Trao bằng Tổ quốc ghi công 3 cảnh sát giao thông hy sinh ở đèo Bảo Lộc
Đón nhận bằng Tổ quốc ghi công, thân nhân của 3 cán bộ cảnh sát giao thông không giấu nổi nỗi xúc động trước sự ra đi của các liệt sỹ hy sinh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc.
Chiều 1/8, đoàn công tác của Bộ Công an và UBND tỉnh Lâm Đồng đã thăm hỏi, trao bằng Tổ quốc ghi công đến gia đình 3 cảnh sát giao thông hy sinh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng trao bằng Tổ quốc ghi công tới gia đình liệt sỹ Nguyễn Khắc Thường (Ảnh: Trung Thi).
Trước đó, ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 900/QĐ-TTg cấp bằng Tổ quốc ghi công với 3 cảnh sát giao thông hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên đèo Bảo Lộc.
Các liệt sỹ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ gồm Trung tá Nguyễn Khắc Thường (quê Hải Dương), Thiếu tá Lê Quang Thành (quê Quảng Trị), Đại úy Lê Ánh Sáng (quê Hà Tĩnh), là cán bộ thuộc Trạm CSGT Madaguoi, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng.
Bằng Tổ quốc ghi công là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với sự hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của 3 cán bộ công an tỉnh Lâm Đồng.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân liệt sĩ (Ảnh: Trung Thi).
Video đang HOT
Tại buổi lễ truy tặng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân liệt sỹ đã hy sinh, đồng thời đề nghị Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ sớm ổn định cuộc sống.
Trước đó, báo Dân trí đã thông tin, vụ sạt lở xảy ra khoảng 14h30 phút ngày 30/7, vùi lấp 3 cán bộ CSGT và một người dân.
Tỉnh Lâm Đồng huy động tối đa lực lượng, phương tiện tiếp cận hiện trường, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Đến đêm cùng ngày, thi thể 3 cán bộ CSGT đã được tìm thấy.
Trưa 31/7, nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở được đưa ra khỏi đống đất đá. Vụ việc khiến cả 4 người tử vong.
Ngày 1/8, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã quyết định hỗ trợ 4 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc (gồm 3 cán bộ, chiến sĩ CSGT và 1 người dân) tổng số tiền 200 triệu đồng.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân cũng đã ký quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng/gia đình đối với gia đình 3 cán bộ CSGT; hỗ trợ 50 triệu đồng đối với gia đình anh Phạm Ngọc Anh, nguyên chiến sĩ nghĩa vụ, Công an tỉnh Lâm Đồng.
Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định thăng quân hàm tới thân nhân liệt sĩ (Ảnh: Đặng Dương).
Cùng ngày 31/7, Bộ Công an quyết định truy thăng quân hàm 3 cán bộ CSGT Trạm Madaguoi hy sinh khi làm nhiệm vụ trên đèo Bảo Lộc.
Theo đó Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường (SN 1982) được thăng hàm lên Trung tá, Thượng úy Lê Quang Thành (SN 1977) lên Đại úy, Thượng úy Lê Ánh Sáng (SN 1990) lên Đại úy.
Đề xuất cảnh sát giao thông không phải chào người vi phạm có hành vi cản trở, thiếu văn hóa
Bộ Công an đề xuất cảnh sát giao thông sau khi dừng phương tiện phải chào người dân theo điều lệnh, trừ các trường hợp có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa, cản trở.
Dự thảo của Bộ Công an đề xuất cảnh sát giao thông không phải chào người thiếu văn hóa - Ảnh: T.L.
Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông để lấy ý kiến rộng rãi trong vòng 2 tháng.
Thông tư này dự kiến sẽ thay thế một số thông tư đã ban hành trước đó của Bộ Công an, bao gồm thông tư 65/2020 có nội dung quy định tương tự.
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thông tư, đề xuất một số trường hợp cảnh sát giao thông không phải chào khi dừng phương tiện.
Cụ thể, điều 17 dự thảo quy định sau khi dừng xe có dấu hiệu vi phạm, cảnh sát giao thông thực hiện động tác chào theo điều lệnh Công an nhân dân. Trừ trường hợp cảnh sát giao thông biết người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã, có hành vi thiếu văn hóa, cản trở, chống đối việc kiểm tra, kiểm soát.
Thông tư 65/2020 hiện hành quy định cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện phải chào theo điều lệnh công an hoặc chào bằng lời nói: "Chào ông, bà, anh, chị...", sau đó nói: "Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông".
Sau khi kiểm soát xong, cán bộ cảnh sát giao thông cũng không phải nói thêm: "Cảm ơn ông, bà, anh, chị,... đã hợp tác với lực lượng cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự an toàn giao thông" như tại thông tư 65.
Theo dự thảo, cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.
Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm.
Sau khi phát hiện người vi phạm, cảnh sát mặc thường phục phải báo ngay cho lực lượng kiểm soát công khai mặc trang phục công an để xử lý.
Dự thảo cũng đề xuất khi dừng, kiểm soát phương tiện cảnh sát giao thông phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.
Bốn trường hợp cảnh sát giao thông được dừng phương tiện
Dự thảo thông tư quy định, cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm...
Từ tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
CSGT giúp người dân thu gom cá bị đổ trên đường phố Trong quá trình làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, Cảnh sát giao thông (CSGT) TP.Hà Nội đã giúp đỡ người dân nhặt hơn 1 tạ cá bị đổ ra đường. Theo đó, lúc 14 giờ ngày 23/9, tổ CSGT thuộc Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, do Thiếu tá Nguyễn Duy Khánh làm tổ trưởng; Thiếu tá Nguyễn...