Nha đam giải nhiệt
Nha đam (hay còn gọi là lô hội) từ lâu được biết đến như một “biệt dược” của phụ nữ trong việc làm đẹp da và giúp loại thải một số độc chất trong cơ thể. Nha đam còn có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nóng bức.
Ảnh:Internet
Tuy biết nha đam là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn lười chế biến vì nha đam rất nhớt, nếu không biết cách, sẽ khó làm sạch chất nhớt này. Cách sơ chế hay nhất là sau khi bào sạch vỏ xanh, đem cắt nhỏ nha đam rồi trộn với ít muối, cho vào rổ thưa xả dưới vòi nước cho sạch nhớt. Cách ăn nha đam đơn giản nhất là trộn nha đam tươi với đường rồi cất vào tủ lạnh dùng dần. Tuy nhiên, để món nha đam thêm hương vị, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.
Chè nha đam: Nha đam đặc biệt thích hợp làm nguyên liệu nấu các món thanh, mát. Kết hợp nha đam với chè đậu xanh sẽ thành món chè nha đam đậu xanh. Đậu xanh nên để cả vỏ, nấu cho đến khi nhừ rồi thêm đường vừa ăn, khi nhấc xuống cho nha đam xắt nhỏ vào. Món này vừa mát, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lại dễ làm, không tốn nhiều công sức.
Sữa chua nha đam: Thay vì làm sữa chua thông thường, bạn có thể thêm nha đam vào để món ăn lạ miệng và mát. Cần chuẩn bị lượng sữa đặc có đường vừa đủ, tùy thích làm nhiều hay ít, một hộp yaourt để làm men cái và một ít nha đam.
Video đang HOT
Nha đam sau khi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã. Đun một lít nước cho nước nóng ở nhiệt độ khoảng 600C rồi cho nước nha đam xay vào, quậy đều, sau đó cho sữa đặc vào khuấy.
Ảnh:Internet
Lấy hũ yaourt cái đánh bên ngoài cho mịn rồi cho vào nồi sữa khuấy thật kỹ. Chia hỗn hợp này vào từng hũ nhỏ, đậy kín nắp rồi đặt vào trong một chậu pha nước ấm, dùng khăn ủ lại rồi đặt ở nơi có ánh nắng để duy trì nhiệt độ ủ khoảng 500C, để trong vòng từ 8 đến 9 tiếng đồng hồ. Nếu không có nắng thì thường xuyên châm và thay nước ấm trong chậu. Khi sữa chua “chín” thì lấy cho vào tủ lạnh dùng dần. Nếu không thích nha đam xay chung có thể xắt nha đam thành hạt lựu nhỏ rồi cho vào sữa chua.
Nha đam đường phèn: Có hai cách nấu, thứ nhất là để nguyên lá nha đam hoặc xay nha đam thật nhuyễn rồi nấu. Chuẩn bị khoảng ba lá nha đam to và tươi, gọt sạch vỏ và rửa sạch nhớt cùng khoảng 100g đường phèn. Nếu để nguyên lá nha đam nấu cũng phải cắt nhỏ lá ra, sau đó bắc lên bếp, đun cho đến khi thấy nha đam ra “chất”, bỏ phần xác này đi và cho đường phèn vào đun đến khi tan.
Cho đường nhiều hay ít tùy vào khẩu vị nhưng tốt nhất là nước nên có vị ngọt vừa phải. Nếu có thời gian và muốn tận dụng triệt để nha đam thì nên xay nhuyễn nha đam rồi lọc bỏ bã, sau đó cho thêm nước và nấu như bình thường.
Với những món khá đơn giản từ nha đam, bạn hoàn toàn có thể giải nhiệt cơ thể khi cần.
Nguyễn Công
Theo PNO
[Chế biến] - Chè nha đam
Nguyên liệu:
Nha đam: ½ lá
Đậu xanh: 100g
Đường: 50g
1 thìa cà phê vani, 1 thìa cà phê muối, 300ml nước lọc
Cách làm:
Lá nha đam rửa sạch, cắt khúc ngắn, gọt vỏ, rửa sạch lại, cắt sợi. Cho nha đam vào tô nhỏ, bỏ đá vào ngâm 25 phút, khi đá tan hết vớt nha đam ra, để ráo (không rửa nha đam với muối vì khi nấu sẽ khiến nước chè bị mặn)
Đậu xanh rửa sạch, ngâm qua nước nóng 30 phút cho mềm, nhặt bỏ những hạt sâu, vo sạch lại, trút ra rổ để ráo.
Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước vào, náu lửa vừa đến khi sôi, hớt hết bọt cho nước chè được trong. Sau đó hạ lửa nhỏ, nấu đến khi đậu mềm và hạt đậu nở đều, tiếp tục cho đường vào khuấy đều, nấu trên bếp chừng 8 phút mới bắt đầu cho nha đam vào khuấy nhẹ tay, nấu thêm 5-7 phút, tắt bếp.
Cho vani vào khi chè còn nóng, khuấy đều. Cho chè ra chén, dùng nóng hoặc cho đá dùng lạnh.
Theo MASK
Ăn chè nên thuốc Chè thường bị "lên án" là món ngọt dễ làm tăng cân, béo phì. Thực tế, chè không có tội, tội lỗi nếu có là ở người dùng. Bởi những gì lạm dụng quá mức đều gây tác dụng phụ, kể cả cơm, nước lọc. Món chè ăn vào nhuận tràng, đẹp da phải kể đến đầu tiên là che đậu xanh, nha...