Định vị vai trò trong thế giới nhiều biến động

Theo dõi VGT trên

An ninh đã được thắt chặt tại các nẻo đường xung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Sandton tại thành phố Johannesburg (Nam Phi), nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ( BRICS).

Định vị vai trò trong thế giới nhiều biến động - Hình 1
Đường phố được trang hoàng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg, Nam Phi, ngày 17/8/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Hội nghị tổ chức trong các ngày 22 – 24/8 với nhiều nguyên thủ quốc gia và các phái đoàn không chỉ từ các thành viên BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mà còn từ trên 40 quốc gia hội tụ về trung tâm kinh tế lớn nhất của Nam Phi này.

Năm nay, Nam Phi chọn chủ đề chính thức là “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”, cho thấy định hướng của các nước thành viên thúc đẩy hợp tác với Nam bán cầu. Ngoài ra, hai chủ đề khác được đặc biệt quan tâm là thiết lập một loại tiền tệ chung của BRICS và mở rộng thành viên.

BRICS dự định giới thiệu một loại tiền tệ chung cho các hoạt động thương mại và tài chính nội khối với mục tiêu giảm bớt ảnh hưởng của đồng USD trong thương mại quốc tế.”Đồng tiền chung” này được đề xuất nhằm cách mạng hóa việc thực hiện các giao dịch quốc tế và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa nước thành viên, thông qua đó hài hòa các tương tác tài chính và tăng cường sức mạnh kinh tế tập thể của BRICS. Điều này có thể dẫn đến việc tái định hình các động lực địa chính trị toàn cầu và thách thức sự thống trị của Mỹ, qua đó tạo ra một bối cảnh tài chính toàn cầu cân bằng và toàn diện hơn.

Trước đó, năm 2015, BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Quỹ dự trữ ngoại tệ với tổng trị giá 200 tỷ USD, với mục tiêu huy động nguồn lực tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững ở các nước thành viên BRICS, cũng như các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác. Tới nay, NDB cũng đã mở rộng với việc kết nạp thêm thành viên mới gồm Bangladesh, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Uruguay.

Về chủ đề mở rộng thành viên, Đại sứ Nam Phi phụ trách các mối quan hệ của nước này với BRICS Anil Sooklal nhận định môi trường quốc tế ngày càng phân cực do cuộc xung đột Nga – Ukraine và căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng đang khiến nhiều quốc gia tìm tới những tổ chức như BRICS, vốn định vị vai trò và ảnh hưởng của mình như một hình mẫu cho quan hệ hợp tác đối tác cùng phát triển. Nhất là năm 2010, với việc kết nạp Nam Phi, BRICS đã mang tính toàn cầu hơn khi có đại diện ở hầu hết châu lục lớn. Đại sứ Sooklal nhấn mạnh một BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 50% dân số toàn cầu và hơn 35% GDP toàn cầu và “con số đó sẽ tăng lên”. Ông cho rằng “BRICS đã là chất xúc tác cho một sự thay đổi mang tính kiến tạo mà bạn sẽ thấy trong cấu trúc địa chính trị toàn cầu bắt đầu từ hội nghị thượng đỉnh”.

Video đang HOT

Theo con số mà Bộ Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi cung cấp, hiện có trên 40 quốc gia, bao gồm cả Saudi Arabia, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Argentina, Indonesia, Ai Cập và Ethiopia, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS, trong đó 22 quốc gia đã gửi yêu cầu chính thức.

Nhiều chuyên gia đánh giá một BRICS được mở rộng về mặt chiến lược sẽ là một “cơn địa chấn” đối với trật tự thế giới, chủ yếu là về mặt kinh tế. Với tốc độ toàn cầu hóa hiện nay, những nước mới gia nhập khối có thể sẽ sử dụng tư cách thành viên BRICS để đàm phán tốt hơn với các đối tác phương Tây – điều giúp họ có nhiều lựa chọn hơn. Theo nhà kinh tế trưởng Yaroslav Lissovolik của Ngân hàng Phát triển Á – Âu (EADB), BRICS mở rộng sẽ trở thành mô hình hội nhập mới cho nền kinh tế toàn cầu theo hướng đa dạng, chuyển động không ngừng, hướng tới việc thiết lập quan hệ thân thiện giữa các châu lục và các khu vực trên thế giới. Cơ chế hợp tác “BRICS mở rộng” cũng được đánh giá là một nền tảng quan trọng cho hợp tác Nam – Nam, giúp các nước đang phát triển có tiếng nói lớn hơn cũng như góp phần bảo đảm trật tự thế giới dựa trên nền tảng đa phương.

Tuy nhiên, hiện các nước thành viên BRICS được cho vẫn bị chia rẽ trong vấn đề này, đặc biệt liên quan tới các tiêu chí kết nạp. Giới quan sát nhận định Trung Quốc, quốc gia đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng về thương mại và địa chính trị trên toàn cầu, sẽ ủng hộ việc mở rộng BRICS. Nga cũng đã bày tỏ mong muốn kết nạp các thành viên mới. Trong khi đó, Brazil lại tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và Ấn Độ vẫn chưa đưa ra quyết định của mình.

Về phần nước chủ nhà Nam Phi, trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình tối 20/8 về chính sách đối ngoại của Nam Phi và hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã bày tỏ ủng hộ đối với việc mở rộng nhóm. Theo ông, một BRICS mở rộng sẽ đại diện cho một nhóm các quốc gia đa dạng có chung mong muốn kiến tạo một trật tự thế giới cân bằng hơn. Ông khẳng định giá trị của BRICS vượt ra ngoài lợi ích của các thành viên hiện tại. Nhà lãnh đạo Nam Phi nêu rõ nếu một BRICS mở rộng muốn trở thành tác nhân thay đổi cục diện thế giới, khối này sẽ cần phải có khả năng hành động. Bản thân trong nội bộ khối, điều tiên quyết và thiết yếu là cố gắng tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên.

Một số nhà kinh tế đánh giá khó khăn lớn gần nhất mà BRICS mở rộng sẽ phải đối mặt là các thành viên của khối có thể chế chính trị và hệ thống kinh tế khác nhau, bởi vậy, BRICS cần lựa chọn kỹ các nước ứng cử viên. Nhiều khả năng trong ngắn hạn, BRICS sẽ theo đuổi chiến lược mở rộng khối một cách thận trọng, có tính toán và có chiến lược. Nói cách khác, trong tương lai gần, khả năng cao sẽ xuất hiện “các tầng lớp thành viên” khác nhau, BRICS chỉ trao tư cách thành viên theo từng giai đoạn và tư cách thành viên đầy đủ sẽ chỉ được cấp cho các quốc gia đáp ứng tất cả các tiêu chí của nhóm.
Với trọng tâm trước mắt là củng cố hợp tác nội khối và khẳng định tầm ảnh hưởng trong thế giới nhiều biến động, kết quả của hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi có thể báo trước sự khởi đầu của một chương mới về tài chính và địa chính trị toàn cầu, có khả năng tái định hình trật tự toàn cầu trong tương lai.

Kỳ vọng gì từ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS?

Có rất ít chi tiết được hé lộ về những gì các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dự định thảo luận, nhưng việc mở rộng khối dự kiến sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Bên cạnh đó là việc phát hành đồng tiền chung của khối và khả năng thiết lập một hệ thống thanh toán chung.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ XV dự kiến sẽ diễn ra từ 22-24/8 tại Trung tâm hội nghị Sandton, Johannesburg, Nam Phi. Trong lần thứ 3 đăng cai, Nam Phi lấy chủ đề của hội nghị năm nay là "BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững và chủ nghĩa đa phương bao trùm". Tính tới thời điểm hiện tại, 30 trong số hơn 60 quốc gia nhận được lời mời đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện quan trọng này.

Tổng thống nước chủ nhà Cyril Ramaphosa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ trực tiếp tham dự hội nghị trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự sự kiện theo hình thức trực tuyến. Có rất ít chi tiết được hé lộ về những gì các nhà lãnh đạo BRICS dự định thảo luận, nhưng việc mở rộng khối bằng cách bổ sung các thành viên mới dự kiến sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự. Bên cạnh đó là việc phát hành đồng tiền chung của khối và khả năng thiết lập một hệ thống thanh toán chung.

Giới chuyên gia cho rằng, đối với nền kinh tế thế giới, BRICS giờ đã có ý nghĩa quan trọng hơn so với Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7): "BRICS đã vượt cao hơn là một "khối thay thế", bởi BRICS bao gồm một số nước có đóng góp nặng ký nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây", và rằng: "Đối với thế giới, và trước hết là đối với các nước đang phát triển, những gì diễn ra ở BRICS quan trọng và có tính thời sự hơn nhiều so với những gì xảy ra ở G7".

Kỳ vọng gì từ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS? - Hình 1
Các nhà lãnh đạo BRICS.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dành chú ý vào việc Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) - Ngân hàng BRICS có đóng góp thúc đẩy tiềm năng kinh tế của toàn khối. Ông cũng ghi nhận tầm quan trọng của tổ chức tài chính này, vốn đã sở hữu số tiền vượt quá 100 tỷ USD. Theo quan điểm của họ, đà tăng trưởng của Ngân hàng BRICS "đã phản ánh xu hướng cơ bản của hệ thống thế giới: nền kinh tế thế giới có sự chuyển dịch sang phía các nước đang phát triển, và trước hết là các nước châu Á.

Tuy nhiên, cho rằng Ngân hàng BRICS "không phải là giải pháp thay thế cho IMF hay các tổ chức quốc tế nói chung", họ tuyên bố rằng, tổ chức này là "thể hiện những thay đổi cấu trúc mà hệ thống thế giới đã trải qua", và trong nội hàm diễn ra "quá trình chuyển tích lũy từ các nước phát triển, chủ yếu là Mỹ, sang các nước đang phát triển, trước hết là sang các nước châu Á và cơ bản là sang Trung Quốc".

Vấn đề mở rộng thành viên của BRICS được Nam Phi đề xuất từ năm 2018 nhưng vào thời điểm đó, các thành viên khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã tỏ ra miễn cưỡng. Do vậy, các nhà lãnh đạo đã quyết định củng cố đoàn kết nội khối và gác lại các cuộc thảo luận về việc mở rộng. Vấn đề này một lần nữa được hâm nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối năm 2022 ở Trung Quốc, với "sự đồng thuận chính trị của 5 quốc gia BRICS".

Nhưng vẫn như cũ, việc mở rộng khối này vẫn nổi lên như một vấn đề gai góc giữa 5 nhà lãnh đạo, với sự bất đồng về giá trị của việc kết nạp thêm thành viên, chứ chưa nói đến tiêu chí chấp nhận ứng viên. Các quan chức và Ngoại trưởng BRICS đã làm việc về các tiêu chí để trở thành thành viên và sẽ soạn thảo các khuyến nghị để các nhà lãnh đạo BRICS xem xét tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tuần tới.

Trong khi đó, ý tưởng về một đồng tiền chung đã được các quốc gia BRICS đề cập trong nhiều năm, theo ông Jim O'Neill, chuyên gia kinh tế kỳ cựu, người đã đặt ra thuật ngữ BRIC (ban đầu nhóm này không bao gồm Nam Phi) khi ông làm việc tại Goldman Sachs vào năm 2001. Đồng tiền mới này dự kiến mang tên "R5". Theo giải thích của nhà kinh tế học Nogueira Batista, đại diện của Brazil tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) - Ngân hàng BRICS, sở dĩ tên của loại tiền tệ mới này bắt đầu bằng chữ "R" vì tên của các loại tiền của các quốc gia BRICS đều bắt đầu bằng chữ "R": đồng real của Brazil, ruble của Nga, rupee của Ấn Độ, Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc và rand của Nam Phi.

Nhưng chuyên gia Jim O'Neill, hiện là cố vấn cấp cao tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho rằng, chừng nào Trung Quốc và Ấn Độ còn chưa vượt qua được sự cạnh tranh "quá lớn và quá lâu đời" để bắt tay với nhau thì chừng đó ngôi vương của đồng USD vẫn sẽ chưa bị thách thức. Bất chấp những cuộc thảo luận đang diễn ra về "phi đô la hóa", tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu vẫn ở mức gần 60% vào năm 2022, và đồng USD tiếp tục được sử dụng trong 88% giao dịch quốc tế, theo số liệu của IMF. Và Phố Wall dường như cũng không lo lắng về bất kỳ đối thủ cạnh tranh nặng ký nào với đồng bạc xanh.

"Không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với đồng USD trong 10 năm tới", ông Dylan Kremer, đồng Giám đốc Đầu tư tại Công ty Quản lý tài sản Certuity, lập luận rằng, các quốc gia BRICS khi kết hợp lại vẫn thiếu sự ổn định chính trị để khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào một loại tiền tệ chung.

Trong khi đó, theo nhận định của các nhà phân tích tài chính và kinh tế thuộc Tập đoàn ING (Hà Lan), BRICS mở rộng với quy mô nào đều có thể tác động tới tốc độ mà khối này áp dụng các hệ thống thương mại và tài chính bên ngoài phạm vi đồng USD. Các chuyên gia trên cho rằng, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương đã sụt giảm, nhưng đồng đô la Mỹ vẫn được sử dụng nhiều trong thương mại, tài sản tư nhân, phát hành nợ và nói chung trên thị trường ngoại hối toàn cầu.

Trong số những "đối thủ thách thức" tiềm năng đối với USD, đồng euro dường như đang xếp thứ 2, nhưng chỉ phố biến ở châu Âu. Nhìn vào BRICS, việc Trung Quốc tăng cường các kênh hoán đổi đồng NDT dường như đã giúp tăng cường sử dụng đồng tiền này trong thương mại và dự trữ quốc tế. Quá trình "phi đô la hóa" của Nga cũng đã giúp NDT tăng thêm giá trị, nhưng việc kiểm soát vốn của Trung Quốc và phát hành "trái phiếu gấu trúc" ở mức thấp vẫn là một trở ngại.

Việc sử dụng ngày càng nhiều loại tiền tệ thay thế dường như không đe dọa đến đồng USD mà ngược lại làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các đồng tiền trong khu vực trong bối cảnh dòng chảy thương mại và vốn bị phân mảnh. Trước mắt, không có loại tiền tệ nào thách thức được vị thế thống trị của USD với tư cách là loại tiền tệ được lựa chọn hàng đầu.

Do đó, các chuyên gia ING đánh giá hiện tại họ chưa thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy đồng USD đang trên đà suy giảm. Tuy nhiên, USD vẫn đang phải đối mặt với những thách thức xuất phát từ cả kinh tế và địa chính trị. Đặc biệt, cuộc xung đột ở Ukraine và việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga vào năm 2022 đã thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận về việc "vũ khí hóa" đồng USD; sự chia rẽ của các khối địa chính trị và cuối cùng là sự suy giảm "không thể tránh khỏi" trong việc sử dụng USD - hay còn gọi là "phi USD hóa" trong thương mại toàn cầu.

Tóm lại, bất chấp những dư luận về việc mở rộng BRICS và khả năng ra đời một loại tiền tệ mới có thể thách thức sự thống trị của đồng USD, các chuyên gia của ING không cho rằng, "đồng bạc xanh" có nguy cơ mất đi vị thế là đồng tiền chính toàn cầu ngay lập tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con traiPhản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con trai
18:08:10 02/12/2024
Bão tuyết tấn công nước MỹBão tuyết tấn công nước Mỹ
18:11:47 01/12/2024
Ông Trump đề cử thông gia làm đại sứ Mỹ tại PhápÔng Trump đề cử thông gia làm đại sứ Mỹ tại Pháp
05:42:50 02/12/2024
Cocaine hồng trong thi thể ca sĩ Liam Payne là chất gì?Cocaine hồng trong thi thể ca sĩ Liam Payne là chất gì?
22:06:12 01/12/2024
Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai Hunter Biden trước khi rời nhiệm sởTổng thống Joe Biden ân xá cho con trai Hunter Biden trước khi rời nhiệm sở
15:07:34 02/12/2024
Đảng Dân chủ lo ngại niềm tin bị 'xói mòn' bởi chiến dịch gây quỹ của bà HarrisĐảng Dân chủ lo ngại niềm tin bị 'xói mòn' bởi chiến dịch gây quỹ của bà Harris
09:38:15 02/12/2024
Thế khó của Tổng thống Biden ở Syria trong những ngày cuối cùng tại Nhà TrắngThế khó của Tổng thống Biden ở Syria trong những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng
17:38:38 02/12/2024
Người đàn ông yêu lại bạn gái cũ sau tai nạn làm mất một phần ký ứcNgười đàn ông yêu lại bạn gái cũ sau tai nạn làm mất một phần ký ức
08:50:59 02/12/2024

Tin đang nóng

Nước con suối ở Bình Phước chuyển màu đỏ như máu, bốc mùi hôiNước con suối ở Bình Phước chuyển màu đỏ như máu, bốc mùi hôi
14:03:05 03/12/2024
Tử hình bà Trương Mỹ LanTử hình bà Trương Mỹ Lan
12:43:35 03/12/2024
Vì sao nhà của TikToker Lê Tuấn Khang đóng kín cửa nhiều ngày qua?Vì sao nhà của TikToker Lê Tuấn Khang đóng kín cửa nhiều ngày qua?
12:54:28 03/12/2024
Mang theo súng vào cửa hàng, chỉ vài giây sau tên cướp phải chạy mất dép, còn mất cả vũ khíMang theo súng vào cửa hàng, chỉ vài giây sau tên cướp phải chạy mất dép, còn mất cả vũ khí
13:56:18 03/12/2024
Chuyện gì xảy ra với "thanh niên chăn vịt" Lê Tuấn Khang những ngày qua?Chuyện gì xảy ra với "thanh niên chăn vịt" Lê Tuấn Khang những ngày qua?
12:29:44 03/12/2024
Sao Việt 3/12: Hoa hậu Ý Nhi gợi cảm sau 'dao kéo', Đỗ Mỹ Linh khoe chồng conSao Việt 3/12: Hoa hậu Ý Nhi gợi cảm sau 'dao kéo', Đỗ Mỹ Linh khoe chồng con
10:43:28 03/12/2024
Chị đẹp Châu Tuyết Vân lần thứ 5 vô địch taekwondo thế giới, Tóc Tiên, Minh Hằng liền có phản ứng nàyChị đẹp Châu Tuyết Vân lần thứ 5 vô địch taekwondo thế giới, Tóc Tiên, Minh Hằng liền có phản ứng này
11:13:27 03/12/2024
Tình hình bất ổn đang xảy ra với Hoài LâmTình hình bất ổn đang xảy ra với Hoài Lâm
10:53:04 03/12/2024

Tin mới nhất

Lý giải nguyên nhân khiến Chính phủ Pháp đang 'ngàn cân treo sợi tóc'

Lý giải nguyên nhân khiến Chính phủ Pháp đang 'ngàn cân treo sợi tóc'

15:12:24 03/12/2024
Trước đó, Thủ tướng Barnier đã kích hoạt Điều 49.3 của Hiến pháp nước này nhằm thúc đẩy thông qua khoản ngân sách mà không cần bỏ phiếu tại Quốc hội.
Tàu hàng chìm ngoài khơi Biển Đỏ, gây lo ngại về môi trường

Tàu hàng chìm ngoài khơi Biển Đỏ, gây lo ngại về môi trường

14:34:57 03/12/2024
Vụ va chạm đã khiến nước biển tràn vào phòng máy, gây ra tình trạng rò rỉ dầu diesel nghiêm trọng và đe dọa làm tổn hại đến hệ sinh thái san hô vốn đã rất mỏng manh tại khu vực này.
Liệu lệnh ngừng bắn có bị phá vỡ khi Israel và Hezbollah tiếp tục tấn công lẫn nhau

Liệu lệnh ngừng bắn có bị phá vỡ khi Israel và Hezbollah tiếp tục tấn công lẫn nhau

14:00:10 03/12/2024
Chủ tịch Quốc hội Liban hối thúc ủy ban giám sát thỏa thuận ngừng bắn phải khẩn trương yêu cầu phía Israel chấm dứt các hành vi vi phạm.
Phát hiện loài nhện mới ở Cuba

Phát hiện loài nhện mới ở Cuba

13:56:02 03/12/2024
Những điều kiện thiên nhiên tại nhóm đảo này khuyến khích sự tiến hóa của các loài đặc hữu cao, đặc biệt là các loài nhện. Trong nghiên cứu, các khoa học đã trích xuất và giải trình tự ADN của loài nhện mới để xác định vị trí trong chi ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư cho Hamas

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư cho Hamas

13:40:18 03/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo, Hamas sẽ phải trả giá đắt nếu không thả các con tin bị giam giữ ở Dải Gaza trước khi ông nhậm chức.
Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow

Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow

13:35:16 03/12/2024
Một chuyên gia ngân hàng cấp cao ở Nga cho rằng, phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Moscow đang bị đóng băng.
EC mua hơn 2,2 triệu triệu liều thuốc điều trị COVID-19

EC mua hơn 2,2 triệu triệu liều thuốc điều trị COVID-19

13:09:55 03/12/2024
Hợp đồng này sẽ có hiệu lực trong tối đa 3 năm. Đây là hợp đồng mua chung thuốc điều trị COVID-19 thứ ba của EC sau khi hợp đồng thứ hai hết hạn vào tháng 1/2024.
Ông Trump cảnh báo Hamas, đặt hạn chót để thả con tin ở Dải Gaza

Ông Trump cảnh báo Hamas, đặt hạn chót để thả con tin ở Dải Gaza

13:08:02 03/12/2024
Thủ tướng Netanyahu tuyên bố rằng video này là một hình thức chiến tranh tâm lý tàn nhẫn và cho biết ông đã nói chuyện với gia đình của Alexander qua điện thoại, nhấn mạnh rằng Israel đang nỗ lực không ngừng để đưa các con tin trở về.
Xu hướng tìm về 'nông trại chia sẻ' của người dân thành thị Trung Quốc

Xu hướng tìm về 'nông trại chia sẻ' của người dân thành thị Trung Quốc

13:00:04 03/12/2024
"Nông trại chia sẻ" cũng là nơi để những cư dân thành thị trẻ tuổi thoát khỏi tiếng ồn và sự xô bồ của thành phố, để tự tay cầm cuốc, đắm mình vào công việc đồng áng.
Tổng thống Ukraine nói về việc nhượng bộ Liên bang Nga và gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine nói về việc nhượng bộ Liên bang Nga và gia nhập NATO

10:00:33 03/12/2024
Hồi đầu tuần, ông Zelensky cũng gợi ý rằng nên chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc chiến ở mặt trận phía Đông Ukraine để đổi lấy tư cách thành viên NATO, nhưng không bao gồm ngay các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Lực lượng dân quân Iraq tham gia hỗ trợ Chính quyền Syria đối phó quân nổi dậy

Lực lượng dân quân Iraq tham gia hỗ trợ Chính quyền Syria đối phó quân nổi dậy

09:58:07 03/12/2024
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà lãnh đạo phe đối lập Syria Hadi al-Bahra cho biết quân nổi dậy đang cố gắng buộc Chính phủ Syria chấp nhận một cuộc chuyển đổi chính trị khi nói rằng: Chúng tôi sẵn sàng bắt đầu đàm phán vào ngày mai .
Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô

Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô

09:49:14 03/12/2024
Những tác phẩm tuyệt vời như chú ếch cầm ô lá khoai môn, núi Phú Sĩ theo phong cách tranh Phù thế (Ukiyo-e) hay những con sóng vĩ đại được khắc tinh xảo trên từng chiếc lá rụng đã chinh phục hàng nghìn người yêu nghệ thuật trên khắp thế...

Có thể bạn quan tâm

Chồng và cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án

Chồng và cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án

Pháp luật

15:39:39 03/12/2024
Ngày 3/12, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo và tuyên y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về tội Tham ô tài sản
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 5: Vợ chê chồng chỉ là nhân viên làng nhàng

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 5: Vợ chê chồng chỉ là nhân viên làng nhàng

Phim việt

15:16:05 03/12/2024
Thắng (Minh Hằng) than phiền với chồng rằng cô phải làm việc tối mặt tối mũi, nếu cô cũng là nhân viên làng nhàng giống như chồng thì làm sao nuôi nổi gia đình.
3 mỹ nam Hoa ngữ tuổi Thìn nổi bật nhất 2024: Một người tháng 3 khiến nửa thế giới đắm đuối, tháng 6 bị mắng mỏ khắp MXH

3 mỹ nam Hoa ngữ tuổi Thìn nổi bật nhất 2024: Một người tháng 3 khiến nửa thế giới đắm đuối, tháng 6 bị mắng mỏ khắp MXH

Hậu trường phim

15:13:06 03/12/2024
2024 là năm Thìn. Trong bối cảnh chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm, hãy cùng điểm qua danh sách 3 mỹ nam Hoa ngữ tuổi Thìn nổi bật nhất.
Bức ảnh chụp vội cảnh bố cõng con trong ga tàu điện ngầm gây bão, nhìn thì xúc động nhưng không ít người lưu ý một điểm

Bức ảnh chụp vội cảnh bố cõng con trong ga tàu điện ngầm gây bão, nhìn thì xúc động nhưng không ít người lưu ý một điểm

Netizen

14:50:57 03/12/2024
Mối quan hệ giữa bố và con gái luôn là chủ đề đầy cảm xúc mỗi khi nhắc đến. Bố - người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời và là người hùng không bao giờ lụi tàn trong mắt cô con gái nhỏ của mình.
Phim Hàn 18+ hứng bão chỉ trích vì cổ xúy mại dâm, netizen bức xúc "đừng tô hồng hành vi suy đồi đạo đức"

Phim Hàn 18+ hứng bão chỉ trích vì cổ xúy mại dâm, netizen bức xúc "đừng tô hồng hành vi suy đồi đạo đức"

Phim châu á

14:50:49 03/12/2024
The Trunk tưởng chừng sẽ trở thành siêu phẩm mới vào những tháng cuối năm 2024, nhưng không, ở thời điểm hiện tại, nó đang bị nhấn chìm trong bão chỉ trích.
2 cây cảnh nghe tên tưởng 'lộc lá' nhưng cấm kỵ đặt trong phòng ngủ kẻo tiền tài trôi hết, sức khỏe giảm sút

2 cây cảnh nghe tên tưởng 'lộc lá' nhưng cấm kỵ đặt trong phòng ngủ kẻo tiền tài trôi hết, sức khỏe giảm sút

Sáng tạo

14:39:41 03/12/2024
Không phải cây phong thủy nào cũng có thể đặt trong phòng ngủ. Đặc biệt, có 2 loại cây này bạn cần tránh không được đặt trong phòng ngủ để tránh tiền tài bay hết.
Giọng hát của mỹ nam đẹp nhất BTS gây thất vọng, netizen chán nản vì mãi không tiến bộ

Giọng hát của mỹ nam đẹp nhất BTS gây thất vọng, netizen chán nản vì mãi không tiến bộ

Nhạc quốc tế

14:29:19 03/12/2024
Ngày 29/11 vừa qua, V (BTS) bắt tay cùng nam ca sĩ Park Hyo Shin, đánh dấu màn trở lại của mình trên đường đua Kpop với MV Winter Ahead .
Câu nói khẳng định chủ quyền giữa chốn đông người tiết lộ mối quan hệ tình cảm giữa 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Câu nói khẳng định chủ quyền giữa chốn đông người tiết lộ mối quan hệ tình cảm giữa 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

14:24:35 03/12/2024
Trong lúc nghỉ giữa giờ và giao lưu với khán giả, Anh Tú Voi Bản Đôn đã order một bản hit khác từ Bùi Công Nam, sau thành công của Tìm Được Nhau Khó Thế Nào.
Phát hiện cậu bé 10 tuổi có IQ cao hơn cả Einstein

Phát hiện cậu bé 10 tuổi có IQ cao hơn cả Einstein

Lạ vui

13:52:52 03/12/2024
Với IQ đạt 162, cậu bé người Anh gốc Ấn Độ Krish Arora (10 tuổi) đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi vượt qua cả những nhà khoa học lừng danh như Albert Einstein và Stephen Hawking về chỉ số thông minh.
Phương Lan đăng clip "Nín", Phan Đạt phản ứng mạnh trước thông tin đánh vợ

Phương Lan đăng clip "Nín", Phan Đạt phản ứng mạnh trước thông tin đánh vợ

Sao việt

13:49:05 03/12/2024
Cuộc hôn nhân chưa tròn 1 năm của Phương Lan và Phan Đạt kết thúc khiến netizen bàn tán xôn xao trong mấy ngày qua.
Chồng cũ bị bắt gặp hẹn hò hotgirl mạng, Triệu Lệ Dĩnh giữ vững quan điểm

Chồng cũ bị bắt gặp hẹn hò hotgirl mạng, Triệu Lệ Dĩnh giữ vững quan điểm

Sao châu á

13:42:47 03/12/2024
Mới đây, làng giải trí Hoa ngữ đang xôn xao khi xuất hiện thông tin nam diễn viên Phùng Thiệu Phong hẹn hò hotgirl mạng.