Tổng thống Putin không dự thượng đỉnh BRICS giữa tranh cãi lệnh bắt giữ của ICC
Theo Văn phòng Tổng thống Nam Phi, lãnh đạo Nga sẽ không tới Johannesburg dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS trong bối cảnh xuất hiện những tranh cãi về khả năng bắt giữ ông Putin theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)
Văn phòng của Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết họ đã đồng ý với Moskva rằng nhà lãnh đạo Nga Putin (ảnh) sẽ không tới Johannesburg dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS. Ảnh: Reuters
Theo đài RT, Văn phòng của Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 19/7 thông báo rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh của nguyên thủ các nước BRICS tại Johannesburg vào tháng tới. Quyết định được đưa ra bởi hai quốc gia, thông báo nói thêm.
Thay vào đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sẽ đại diện cho Moskva tại sự kiện cấp cao này – nước chủ nhà Nam Phi thông báo.
“Trong thời gian tới, một tuyên bố toàn diện về các vấn đề quan trọng sẽ được đề cập tại hội nghị thượng đỉnh và các vấn đề chính sách đối ngoại liên quan khác sẽ được đưa ra”, tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
Điện Kremlin hiện vẫn chưa xác nhận thông tin nói trên. Lần gần đây nhất là vào ngày 14/7, văn phòng của Tổng thống Putin cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào về kế hoạch của ông cho hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế mới nổi.
Sự kiện sắp tới ở Nam Phi sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo BRICS trong vài năm qua. Các hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19 trước đây đã khiến các hội nghị thượng đỉnh trực tuyến trở nên khả thi hơn đối với Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Kế hoạch tham dự hội nghị BRICS của ông Putin đặt ra một câu hỏi hóc búa đối với Nam Phi, vì quốc gia này là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Cơ quan này đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga với cáo buộc vai trò của ông trong vụ “bắt cóc” trẻ em Ukraine trong bối cảnh xung đột giữa Kiev và Moskva. Nga đã bác bỏ các cáo buộc là có động cơ chính trị và xuyên tạc việc Moskva sơ tán trẻ vị thành niên khỏi khu vực xung đột.
“Nga đã nói rõ rằng việc bắt giữ tổng thống đương nhiệm của họ sẽ là một lời tuyên chiến”, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa giải thích với Tòa án thành phố Gauteng của Nam Phi, nơi xem xét miễn trừ bắt giữ nhà lãnh đạo Nga. Theo hồ sơ được tòa án công bố ngày 18/7, ông Ramaphosa nói thêm rằng: “Sẽ không phù hợp với hiến pháp của chúng ta nếu mạo hiểm gây chiến với Nga.”
Tổng thống Ramaphosa cũng thông báo với tòa án trên rằng Nam Phi đã bắt đầu tham vấn với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) theo Điều 97 của Quy chế Rome, được khởi xướng trong trường hợp “có khả năng ngăn cản hoặc không thể thực hiện yêu cầu của ICC”.
Việc giải trình của Tổng thống Nam Phi trước tòa đã được tiến hành vào tháng 5 và ông Ramaphosa nhấn mạnh vào tính bảo mật của thông tin này, nhưng vào ngày 18/7, Tòa án tối cao Gauteng đã ra phán quyết công bố nội dung nhạy cảm đó theo yêu cầu của đảng Liên minh Dân chủ đối lập.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 19/7 phủ nhận rằng Nga đã thực hiện bất kỳ mối đe dọa ngầm nào đối với Nam Phi.
“Mọi người trên thế giới này đều hiểu âm mưu chống lại người đứng đầu nhà nước Nga có ý nghĩa như thế nào. Không cần bất kỳ lời giải thích nào ở đây”, ông Peskov nói với các nhà báo.
Nam Phi đã phê chuẩn Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, cơ quan này đã ban hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga vào tháng 3 vừa qua vì cáo buộc đã trục xuất hàng loạt trẻ em Ukraine khỏi các vùng chiếm đóng. Mặc dù vậy, Tổng thống Ramaphosa đã từng công khai tuyên bố rằng ông mong đợi sự tham gia của Tổng thống Nga tại hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8.
Tổng thống Nam Phi: Nga cảnh báo việc bắt giữ ông Putin là hành động 'tuyên chiến'
Tổng thống Ramaphosa nêu rõ chấp nhận rủi ro và gây chiến với Nga là trái với hiến pháp của Nam Phi.
Tổng thống Nga Putin (phải) và người đồng cấp Nam Phi Ramaphosa. Ảnh: Pravda
Nhật báo Maverick của Nam Phi (dailymaverick.co.za) ngày 18/7 dẫn lời Tổng thống nước này Cyril Ramaphosa cho biết, Nga đã cảnh báo đến những hậu quả tiêu cực của việc bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế, nếu ông đến dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 tới ở Johannesburg (Nam Phi).
"Nga đã nói rõ rằng việc bắt giữ nhà lãnh đạo của họ sẽ là một lời tuyên chiến. Chấp nhận rủi ro và gây chiến với Nga là trái với hiến pháp của chúng tôi", Tổng thống Ramaphosa nêu rõ.
Tổng thống Ramaphosa cho biết thêm ông đã giải thích điều đó với tòa án thành phố Gauteng của Nam Phi - tòa án đã xem xét miễn trừ bắt giữ nhà lãnh đạo Nga.
Ông Ramaphosa cũng thông báo với tòa án trên rằng Nam Phi đã bắt đầu tham vấn với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) theo Điều 97 của Quy chế Rome, được khởi xướng trong trường hợp "có khả năng ngăn cản hoặc không thể thực hiện yêu cầu của ICC".
Việc giải trình của Tổng thống Nam Phi trước tòa đã được tiến hành vào tháng 5 và ông Ramaphosa nhấn mạnh vào tính bảo mật của thông tin này, nhưng vào ngày 18/7, Tòa án tối cao Gauteng đã ra phán quyết công bố nội dung nhạy cảm đó theo yêu cầu của đảng Liên minh Dân chủ đối lập.
Nam Phi đã phê chuẩn Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, cơ quan này đã ban hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga vào tháng 3 vừa qua vì cáo buộc đã trục xuất hàng loạt trẻ em Ukraine khỏi các vùng chiếm đóng. Mặc dù vậy, Tổng thống Ramaphosa đã công khai tuyên bố rằng ông mong đợi sự tham gia của Tổng thống Nga tại hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8.
Sau đó, ông Ramaphosa đã đề nghị phái đoàn Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 sẽ do Ngoại trưởng Serey Lavrov dẫn đầu, thay vì Tổng thống Putin. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Nam Phi Paul Mashatile thông báo rằng lời đề nghị này đã bị từ chối.
Tổng thống Nga tiết lộ chi phí tài trợ hoàn toàn cho Wagner Tổng thống Putin cho biết thủ lĩnh Wagner, Evgeny Prigozhin đã kiếm được hàng tỷ rúp từ các hợp đồng với chính phủ trong khi sử dụng tiền nhà nước để trả cho các chiến binh. Các tay súng Wagner trong một tòa nhà ở Rostov-on-Don, Nga trong cuộc nổi loạn. Ảnh: Sputnik Tập đoàn Wagner hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ...