cô còn tích cực tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua đổi mới phương pháp giảng dạy; thành lập các Câu lạc bộ học tập; tham gia bồi dưỡng giáo viên thi Giáo viên dạy giỏi các cấp.
Không chỉ là người cán bộ quản lý mẫu mực, cô Thu Nga còn thực hiện nhiều sáng kiến áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác như: giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn, giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả; giúp học sinh lớp 3 nâng cao kết quả học thuộc các bảng nhân thông qua trò chơi học tập; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả... Chính vì vậy, chất lượng giáo dục của trường không ngừng nâng lên, đảm bảo tốt duy trì sĩ số, không có tình trạng học sinh bỏ học, nhiều năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Gắn bó với sự nghiệp giáo dục 36 năm qua, cô Thu Nga đã cống hiến tâm huyết và cả trí truệ cho những đơn vị mình công tác. Với những đóng góp to lớn trong suốt quá trình công tác, cô Thu Nga đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (năm 2011); được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2013)... Từ năm 2019, cô Thu Nga nghỉ hưu theo chế độ quy định nhưng tình yêu nghề vẫn mãnh liệt nên cô quyết định tham gia công tác quản lý ở Trường Tiểu học Tổ Ong Vàng (Phường 3, TP Cao Lãnh).
Cô Thu Nga cho biết: "Vì tôi cảm nhận được tình yêu nghề vẫn nồng cháy trong tim. Với chức trách người Hiệu trưởng, tôi luôn mong muốn xây dựng trường học hạnh phúc, tập thể đoàn kết, thân thiện, trách nhiệm; làm cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh của trường thật sự cảm nhận "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Chắc chắn rằng, những hạt giống được gieo trồng, vun tưới bằng tâm huyết của nhà giáo nhất định sẽ trở thành những nhân tố có ích cho xã hội tương lai...".
Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Dược Hà Nội qua đời GS.TS Nguyễn Thanh Bình - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Trường ĐH Dược Hà Nội - đột ngột qua đời. Sáng nay (22/9), một nguồn tin của VietNamNet xác nhận GS.TS Nguyễn Thanh Bình - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Dược Hà Nội - đột ngột qua đời vào đêm qua. GS.TS Nguyễn Thanh Bình sinh năm...