Nguyên nhân gây bệnh ở lưỡi
Lưỡi tôi bị nổi hạt màu đỏ phía bên trong cuống lưỡi, không rát, không đau, có cảm giác tê lưỡi khó chịu giống như ăn đồ lạnh. Xin bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của tôi là do nguyên nhân gì, có cần đi khám không? Xin cám ơn. (thaotran@…)
Ảnh minh họa
Lưỡi là cơ quan vị giác. Nhờ có các nụ vị giác trên bề mặt, lưỡi giúp chúng ta cảm nhận các cảm giác đắng, chua, mặn, ngọt và béo.
Đa số các trục trặc ở lưỡi thường là nhẹ, có thể chỉ là những sang thương tại chỗ; nhưng cũng có thể xuất phát từ bệnh lý khác gây nên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây bệnh ở lưỡi như: do sự bất thường về hình dạng của lưỡi; nhiễm trùng (siêu vi, vi trùng, vi nấm); suy dinh dưỡng; do thuốc; do bệnh ác tính (như ung thư); do chấn thương; do suy giảm miễn dịch hoặc bệnh toàn thân… Vì vậy, nếu tình trạng của bạn không thuyên giảm, kéo dài, thậm chí làm trầm trọng thêm thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
Theo VNE
5 loại giun dễ mắc, gây bệnh nguy hiểm cho người
Nhiễm giun là một trong những nguyên nhân gây nên những bệnh nguy hiểm như di tinh, viêm âm đạo, xoắn ruột... thậm chí có thể gây nghẹt thở dẫn đến tử vong ở người trưởng thành.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu có gần 1 tỷ người bị nhiễm giun, trong 90 triệu người Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số đang nhiễm phải. Tuy số lượng nhiều nhưng lại rất khó để xác định chính xác người bị nhiễm bệnh hay không chỉ xét qua những biểu hiện thông thường.
Thực tế, có một số triệu chứng nhiễm bệnh mơ hồ khiến các bác sĩ (như bác sĩ tiêu hóa và da liễu) đôi lúc bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nhiễm giun cần phải được tiến hành xét nghiệm và lập tức chữa trị nếu như bạn không muốn cả nhà mình phải tiếp đón và nuôi dưỡng những tên "sát thủ nguy hiểm" này.
Hiện nay các chuyên gia trên thế giới đã phát hiện và liệt kê ra được rất nhiều loại giun có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho người, trong đó một số loại dễ mắc phải nhất đó là:
Giun kim: Loại giun này chỉ "ưu tiên" ký sinh trong cơ thể người. Đường lây truyền phổ biến của chúng là các vật dụng trong nhà như: quần áo, đồ chơi, drap, gối, mùng, màn... Trứng giun rất nhẹ, có thể bay trong không khí và ai cũng có thể nuốt phải. Khi tìm được "ngôi nhà lý tưởng" trong ruột, giun kim gây tổn thương niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn dị ứng, viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo, rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt (đối với bé gái)... Nếu giun kim lọt vào ruột thừa có thể gây nên tình trạng viêm ruột thừa.
Lúc giun kim bò ra ngoài vùng hậu môn đẻ trứng sẽ gây nên ngứa, người bệnh gãi sẽ gây trầy, xước, loét, nhiễm trùng thứ phát và sự tái nhiễm thường xuyên là tất yếu. Trẻ bị nhiễm giun dễ bị rối loạn giấc ngủ ban đêm do ngứa hậu môn, kéo dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng sự phát triển chiều cao, trí tuệ của trẻ, làm trẻ gầy, xanh, bụng ỏng và lười ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
Giun móc, giun tóc: Theo thống kê, mỗi ngày chủ nhân "cống nạp" máu cho chúng lên đến 0,2ml/con (giun móc) và 0,005ml/con (giun tóc). Do có khả năng hút máu, chúng gây thiếu máu nhược sắc, mệt mỏi, hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, thiếu máu kéo dài, thậm chí suy tim. Ngoài ra chúng còn tham lam chiếm đoạt thêm những chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin B12, protein, huyết thanh, acid folic... Loại giun này thường sống bám vào niêm mạc ruột để hút máu nên rất dễ gây viêm loét ruột.
Giun đũa: Loại giun này được đưa vào "danh sách báo động" bởi mức độ nguy hiểm của chúng. Ngoài việc hút hết các chất dinh dưỡng, giun đũa còn viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy, xoắn ruột có thể dẫn đến tử vong cho người bị nhiễm, rất nhiều trường hợp được ghi nhận
Giun lươn: Thường người bệnh không có triệu chứng hay biểu hiện cụ thể, song khi xuất hiện triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã rất nặng. Ấu trùng loại giun này có thể đi xuyên qua da, vào trực tiếp các mao mạch. Tùy vào mao mạch nào, chúng sẽ gây ra những biến chứng khác nhau như: viêm phổi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, khó tiêu, sôi bụng ậm ạch, ho, thở ngắn, tổn thương niêm mạc ruột, hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng đường huyết... "Ớn lạnh" nhất là người bệnh có thể nhìn thấy chúng bò lổm nhổm dưới da quanh vùng hậu môn, bắp tay, mắt...
Giun đũa chó, mèo: Đây là hai loại thường gặp trong cuộc sống từ nguồn lây nhiễm "vật cưng" trong nhà. Tuy nhiên giun đũa chó phổ biến hơn. Khi bị nhiễm phải người bệnh thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn. Ngoài ra ở một số người có biểu hiện gan to; sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu... Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, người bệnh ít khi nghĩ đến việc bị nhiễm giun.
Khi ấu trùng giun đũa chó, mèo xâm nhập vào cơ thể sẽ mang theo vô vàn vi khuẩn, vi-rút từ ruột đến các cơ quan khác. Nếu ấu trùng "di cư" đến mắt thì gây viêm mắt, nhẹ thì giảm thị lực, nặng thì gây mù lòa, qua ruột thì gây đau bụng kéo dài, đến não thì gây rối loạn thần kinh như nhức đầu, yếu liệt tay chân, trí tuệ sa sút trầm trọng.
Nhiễm giun đã không còn là "chuyện nhỏ":
- Khuyến cáo của Bộ Y Tế nên tẩy giun định kì 2-3 lần / năm.
- Dùng uống thuốc ngừa giun đúng liều lượng. Lựa chọn thuốc chứa hoạt chất Mebendazole để tẩy giun hiệu quả.
- Chữa trị tận gốc cho cả gia đình, trường học, môi trường sống tập thể trong cùng một thời điểm.
- Đề phòng nhiễm giun chó, mèo cần phải xổ giun định kỳ cho chúng và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi tiếp xúc.
- Với trẻ nhỏ nên lựa chọn thuốc tẩy giun có nhiều hương vị dễ uống để giúp trẻ hợp tác.
Hãy nhớ:
- Cùng uống thuốc giun
- Cùng một thời điểm
- Cùng một định kì
- Dùng 1 viên duy nhất và nhiều hương vị
Theo VNE
Chữa vết cắn lưỡi Chúng ta dễ cắn nhầm lưỡi khi nhai thức ăn trong miệng. Nếu vết cắn ở lưỡi sâu, nó có thể gây lở loét. Một số cách có thể giúp chữa vết thương một cách tự nhiên. Mật ong làm dịu cơn đau nếu lỡ cắn nhầm vào lưỡi - Ảnh: Shutterstock Ngậm đá cục: Bất cứ khi nào cắn nhầm lưỡi, bạn...