Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, vết trượt hình thành từ lâu trên núi cùng một số tác động khác dẫn tới sụt lún sát dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ đồng đang thi công ở Lâm Đồng.
Hiện trường sạt trượt khu vực dự án hồ chứa nước đang thi công ở Lâm Đồng
Ngày 8/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác, các chuyên gia địa chất cùng lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng kiểm tra khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh tại thôn Đông Anh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà.
Đoàn gặp và trao đổi với một số người dân sống gần khu vực hồ chứa nước bị ảnh hưởng (nứt tường nhà, sụt lún), phải di tản tới nơi an toàn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra hiện trường sụt lún.
Dự án hồ chứa nước Đông Thanh đang được triển khai thi công có tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, lòng hồ rộng hơn 25ha. Khi hoàn thành, hồ sẽ phục vụ nước cho 700ha đất nông nghiệp và 7.500 hộ dân trên địa bàn.
Gần đây, sau những ngày mưa, quanh khu vực dự án hồ chứa nước xuất hiện tình trạng sụt lún, sạt lở. Sườn đồi sát khu vực thi công cũng xuất hiện nhiều vết nứt rộng 20-30cm. Các vết nứt kéo dài qua vườn và nhà của nhiều người dân.
Toàn cảnh dự án hồ chứa nước Đông Thanh
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Đông Thanh) cho biết, gia đình xây dựng nhà hết khoảng 3,5 tỷ đồng để ổn định cuộc sống sau khi giao đất cho dự án hồ chứa nước. Hôm 20/7, cả khu đất bị kéo xuống khiến căn nhà bị nứt tường, buộc gia đình ông và hàng xóm phải rời đi để đảm bảo an toàn.
Khi công trình thi công, nhà ông Thắng tiếp tục bị ảnh hưởng, sụt lún. Gia đình ông Thắng phải đến nơi khác cách nhà 3m để ở tạm. Vì thế, ông mong muốn được chính quyền hỗ trợ nơi ở và sớm khắc phục hiện trạng sụt lún như hiện nay.
Nhà người dân gần dự án hồ chứa nước bị nứt sân, vườn, tường.
Theo báo cáo của UBND huyện Lâm Hà, sau những trận mưa kéo dài, đầu tháng 7, địa phương này phát hiện sườn đồi thi công hồ chứa nước Đông Thanh có nhiều vết nứt rộng 20-30cm, chạy ngang qua đất vườn và nhà của 3 hộ dân.
Sau đó, khu vực này có thêm nhiều vết nứt, có chỗ rộng khoảng 50cm, rồi lan ra tới khu vực đường dân sinh cạnh dự án. Dọc theo các vết nứt có hiện tượng sụt lún. Tổng cộng có 9 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa và đất sản xuất với hơn 5ha.
Dự án hồ chứa nước đang được thi công.
Huyện Lâm Hà đã chỉ đạo các bên liên quan thực hiện đắp trả các hố đào sâu, khoan 15 mũi thăm dò, tạo độ dốc thoát nước về phía hạ lưu, tăng cường ổn định chân mái các khu vực đào đất, taluy, chống thấm khu vực các vết nứt.
Tuy nhiên, các giải pháp trên không ngăn được các vết nứt, tình hình sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, nên địa phương này kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ, hướng dẫn khảo sát hiện trường, xử lý sự cố.
Đoàn Bộ NN&PTNT kiểm tra thực tế tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh.
Sau khi khảo sát thực tế và nghe báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, nguyên nhân chính sụt lún ở khu vực này không phải do mưa, lượng mưa tháng qua của khu vực này khoảng 200mm nên không thể là nói quá lớn.
Ngoài ra, địa chất khu vực này có một cung sạt trượt; bên hồ chứa nước đang thi công có một số vết trượt trên núi đã hình thành từ lâu. Khi dự án thi công cùng với nhiều nguyên nhân khác tác động đã khiến cung sạt trượt này diễn ra nhanh hơn, gây thiệt hại về công trình và tài sản của người dân.
Nhiều máy móc được huy động để khắc phục sụt lún
Tại hiện trường, địa phương đang có 15 mũi khoan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị bố trí thêm một số mũi khoan nữa để xác định rõ nguyên nhân, vị trí, từ đó có giải pháp xử lý.
Tước mắt, tỉnh Lâm Đồng phải có biện pháp làm cho các cung trượt đất này chậm lại và dừng trượt. Việc đầu tiên là xử lý hệ thống thoát nước mặt và ngầm để nước không tác động vào cung trượt này nữa.
Nhiều điểm sụt lún quanh khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh
Nhiều nơi xuất hiện sụt lún, nứt gãy đất nghiêm trọng
Sau những đợt mưa kéo dài, đã xảy ra tình trạng sụt lún, sạt trượt đất nghiêm trọng và nhiều vết nứt gãy trên mặt đất ở khu vực Tây nguyên.
Đắk Nông di dời hàng chục hộ dân, QL14 bị nứt
Ngày 2.8, UBND H.Tuy Đức (Đắk Nông) cho biết lực lượng chức năng đã di dời hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Quảng Trực đến nơi an toàn. Trước đó, khuya 31.7, tại bon Bu Krắc (xã Quảng Trực), lực lượng chức năng ghi nhận có 2 tiếng nổ lớn, đi kèm với sự rung chấn từ mặt đất. Đến sáng 1.8, lực lượng chức năng phát hiện nhiều vết nứt gãy trên mặt đất. Các vết nứt có chiều dài hàng trăm mét, rộng 10 - 15 cm. Đến ngày 2.8, vết nứt kéo dài đến bon Bu Prăng (nằm cạnh bon Bu Krắk). Hiện UBND H.Tuy Đức đang triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho người dân.
Tình trạng sạt lở đất hồ chứa Đông Thanh khiến nhà dân có nguy cơ sụp đổ. Ảnh Lâm Viên
Trong khi đó, trên tuyến QL14, đoạn qua TP.Gia Nghĩa (Đắk Nông) cũng ghi nhận vết nứt dài kéo khoảng 20 m. Ngay trong sáng 2.8, lực lượng chức năng đã di dời 16 hộ dân trên địa bàn P.Nghĩa Thành (TP.Gia Nghĩa) đến nơi an toàn. Ông Đỗ Tấn Sương, Chủ tịch UBND TP.Gia Nghĩa, cho biết thành phố sẽ sắp xếp chỗ ở đầy đủ cho người dân. Chiều cùng ngày, tại đoạn QL14 bị nứt, PV Thanh Niên ghi nhận nhiều công nhân đang nỗ lực vá lại vết nứt. Thời điểm này trời đã tạnh mưa và có nắng. Tuy nhiên, nhiều vị trí vừa được vá tạm xong đã nứt trở lại.
Xác định nguyên nhân sụt lún, sạt trượt tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh
Cũng trong ngày 2.8, ông Đinh Đức Chí, Phó chủ tịch UBND H.Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết sau những đợt mưa kéo dài, tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh, xã Đông Thanh xảy ra tình trạng sụt lún, sạt trượt đất nghiêm trọng. Tình trạng sụt lún đất bắt đầu xảy ra từ đầu tháng 7 tại khu vực sườn đồi vai phải đập, nằm ngoài và sát với khu vực thi công xây dựng hồ chứa nước Đông Thanh. Tại đây xuất hiện một số vết nứt có chiều rộng từ 20 - 30 cm. Từ ngày 28.7, xuất hiện thêm nhiều vết nứt mới trong khu vực đất của các hộ gia đình gần hồ chứa, chiều rộng các vết nứt rộng có chỗ đến 50 cm và vết nứt đã lan ra đến phạm vi thiết kế đường tránh ngập của dự án.
Trên tuyến QL14, đoạn qua TP.Gia Nghĩa xuất hiện các vết nứt. Ảnh Trác Rin
Theo thống kê, sụt lún đất khiến 4 nhà dân bị hư hỏng nghiêm trọng, buộc phải di dời đến nơi ở an toàn; 4 hộ khác có nguy cơ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, con đường dân sinh của thôn Đông Anh (xã Đông Thanh) dọc hồ chứa vào khu vực sản xuất nông nghiệp bị sụt lún từ 1 - 1,5 m, hơn 500 m đường tránh ngập gần hồ chứa có nguy cơ sụt lún, sụt trượt. Theo lãnh đạo H.Lâm Hà, tình trạng sụt lún đất đang ảnh hưởng trên diện tích 2,5 ha và 2,8 ha có nguy cơ sụt lún nếu trời tiếp tục mưa lớn. Tình trạng sụt lún đất còn ảnh hưởng đến cụm công trình đầu mối của dự án. Cụ thể, trần xả lũ bị chuyển vị, đáy dốc nước số 2 và dốc nước số 3 bị nứt đường chân chim; đoạn dốc nước số 4 bị đẩy nghiêng dẫn đến tường bên trái thấp hơn thiết kế 2 cm, tường bên phải cao hơn thiết kế 49 cm. Tường phải bể tiêu năng giáp đoạn nước rơi bị đẩy trồi 53 cm; tường trái bể tiêu năng giáp đoạn nước rơi bị đẩy trồi 11 cm; bể tiêu năng bên phải bị đẩy trồi 60 cm...
Trước tình hình này, ngày 2.8, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản giao Sở NN-PTNT, Sở TN-MT, Sở Xây dựng và UBND H.Lâm Hà khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân sụt lún, sạt trượt tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh. Kịp thời hướng dẫn H.Lâm Hà hướng xử lý và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 15.8.
Tây nguyên, Nam bộ thiệt hại nặng nề do thiên tai cuối tháng 7
Ngày 2.8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết từ ngày 28.7 - 1.8, thiên tai ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Trong đó, 1 người bị mất tích tại tỉnh Đắk Nông là ông Hồ Trọng S. (58 tuổi, trú H.Đắk Mil) bị nước cuốn trôi khi đi qua suối. Thiên tai cũng làm sập 4 ngôi nhà tại Cà Mau, 8 nhà tốc mái (Bến Tre 4 nhà, Cà Mau 1 nhà, Trà Vinh 3 nhà) và 181 ngôi nhà bị ngập (Đồng Nai 43 nhà, Đắk Nông 138 nhà); 5.506,3 ha lúa và hoa màu ngập úng (Đồng Nai 420,5 ha, Đắk Nông 206,8 ha, Đắk Lắk 4.551 ha, Trà Vinh 328 ha); 125,3 ha đầm hồ thủy sản (Đắk Nông 118,7 ha; Đắk Lắk 6,6 ha) và 645 tấn thủy sản (Đồng Nai 508 tấn, Đắk Nông 137 tấn) bị thiệt hại.
Trước đó, trong 5 ngày từ 27 - 31.7, mưa lớn, ngập úng, sạt lở, giông lốc, sét tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Thái Nguyên, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang đã khiến 7 người chết (Lâm Đồng 4, Bình Thuận 1, Thái Nguyên 1, Bạc Liêu 1), 22 người bị thương; 348 ngôi nhà bị ngập; 179 nhà sập đổ; 637 nhà hư hỏng; 7.946 ha lúa, hoa màu ngập úng; 168 ha đầm hồ thủy sản bị thiệt hại; 58,3 tấn cá ở Đồng Nai bị mất; 11 vị trí quốc lộ và nhiều tuyến đường giao thông địa phương bị sạt lở, ngập úng.
Để ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Cận cảnh "bom khủng" xây không phép khiến chủ tịch phường bị đình chỉ công tác Công trình taluy cuối hẻm 377 Trần Phú ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cao hàng chục mét bị phát hiện xây dựng không phép, có dấu hiệu hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ cho nhiều hộ dân sống bên dưới. Vừa qua, UBND TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã tạm đình chỉ công tác ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch UBND...