Nguyên nhân khiến Mexico không muốn gia nhập BRICS
Chuyên gia cho rằng Mexico không có lợi khi gia nhập BRICS do phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Mexico không muốn hội nhập với BRICS vì phụ thuộc vào Mỹ. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 22/8 dẫn nhận định của Tiến sĩ khoa học kinh tế Victor Aramburu Cano, Giáo sư tại Viện Công nghệ Monterrey cho rằng việc Chính phủ Mexico từ chối nối lại quan hệ với các nước BRICS (gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil) chủ yếu là do nước này phụ thuộc nhiều vào thị trường và đầu tư của Mỹ. Ngoài ra, quốc gia Mỹ Latinh này còn được hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra.
“Tổng thống López Obrador bác bỏ khả năng Mexico sẽ gia nhập BRICS và từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối. Điều này chủ yếu là do Mexico phụ thuộc nhiều vào Mỹ về thương mại và đầu tư. Thật không may, vấn đề địa lý là định mệnh. Do đó, Mexico càng muốn đa dạng hóa quan hệ thương mại của mình bao nhiêu thì điều đó dường như càng gây khó khăn bấy nhiêu”, ông Cano nói.
Theo Giáo sư Cano, 85% hàng xuất khẩu và 42% hàng nhập khẩu của Mexico đến từ Mỹ. Đổi lại, Trung Quốc cung cấp cho Mexico 18,7% hàng nhập khẩu và chỉ 1,8% hàng xuất khẩu.
Đồng thời, mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có lợi cho Mexico.
“Điều này (việc gia nhập BRICS về mặt ngoại thương) không có lợi cho Mexico. Ngoài ra, cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là sự phân tách giữa hai nền kinh tế của họ, đã mang lại lợi ích to lớn cho Mexico – đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, đã tăng trưởng đáng kể và xuất khẩu sang nước này đang ở mức kỷ lục”, Tiến sĩ Cano giải thích.
Như vậy, lập trường của Mexico và các quốc gia khác thuộc khu vực Mỹ Latinh, những quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập nhóm BRICS, có sự khác biệt đáng kể. Hiện BRICS có 1 thành viên ở khu vực này là Brazil cũng như các đối tác đối thoại như Argentina, Bolivia và Venezuela.
Ở Trung Mỹ, Honduras nổi bật trong nhóm các quốc gia quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Cano, vị trí của quốc gia Trung Mỹ này tương tự như Mexico, với Mỹ là đối tác thương mại chính, cung cấp một nửa kim ngạch xuất khẩu cho họ, vì vậy việc hội nhập với các nước BRICS cũng có vẻ khó khăn.
Ông Tập Cận Bình và ông Putin gửi thông điệp gì tại hội nghị BRICS?
Trong số nhiều thông điệp được hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc gửi đến có việc nhấn mạnh sự phát triển và vai trò của khối BRICS.
Đại diện các thành viên BRICS dự hội nghị tại Nam Phi hôm 22.8. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 23.8 đưa tin Trung Quốc ủng hộ kế hoạch mở rộng khối BRICS (các nền kinh tế mới nổi hiện gồm 5 thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào thay mặt đọc vào ngày 22.8 trong hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra tại Nam Phi. Theo đó, Trung Quốc cho biết việc thảo luận không nhằm "yêu cầu các nước theo phe hay tạo sự đối đầu khối, mà là mở rộng kiến trúc hòa bình và phát triển".
"BRICS là một lực lượng tích cực và ổn định vì thiện chí tiếp tục phát triển. Chúng tôi sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược BRICS mạnh mẽ hơn", theo bài phát biểu.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong BRICS và chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập đến Nam Phi từ ngày 21.8 là chuyến công du nước ngoài thứ 2 của nhà lãnh đạo trong năm nay.
Bạn biết gì về khối BRICS?
Theo tờ South China Morning Post, ông Tập đã không có mặt tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS hôm 22.8, nơi trước đó có thông tin ông sẽ phát biểu cùng những đại diện các thành viên trong khối. Bộ trưởng Vương đã thay mặt ông đọc bài phát biểu.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin dù không đến dự nhưng cũng có bài phát biểu được ghi sẵn. Ông Putin cho rằng BRICS đang trên đường đáp ứng nguyện vọng của hầu hết dân số thế giới.
"Chúng ta hợp tác trên các nguyên tắc bình đẳng, hỗ trợ quan hệ đối tác, tôn trọng lợi ích của nhau và đây là bản chất của lộ trình chiến lược định hướng tương lai của hiệp hội chúng ta, một lộ trình đáp ứng nguyện vọng của phần lớn cộng đồng thế giới", Reuters dẫn lời ông Putin phát biểu trong đoạn phim được ghi sẵn. Nga cử đại diện là Ngoại trưởng Sergei Lavrov dự hội nghị BRICS.
Trên đây chỉ là một vài trong số nhiều thông điệp mà hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc gửi đến hội nghị.
Hãng AFP dẫn lời Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho rằng Mỹ không xem BRICS như "một kiểu đối thủ địa chính trị". Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy "mối quan hệ tích cực với Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, đồng thời "tiếp tục kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc".
Chuyến công du nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc đang thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày (21 - 24/8) tới Cộng hòa Nam Phi theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Cyril Ramaphosa và dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) diễn ra tại Johannesburg từ ngày 22-24/8. Giới chuyên gia đánh giá, chuyến công...