Cảnh báo sạt lở đất, lũ quét ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên
Trong sáng nay 2.8, cơ quan khí tượng đã phát đi cảnh báo xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Sáng 2.8, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 6 giờ qua (từ 0 – 6 giờ ngày 2.8), tại Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên đã có mưa to đến rất to như: Đoàn Kết (Điện Biên) mưa 184,4 mm; Mường Mô (Lai Châu) 77 mm; Xím Vàng (Sơn La) 55,8 mm; Chế Tạo (Yên Bái) 111,2 mm; Bình Giáo (Gia Lai) 121,8 mm…
Cảnh báo sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên. Ảnh CTV
Trong 6 giờ tới, tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và Yên Bái tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 40 – 50 mm, có nơi trên 90 mm; khu vực Tây nguyên từ 30 – 40 mm, có nơi trên 60 mm.
Do mưa lớn nên trong 6 giờ tới có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, đặc biệt các huyện, thành phố gồm: Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Lay, Điện Biên (tỉnh Điện Biên); Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Than Uyên, Sìn Hồ, Tam Đường (Lai Châu); Mường La, Bắc Yên, Sốp Cộp (Sơn La); Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn, Sa Pa (Lào Cai); Mù Căng Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Yên (Yên Bái); La H Drai, Đắk Tô (Kon Tum); La Grai, Chư Prông, Chư Sê, Phú Thiện, La Pa (Gia Lai); Tuy Đức, Đắk Rlấp (Đắk Nông); TP.Bảo Lộc, Bảo Lâm (Lâm Đồng).
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, cấp 1,5. Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.
Xem nhanh 12h ngày 2.8: Bản tin thời sự toàn cảnh
Cảnh báo mưa giông ở nội thành Hà Nội
Bản tin lúc 9 giờ 10 sáng nay 2.8 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông báo, mây đối lưu đang hình thành và phát triển trên khu vực Q.Hoàng Mai (Hà Nội), có xu hướng mở rộng về phía các quận nội thành Hà Nội.
Trong 3 giờ tới, vùng mây đối lưu này sẽ tiếp tục phát triển, gây mưa rào và giông cho khu vực Q.Hoàng Mai, sau đó sẽ lan sang các quận khác thuộc nội thành Hà Nội. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Lâm Đồng cần đề phòng sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối 22/7, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng cục bộ tại các khu dân cư, vùng trũng thấp đối với các huyện: Bảo Yên (Lào Cai); Lục Yên, Yên Bình (Yên Bái).
Các huyện sau cần chú ý theo dõi: Bắc Hà (Lào Cai); Trấn Yên, Văn Yên (Yên Bái).
Ảnh minh họa: Đậu Tất Thành/TTXVN
Nguy cơ lũ quét trên các sông, suối nhỏ; sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng cục bộ tại các khu dân cư, vùng trũng thấp đối với các huyện tại tỉnh Lâm Đồng: Di Linh, Lạc Dương, Lâm Hà. Các huyện sau cần chú ý theo dõi: Đam Rông, Đơn Dương, thành phố Đà Lạt. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra, đối với các vùng có nguy cơ lũ quét cao, các chuyên gia khuyến cáo, chính quyền và các cơ quan chức năng cần có những phương án cụ thể để phòng tránh; có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em. Mỗi người dân cần nắm chắc và sử dụng thành thạo bản đồ nguy cơ ngập lụt, làm chủ các phương án sơ tán và chủ động trong phòng tránh. Các địa phương thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người và bảo vệ tài sản của nhân dân trong thời gian có lũ quét...
Ngoài ra, người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: Mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn.
Chi tiết các khu vực đêm 22/7 và ngày 23/7:
Phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C, có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C, có nơi trên 34 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Gió Đông Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C, có nơi trên 34 độ C.
Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Đông Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 25 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C, có nơi trên 34 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ C. Tây Nguyên có nhiệt độ cao nhất 29 - 32 độ C, có nơi trên 32 độ C. Nam Bộ có nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30 - 33 độ C, có nơi trên 33 độ C.
Mưa lớn liên tục, nhiều khu vực của tỉnh Lâm Đồng có nguy cơ sạt lở đất Mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực của tỉnh Lâm Đồng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Khu vực xảy ra sạt lở trên đèo Bảo Lộc (ảnh: Trường Nguyên) Ngày 31/7, theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn tỉnh đã có mưa nhiều nơi, rải rác có mưa vừa đến mưa to...