Cục Lâm nghiệp nhận định nguyên nhân sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người
Vị trí vụ sạt lở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) là đồi trồng sầu riêng trên đất rừng phòng hộ.
Rừng phòng hộ trên cạn thì theo quy định phải trồng cây bản địa, có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa. Chuyện này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương.
Chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ NN-PTNT diễn ra tại Hà Nội chiều 1.8, ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), đã thông tin nhận định về nguyên nhân góp phần gây ra vụ sạt lở đèo Bảo Lộc làm 4 người chết.
Ông Triệu Văn Lực thông tin về nguyên nhân góp phần gây ra vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc. Ảnh PHAN HẬU
Ông Lực cho biết, nguyên nhân chính xác dẫn tới vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc đang được UBND tỉnh Lâm Đồng và Phó thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo phải làm rõ. Nhưng có thể nhận định ban đầu, vụ sạt lở ở đây là do tác động của lượng mưa quá lớn, mưa kéo dài nhiều ngày. Qua xác định, vị trí sạt lở là đồi trồng sầu riêng có thế đất rất cao. Sầu riêng trồng ở đây mới từ năm 2019 thì không có độ che phủ.
Cục Lâm nghiệp nhận định nguyên nhân sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người
Đại diện lãnh đạo Cục Lâm nghiệp cũng khẳng định, Bộ NN-PTNT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 156 thi hành luật Lâm nghiệp, trong đó quy định rất rõ về quy chế quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, cụ thể với từng loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
“Chúng tôi chắc chắn đây là rừng phòng hộ rồi, mà rừng phòng hộ trên cạn thì theo quy định phải trồng cây bản địa, có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa. Quản lý, sử dụng đất rừng, trồng rừng phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ NN-PTNT đã ban hành hướng dẫn theo đúng quy định của Nghị định 156. Chuyện này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương trong thực hiện quy hoạch”, ông Lực nói.
Trước đó chiều 30.7, vụ sạt lở đất xảy ra trên khu vực đèo Bảo Lộc đã vùi lấp trạm cảnh sát giao thông làm 4 người chết, trong đó có 3 cảnh sát giao thông. Ngay trong sáng 31.7, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã trực tiếp thị sát tại hiện trường, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân, khắc phục hậu quả vụ sạt lở.
Trao bằng Tổ quốc ghi công 3 CSGT hy sinh do sạt lở đèo Bảo Lộc
Liên quan đến vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đánh giá, xác định cụ thể nguyên nhân và rút kinh nghiệm về sự cố này; đồng thời phải kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời khu vực có nguy cơ sạt lở để có phương án chủ động bảo đảm an toàn giao thông trên QL20 và các trục giao thông chính trên địa bàn tỉnh.
Cũng từ vụ việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 607 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.
Đất đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc đã được giải phóng
Lâm Đồng đã giải phóng được khối đất đá trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc khiến 3 CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong.
Hiện trường xảy ra sạt lở khiến 3 CSGT hy sinh, một người dân tử vong.
Tối 31/7, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin, khối lượng đất đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc cơ bản được xử lý, giải phóng. Tuy nhiên, nhiều phương tiện còn bị vùi lấp nên lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm.
Máy móc cùng nhân lực được huy động dọn dẹp hiện trường sạt lở. Ảnh: Xuân Ngọc.
Sau khi hiện trường được giải phóng hoàn toàn, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ giao Sở GTVT, Công an tỉnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn trên đèo Bảo Lộc.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh, tuỳ tình hình thực tế sẽ có đánh giá cụ thể mới quyết định cho xe cộ lưu thông để đảm bảo an toàn. Tại 2 chốt đèo sẽ có các lực lượng túc trực 24/24 để kiểm soát xe cộ và chỉ có các lực lượng làm nhiệm vụ mới được phép lưu thông vào đèo Bảo Lộc.
Ô tô bị vùi trong vụ sạt lở. Ảnh: Xuân Ngọc.
Như VietNamNet đưa tin, trước đó, Lâm Đồng chỉ đạo khẩn, hướng dẫn phân luồng, tuyến giao thông tránh điểm sạt lở đèo Bảo Lộc.
Theo hướng TP.HCM về Đà Lạt, các phương tiện rẽ trái tại ngã 3 Madagui (huyện Đạ Huoai) vào huyện Đạ Tẻh. Tiếp đó, phương tiện đi theo đường đèo Con Ó (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) để qua đèo B40 (xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm) rồi ra Tỉnh lộ 725, về ngã 3 Lộc Sơn (TP Bảo Lộc), ra lại quốc lộ 20 để tiếp tục hành trình. Hướng Đà Lạt về TP.HCM, các phương tiện cũng sẽ lặp lại lộ trình di chuyển theo chiều ngược lại.
Đồi sầu riêng phía sau chốt CSGT bị sạt phần lớn là đất lâm nghiệp Bên cạnh việc bàng hoàng trước thông tin 3 chiến sĩ CSGT hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thì người dân đang thắc mắc rằng vườn sầu riêng phía sau chốt CSGT đèo Bảo Lộc là của ai. Ngày 31-7, nguồn tin riêng của PLO cho biết phần lớn vườn sầu riêng trên đồi phía sau chốt CSGT đèo Bảo Lộc thuộc...