Nhà giáo Ưu tú chia sẻ kinh nghiệm rèn học sinh giỏi
Đằng sau những thành tích, tấm huy chương của học sinh đều có bóng dáng những người thầy trong công tác phát hiện, bồi dưỡng.
NGƯT Nguyễn Hoàng Vân và học trò. Ảnh: NVCC
Họ không những thể hiện sự đam mê kiến thức, tình yêu với học trò mà còn đúc rút nhiều bài học, phương pháp, kinh nghiệm quý giá để đào tạo nhân tài.
Hình mẫu kiến thức
Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Nguyễn Thị Hạnh, Trường THPT Chuyên Lào Cai (Lào Cai) có 26 năm dạy học môn Ngữ văn và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi (với 40 giải học sinh giỏi quốc gia; trên 200 giải học sinh giỏi cấp tỉnh).
Chia sẻ kinh nghiệm “thổi” đam mê môn học, NGƯT Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ: “Muốn học trò đam mê học tập, trước hết người thầy phải là “tấm gương” về sự đam mê kiến thức”. Đam mê phải xuất phát từ giáo viên mới có thể truyền tới học trò. Khi học sinh đã đam mê môn học, có được nền tảng kiến thức cơ bản tốt, việc “truyền lửa” cho các em sẽ nhanh và thuận lợi.
Cũng theo cô Hạnh, quá trình bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên có năng lực vững vàng, phải luôn cập nhật kiến thức mới bên cạnh những phương pháp lý luận kinh điển. Giáo viên phải chinh phục học sinh bằng năng lực của mình. Làm sao để các em khâm phục, ngưỡng mộ về chuyên môn để học hỏi và vươn tới…
Mặt khác, tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nhất định phải tận tâm, hết mình với học trò. Bên cạnh truyền đạt kiến thức, luyện tập… phải chịu khó đọc bài và sửa bài cho học sinh, uốn nắn từng lỗi câu, chính tả, diễn đạt, tách đoạn, điều chỉnh kiến thức…
Theo kinh nghiệm của cô Hạnh, học sinh vào học lớp chuyên Văn hay tham gia đội tuyển… hầu hết đều xuất phát từ yêu thích môn học nhưng kiến thức, kĩ năng chưa cao. Do đó, giáo viên phải dạy một cách bài bản rồi mới hướng dẫn cách vận dụng, làm bài, tiếp đó dần nâng cao kiến thức. Mặt khác, quá trình dạy học sinh giỏi có nhiều em thông minh, cá tính, có cách hiểu, diễn đạt khác giáo viên. Tuy nhiên, điều này đáng mừng, giáo viên cần tôn trọng để phát huy khả năng sáng tạo của học trò, khơi gợi những kiến giải mới, thay vì áp đặt văn mẫu làm triệt tiêu sáng tạo…
Video đang HOT
Em Trần Hồng Nhung, lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Lào Cai, thành viên đội tuyển quốc gia của trường tâm sự: Cô Nguyễn Thị Hạnh có nhiều phương pháp khác biệt. Ngoài việc giảng dạy, cô còn hình thành cho học sinh năng lực tự học, nghiên cứu tài liệu. Từ đó học sinh nâng cao khả năng tự tìm hiểu bài học hiệu quả…
Với học sinh đội tuyển, việc học bao giờ cũng “nặng” hơn. Nhưng cô Hạnh luôn tạo điều kiện, lên thời khóa biểu dạy học hợp lý để học trò có thời gian học các môn khác, tự học, đọc tài liệu tại thư viện. Cô giúp học sinh giảm áp lực, không bị dồn kiến thức quá nhiều vào một thời điểm hay một môn học.
NGƯT Nguyễn Thị Hạnh. Ảnh: NVCC
Dạy chắc kiến thức cơ bản
NGƯT Nguyễn Hoàng Vân dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử tại Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) với thành tích 23 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử (trong đó 8 giải Nhì, 15 giải Ba) cũng có những kinh nghiệm quý trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cô Vân cho biết: Để có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cấp tỉnh môn Lịch sử, giáo viên phải khơi gợi được niềm đam mê, truyền cảm hứng học tập với môn học. Khi có đam mê, các em sẽ quyết tâm, nỗ lực vượt lên dù đây là môn nhiều em “ngại” học. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, cô Vân luôn giữ phương châm: Dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua những bài giảng cụ thể để dạy phương pháp tư duy cho học trò. Dạy dạng bài có tính quy luật trước, dạng bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
Cũng theo cô Vân, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử và giúp các em đạt thành tích cao không thể thiếu việc khuyến khích, phát huy tinh thần tự học, tự đọc của học sinh. Bởi thời lượng trên lớp không nhiều, việc tự học, tự đọc sẽ giúp các em bổ sung, hiểu sâu sắc thêm kiến thức.
Tuy nhiên, việc khuyến khích học sinh tự đọc muốn đạt hiệu quả, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những đầu sách hay, cần thiết… để định hướng việc đọc từ ban đầu. Thiếu sự định hướng của giáo viên, học sinh sẽ tìm đọc một cách tràn lan, thiếu trọng tâm, kém hiệu quả.
Quá trình học trò đọc sách, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em biết cách rút ra nội dung trọng tâm để sử dụng trong quá trình làm bài. Có khi trong cả một cuốn sách nhưng chỉ yêu cầu học sinh tóm lược lại ý chính. Sau đó các em trao đổi với giáo viên để được chuẩn hóa lại kiến thức từ việc đọc sách sao cho phù hợp với việc ôn luyện, làm bài thi…
Em Vũ Thu Ngân – cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử (2019) chia sẻ: Phương pháp dạy của cô Vân dễ hiểu bởi dạy theo logic của vấn đề. Cô giúp học sinh có cái nhìn khách quan, sâu sắc, tổng quát nhất rồi mới đi vào những chi tiết, đặc biệt…
“Quá trình được cô dạy và huấn luyện trong đội tuyển học sinh giỏi Sử, em khâm phục cô về sự kiên nhẫn. Cô không khi nào tỏ ra thất vọng hay cáu gắt với những non yếu của học trò, luôn kiên trì yêu cầu học sinh luyện tập và chữa từng chút một. Điều đó giúp em ngày càng hoàn chỉnh trong cách làm bài và nâng cao kiến thức bộ môn”, Thu Ngân nói.
Cô Vân luôn đề cao tính phản biện của học sinh trong quá trình học tập, bởi như vậy chứng tỏ các em đã nắm chắc nội dung kiến thức nào đó. Nếu sự phản biện của học sinh chưa đúng với quan điểm, kiến thức chung cũng là cơ hội để giáo viên biết và điều chỉnh phù hợp nhất. Mặt khác, khi học sinh nêu quan điểm đúng hoặc phát hiện ra vấn đề mới mà bài giảng chưa có nên sẵn sàng ghi nhận bởi trên thực tế không phải kiến thức nào giáo viên cũng biết.
'Thầy giáo công nhân' 59 tuổi trở thành tiến sĩ đạt giải thưởng Võ Trường Toản
Thầy Trần Tiến Đức sẽ về hưu vào tháng 12-2021 sau 35 năm gắn bó với các lớp học ban đêm. Giải thưởng Võ Trường Toản đến với thầy như một món quà vừa kịp lúc.
Tại buổi lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 15 và giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 năm 2021, thầy giáo Trần Tiến Đức (Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX quận 11) đã chia sẻ về hành trình từ chàng công nhân đến Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ thuật.
Trước khi gắn bó với nghề giáo, thầy Đức từng là học viên trường Trung học Kỹ thuật công nghiệp TP.HCM. Thời điểm đó, thầy Đức làm việc như một công nhân trong cả 3 ca sáng chiều tối. Thầy nhớ trong lớp có một người công nhân rất giỏi, sửa thiết bị rất hay, ai cũng gọi là thầy. Từ đó, thầy đã ước mơ trở thành giáo viên.
Thầy Trần Tiến Đức (Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX quận 11) chia sẻ về sự nghiệp 35 năm trồng người. Ảnh: KHÁNH CHI
Có động lực mạnh mẽ, chàng công nhân quyết tâm ôn tập và thi đậu trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, thầy về dạy tại huyện Củ Chi trong ba năm và chuyển về dạy Toán tại trường Bổ túc Văn hóa quận 11 (nay là Trung tâm GDNN - GDTX quận 11).
Quen với cách làm sáng chiều tối, thầy tiếp tục đăng ký làm việc tại nhà máy vào ca ban ngày, ban đêm đi dạy. Trong qua trình đó, thầy cũng tốt nghiệp cử nhân khoa học Toán, Kỹ sư cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Bách khoa và cử nhân chuyên ngành Toán ĐH Sư phạm TP.HCM.
Thầy Đức nhớ lại: "Học Toán khó, có môn phải thi lại 3 lần mới đậu nhưng tôi không nản lòng. Cho đến khi học Tiến sĩ, tôi vẫn dạy Toán vào các buổi tối từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, ban ngày đi làm đến sáng Thứ Bảy và tranh thủ những ngày cuối tuần để học".
Có lần, một HS bày tỏ không thể tiếp tục học vì công việc bán hàng rong cực khổ. Thầy Đức liền kể về thời gian đạp xe bán bánh tráng giúp mẹ nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình để làm động lực cho HS. Từ đó, HS này bắt đầu tích cực học tập hơn. Sau 35 truyền thụ kiến thức, nhiều học trò của thầy trở thành sinh viên của các trường top đầu như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế...
Hiện tại, khi đang giảng dạy trực tuyến, thầy Đức cho biết không hề gặp khó khăn khi tiếp cận công nghệ dù tuổi đã cao. "Chỉ khó ở chỗ không nhìn được tất cả các em. Còn việc làm quen với các ứng dụng thì rất dễ vì tôi là dân kỹ thuật. Chỉ cần được hướng dẫn qua là tôi hiểu ngay, tôi còn thấy nó đơn giản hơn việc lập trình gia công trong kỹ thuật" - thầy cười.
Nhận được giải thưởng Võ Trường Toản ngay một ngày trước khi về hưu, thầy vui mừng vì: "Đó là món quà tới vừa kịp lúc kết thúc 35 năm đi dạy và hoàn thành học vị cuối cùng - Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ thuật".
Tại buổi lễ, Sở GD&ĐT TP.HCM đã trao giải cho 15 nhà giáo được phong tặng danh hiêu Nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng Giải thưởng Võ Trường Toản.
Niềm vui của giáo viên nhận giải thưởng Võ Trường Toản. Ảnh: KHÁNH CHI
15 nhà giáo được phong tặng danh hiêu Nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng Giải thưởng Võ Trường Toản. Ảnh: KHÁNH CHI
Đầu tư cho giáo viên là yếu tố quyết định tương lai dân tộc
Phát biểu tại buổi trao giải, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô giáo, cán bộ công tác trong ngành giáo dục và mong thầy cô luôn vững vàng trong sự nghiệp trồng người vẻ vang.
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, tạo động lực then chốt cho sự phát triển. Vì vậy, tạo điều kiện để đội ngũ thầy cô giáo an tâm công tác, có cơ hội thuận lợi nhất để phát triển, học tập, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn là tương lai của thành phố, của dân tộc" - ông Đức nhấn mạnh.
Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại buổi trao giải. Ảnh: KHÁNH CHI
Thầy Thịnh 'kiên trì' và 'kho báu' gần 1.000 lá thư của học sinh gửi Trong 7 năm dạy Vật lý ở trường cấp 3 Nguyễn Du, quận 10, thầy Thịnh đã nhận khoảng 750 lá thư học sinh viết tặng vào cuối học kỳ 1, coi như "báu vật" khi đi dạy. Ngày 29/11, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao danh hiệu cho 14 nhà giáo của thành phố đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú...