Financial Times: Trung Quốc muốn BRICS cạnh tranh với G7
Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết Trung Quốc có kế hoạch thúc đẩy BRICS trở thành đối thủ chính thức của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Nam Phi.
Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, tháng 9/2017. Ảnh: Reuters
“Nếu mở rộng BRICS để chiếm tỷ trọng GDP thế giới tương tự như G7, thì tiếng nói chung của khối trên thế giới sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn”, tờ Financial Times dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên cho hay. Nhóm BRICS hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Tờ báo Anh cũng tiết lộ rằng Chính phủ Trung Quốc đã bất đồng với Ấn Độ về khả năng mở rộng khối trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Johannesburg từ ngày 22 – 24/8 tới.
Các nguồn tin cho biết không có thỏa thuận nào giữa Bắc Kinh và New Delhi về việc liệu BRICS sẽ trở thành một câu lạc bộ kinh tế không liên kết, hay một lực lượng chính trị công khai thách thức sự thống trị của phương Tây.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, giới chức Nam Phi tuyên bố 23 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS và một số quốc gia có thể nhận được lời mời tham dự hội nghị sắp tới tại Johannesburg. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng Argentina, Saudi Arabia và Indonesia rất mong muốn trở thành những thành viên mới của BRICS kể từ khi Nam Phi gia nhập khối vào năm 2010.
Đầu tháng này, Ấn Độ bác bỏ thông tin cho rằng nước này phản đối việc mở rộng BRICS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi mô tả những thông tin đó là “suy đoán không có căn cứ”.
“Theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo vào năm ngoái, các thành viên BRICS đang thảo luận nội bộ về các nguyên tắc hướng dẫn, tiêu chuẩn, tiêu chí và thủ tục cho quá trình mở rộng BRICS trên cơ sở tham vấn và đồng thuận đầy đủ,” ông Bagchi nói.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Brazil cho hay nước này ủng hộ việc mở rộng BRICS, song ông nhấn mạnh “điều quan trọng là cần phải xác định các tiêu chí cho việc kết nạp các thành viên mới này”.
Tuần trước, ông Anil Sooklal, Đại sứ Nam Phi tại BRICS, đã bác bỏ tuyên bố cho rằng khối này “chống phương Tây” và đang tìm cách cạnh tranh với G7. Ông giải thích: “Những gì chúng tôi tìm kiếm là thúc đẩy chương trình nghị sự của Nam bán cầu và xây dựng một cấu trúc toàn cầu toàn diện, đại diện, phù hợp và công bằng hơn”.
Đầu tháng 8, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga tin rằng dù bằng hình thức nào, việc mở rộng BRICS sẽ góp phần phát triển và củng cố hơn nữa khối này.
Ông Peskov lưu ý hình thức và quy mô của việc mở rộng khối sẽ được các nhà lãnh đạo BRICS thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến tham dự hội nghị này qua liên kết video.
Bão Doksuri quét qua Đài Loan (Trung Quốc)
Ngày 28/7, bão Doksuri đã quét qua vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), quật đổ nhiều cây cối, gây mất điện cho hàng trăm nghìn hộ gia đình, khiến nhà chức trách ra cảnh báo gió cực mạnh và chỉ thị tiếp tục đóng cửa các cơ sở kinh doanh.
Các tàu cá tránh trú bão tại cảng ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 26/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến 7h15 giờ địa phương (tức 6h15 giờ Việt Nam), bão Doksuri, được cơ quan thời tiết Đài Loan xếp là cơn bão mạnh cấp hai, quét qua Eo biển Đài Loan với tốc độ gió tối đa 191 km/h và di chuyển hướng về phía tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc.
Trước cảnh báo nguy cơ lũ lụt và lở đất, các trường học và văn phòng ở khu vực phía Nam Đài Loan tiếp tục phải đóng cửa trong ngày thứ 2, bao gồm cả thành phố cảng Cao Hùng (Kaohsiung). Bão cũng khiến hơn 186.000 hộ gia đình trên khắp vùng lãnh thổ này bị mất điện và quật đổ hàng trăm cây xanh tại thành phố Cao Hùng.
Các khu vực miền núi phía Đông và Nam Đài Loan ghi nhận lượng mưa hơn 1.000 mm. Hơn 300 chuyến bay nội địa và nước ngoài đã bị hoãn, dịch vụ đường sắt giữa miền Nam và miền Đông Đài Loan cũng tạm dừng hoạt động. Nhà chức trách đã ban bố cảnh báo nguy cơ bão gây gió giật mạnh với tốc độ hơn 155 km/h tại các đảo Bành Hồ và Kim Môn.
Ngập lụt ở thành phố Malabon, Philippines khi bão Doksuri mang theo mưa lớn và gió mạnh đổ bộ, ngày 26/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, bão Doksuri đã đổ bộ vào miền Bắc Philippines khiến ít nhất 36 người thiệt mạng. Trong đó, một tàu chở khách đã bị lật ở hồ Laguna, gần thủ đô Manila ngày 27/7 sau khi hành khách nhận được cảnh báo gió mạnh đã hoảng sợ di chuyển sang một bên tàu. Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines thông báo số người thiệt mạng do vụ lật tàu này đã tăng lên ít nhất 26 người trong khi 3 người vẫn mất tích và 40 người đã được cứu.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, tàu đang di chuyển từ một cảng ở khu vực Binangonan đến đảo Talim ở hồ Laguna và chở theo gần 70 người, vượt quá giới hạn khách tối đa là 42 người.
Cảnh sát đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
BRICS đang đối trọng với G7 như thế nào? Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) sẽ diễn ra vào ngày 22/8 sắp tới tại Johannesburg và sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của nhóm kể từ năm 2019. Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tháng...