Nguyên HT chuyên Ngữ: Nhiều học sinh chuyên ra nước ngoài không muốn về

Theo dõi VGT trên

Thực tế, nhiều học sinh giỏi của các trường chuyên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạonước ngoài không muốn về Việt Nam.

Năm 2020, trường chuyên trở thành chủ đề gây tranh cãi và nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận khi có ý kiến cho rằng nên bán cho tư nhân hoặc bỏ mô hình này với nguyên nhân đầu tư cho trường chuyên gây bất bình đẳng trong giáo dục; mô hình chỉ nặng về luyện gà nòi…

Hiện nay, một số nơi đầu tư xây dựng trường chuyên lên đến trăm tỉ đồng, thu hút giáo sư và phó giáo sư về trường chuyên với mức đãi ngộ cao nhằm luyện đội tuyển học sinh giỏi cũng làm nóng dư luận bởi nhiều ý kiến cho rằng giáo sư, phó giáo sư chủ yếu nghiên cứu khoa học nên sẽ không phù hợp giảng dạy cấp phổ thông…

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Nguyễn Thành Văn – nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những người làm khoa học cơ bản thì sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi làm quen với chương trình phổ thông nếu họ tâm huyết với việc đào tạo học sinh năng khiếu, nhất là đối với những cá nhân đã trưởng thành từ các trường chuyên.

Nguyên HT chuyên Ngữ: Nhiều học sinh chuyên ra nước ngoài không muốn về - Hình 1

Phó Giáo sư Nguyễn Thành Văn – nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ảnh website nhà trường)

Theo thầy Văn, các thầy cô với trình độ từ tiến sĩ trở lên thường có tầm nhìn rộng hơn, do đó, nếu ở một trường chuyên mà có những cá nhân như vậy thì sẽ có ảnh hưởng tích cực từ chuyên môn đến đội ngũ giáo viên, đặc biệt khi họ có một vị trí nhất định trong nhà trường.

Tuy nhiên theo thầy Văn cái khó nhất của chính sách thu hút là môi trường làm việc bởi họ đang là những người có học hàm, học vị ở các trường đại học, viện/ trung tâm nghiên cứu,… tức là đang có môi trường công tác thuận lợi, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, nên việc chuyển về công tác tại trường chuyên, nhất là các trường không ở các thành phố lớn, là một quyết định không dễ dàng.

“Môi trường làm việc có vai trò rất quan trọng bên cạnh sự hỗ trợ về tài chính”, thầy Văn nhấn mạnh.

Thực tế, nhiều học sinh giỏi của các trường chuyên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài không muốn về Việt Nam, bởi bên cạnh sự đãi ngộ xứng đáng, môi trường làm việc thuận lợi là yếu tố không thể thiếu, quyết định tính hiệu quả của công việc.

Cũng theo thầy Văn về những hạn chế của trường chuyên, cần phải thừa nhận rằng không phải học sinh nào tốt nghiệp các trường chuyên cũng phát huy được khả năng vốn có như kỳ vọng của xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mô hình đào tạo này đã đem lại một đội ngũ nhà khoa học hùng hậu và có uy tín cho Việt Nam.

“Tôi cho rằng, với Việt Nam, việc duy trì trường chuyên là cần thiết. Bởi nó góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, thầy Văn nhận định.

Theo thầy Văn về phía học sinh, các em học sinh chuyên vẫn phải học đều các môn học khác nên không thể tập trung hoàn toàn sức lực vào môn chuyên. Điều này đã hạn chế chất lượng đào tạo chuyên sâu.

Video đang HOT

Mặc dù các em rất giỏi nhưng phải có một cách nào đó giảm tải các môn khác để các em có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tập trung vào môn chuyên, nếu học sinh quyết tâm để học môn chuyên thì buộc phải hy sinh môn khác.

Đến nay, tuy đã có khung chương trình môn chuyên của Bộ nhưng thực tế, các trường chuyên vẫn phải tự xây dựng hệ thống giáo trình phù hợp với yêu cầu đào tạo. Vì vậy, cần có một chương trình chi tiết và chuyên sâu hơn.

Cùng về vấn đề này, một vị Phó giáo sư- nguyên Hiệu trưởng một trường chuyên tại Hà Nội (đề nghị không nêu tên) lại cho rằng: “Dạy phổ thông với dạy đại học là hai công việc khác nhau và dạy phổ thông chuyên lại càng khác nhau một trời một vực do đó tôi cho rằng chính sách mời giáo sư về trường chuyên là không thực tế”.

Từng lãnh đạo trường chuyên vị này cho rằng, kiến thức dạy cấp 3 không phải dùng nhiều kiến thức cao siêu. Hiện nay chỉ một số ít giáo sư, phó giáo sư thực sự giỏi mới dạy trường chuyên.

Nền giáo dục đã lâu ít quan tâm đến việc đào tạo giáo viên giỏi, nhiều nơi đến lúc chuẩn bị thi giải cấp quốc gia thì mời thầy cô ở các tỉnh khác về luyện thi, như vậy chỉ làm được ở cái ngọn chứ không đào tạo từ gốc.

Theo Phó giáo sư này, các địa phương nên định nghĩa lại trường chuyên, tiêu chuẩn quy tắc tổ chức, tiêu chuẩn giáo viên về trình độ trường chuyên là gì.

Được hỏi về việc có nên đầu tư đào tạo nhân tài bằng một hình thức khác thay vì chỉ đầu tư vào trường chuyên như hiện nay thì vị này cho rằng, làm trường chuyên phải hiểu rõ ý đồ của mô hình này. Ngay từ khi thành lập trường chuyên đầu tiên thì mục đích của chúng ta là đào tạo tài năng bởi khi đó đất nước còn chiến tranh. Thời điểm đó nhiều nước ở Đông Nam Á, châu Á từng đến thăm Việt Nam và rất khâm phục trường chuyên.

Ban đầu trường chuyên chỉ có Chuyên Tổng hợp, Chuyên Sư phạm, Chuyên Nghệ An rồi đến chuyên Thành phố Hồ Chí Minh sau đó tỉnh nào cũng thành lập.

Nhưng khi mô hình này được đưa về các địa phương thì một số nơi làm không đúng, làm méo mó cách đào tạo mô hình này. Tất nhiên, ở trường chuyên vẫn có rất nhiều giáo viên dành hết tâm huyết vào đó.

Nguyên HT chuyên Ngữ: Trường chuyên không nên chỉ luyện để thi lấy huy chương

Tôi cho rằng phải cải tổ mạnh hơn nữa thống trường chuyên, không nên chỉ luyện để đi thi lấy huy chương, mà phải đào tạo ra những con người tài năng cho đất nước.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện "Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020", Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất về phương hướng phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn tiếp theo trong đó có nội dung "xây dựng trường chuyên tư thục theo hướng phát triển toàn diện cho học sinh".

Nguyên HT chuyên Ngữ: Trường chuyên không nên chỉ luyện để thi lấy huy chương - Hình 1

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: T.D.

Trước vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp (Hà Nội). Thầy Cường cho biết: "Thực tế cho thấy, trường chuyên đào tạo có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với các trường học khác.

Trường chuyên là nơi tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, không phải chỉ riêng nước ta mà nhiều nước tiến tiến trên thế giới cũng có hệ thống trường chuyên. Thực tế, mô hình trường chuyên tồn tại trên khắp thế giới, có thể nó đang hoạt động dưới một cái tên khác, một cách thức khác mà thôi.

Hiện nay các trường trong cả nước, và đặc biệt là với Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp (Hà Nội) của tôi khi tuyển giáo viên thì tiêu chí luôn cũng ưu tiên các học sinh trường chuyên, vậy phải có thế nào thì mọi người mới "mê" trường chuyên như vậy?. Học trường chuyên ra kiến thức của họ rất chắc, vào lớp cử nhân tài năng được kèm 1 đến 2 năm thì đứng lớp rất vững, nếu không nói là giỏi.

Trường bình thường nhà nước đầu tư một phần, nhưng với trường chuyên được nhà nước đầu tư rất nhiều từ cơ sở vật chất đến con người, đội ngũ giáo viên. Giáo viên trường chuyên ngoài lương ra thì giáo viên trường chuyên còn được thêm 70% phụ cấp đứng lớp, mức này còn cao hơn cả miền núi.

Trong khi cơ sở vật chất tốt như vậy, học sinh lại thông minh như thế thì giáo viên dạy nhàn, sướng hơn các trường không chuyên rất nhiều. Hiện nay trường chuyên tất cả là trường công, nhiều tỉnh có 2 đến 3 trường và rõ ràng đầu tư của nhà nước vào đó là rất lớn.

Tôi rất mong Bộ Giáo dục và Đào có tổng kết trường chuyên, và tổng kết cả những trường không chuyên để có so sánh về mọi mặt. Việc tổng kết này rất cần thiết, phải có đán.h giá như vậy thì mới biết được giáo dục của chúng ta đã đi đúng hướng hay chưa?

Có tổng kết như vậy thì việc cải cách giáo dục mới hiệu quả, còn không sẽ dẫn đến tình trạng cái cần thì không cải cách mà toàn đi cải cách những cái đâu đâu. Việc gì cũng cần phải có một cơ sở khoa học rõ ràng, phải đối chiếu giữa học bình thường công lập với mức đầu tư của nhà nước thế này, với học ở trường trường tư thục, trường chuyên và mức đầu tư cao hơn. Sau khi có được những con số cụ thể thì chúng ta mới nhìn nhận vấn đề trên cơ sở thực tế".

Cần cải tổ trường chuyên

Thầy Cường chia sẻ: "Tôi cho rằng phải cải tổ mạnh hơn nữa thống trường chuyên. Trường chuyên không nên chỉ luyện để đi thi lấy huy chương, mà phải đào tạo ra những con người có năng lực cho đặc biệt đất nước, chuyên và rất giỏi về một lĩnh vực nào đó có ích cho sự phát triển của xã hội.

Ngay khâu tuyển sinh, liệu có chắc chắn hàng nghìn học sinh trúng tuyển hàng năm vào các trường chuyên trên cả nước thực sự có năng khiếu về môn chuyên đó? Làm sao để các trường khi tuyển sinh phát hiện năng khiếu thực sự của từng học sinh để rồi phân môn học, đó mới là cốt lõi, không thể trường chuyên nhưng lại đào tạo cào bằng như nhau.

Nếu đã gọi là vào trường chuyên thì phải học đúng cái chuyên đó và phải giỏi thực sự, không thể thi chuyên một môn nhưng khi vào lại học chuyên môn khác thì cũng hỏng. Các phụ huynh cũng phải thay đổi nhận thức, rất nhiều phụ huynh muốn con mình vào môi trường chuyên để học tập tốt hơn, hi vọng rất nhiều nhưng rồi một thời gian lại không theo được vì lực học rất đuối.

Nhưng điều quan trọng nhất mà họ quên mất là con mình có tố chất và giỏi môn chuyên đó thực sự hay không? Hơn nữa đã học trường chuyên thì làm sao mà đòi hỏi giỏi tất cả các môn như nhau được, muốn giỏi đều thì ra trường không chuyên mà học".

Nguyên HT chuyên Ngữ: Trường chuyên không nên chỉ luyện để thi lấy huy chương - Hình 2

Ảnh minh họa: T.D.

Thầy Cường nêu quan điểm: "Tôi thấy hệ thống trường chuyên hiện nay rất cần điều chỉnh, ví dụ: Chỉ học các môn chuyên là chưa ổn, mà phải thêm nhiều kĩ năng mềm nữa để phục vụ cuộc sống hiện đại, cuộc sống cần nhiều kĩ năng sống nữa chứ không phải có mỗi kiến thức.

Tôi đã từng là hiệu trưởng trường chuyên Trung ương nên nắm khá rõ, việc học lệch là hiển nhiên của học sinh chuyên, và vì chương trình học rất nặng nên nếu không học "lệch" như vậy thì các em không thể theo được. Ví dụ: Một tuần có 8 tiết ngoại ngữ, hoặc 8 tiết Toán,...chứ đâu phải chỉ vài ba tiết như học sinh không chuyên.

Để có được một học sinh giỏi Toán, giỏi Ngoại ngữ,... ngoài ra còn thực hành, dẫn tới việc chương trình học môn chuyên dày đặc, phần vì chương trình không chuyên không đáp ứng được nên các em phải học tăng lên, và tăng thời gian môn chuyên lên thì các môn khác phải ít đi, đó là một thực tế. Nhưng mặc dù đào tạo như vậy cũng chưa chắc đã có được nhân tài bởi đã là nhân tài thì đâu có nhiều.

Tôi nhớ hồi đó trường tôi có một học sinh rất giỏi tiếng Nga, em này học luyện ngày đêm và giành được nhiều giả.i thưởn.g, nhưng ngoài môn tiếng Nga ra thì em đó không giỏi môn nào nữa, các môn học khác ở mức trung bình".

Nên cho khối tư thục mở trường chuyên

Theo thầy Cường: "Tôi thấy, mô hình trường chuyên công lập nếu vẫn giữ như hiện nay gây nên sự bất bình đẳng bởi các trường chuyên thường được nhà nước đầu tư ở mức độ nhiều hơn hẳn so với trường học công lập không chuyên, trong khi các trường bình thường này còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất mà rõ ràng mọi công dân đều phải bình đẳng về cơ hội thụ hưởng các nguồn lực công.

Ngân sách nhà nước đầu tư rất nhiều cho các trường chuyên nhưng lại chưa thống kê được sau khi được thụ hưởng sự ưu ái đặc biệt từ nguồn lực đầu tư công, học sinh trường chuyên quay lại làm việc cho khu vực công là bao nhiêu, đó là còn chưa nói đến các em đi du học rồi không trở về mà làm việc tại nước ngoài.

Chính vì vậy, nếu cho phép khối trường tư thục mở trường chuyên sẽ rất có lợi về mặt kinh tế cho ngân sách quốc gia, nhà nước không phải đầu tư về hạ tầng, cũng như trả lương đội ngũ giáo viên, giáo dục có thêm được nguồn đầu tư về cơ sở vật chất, về con người và còn nhiều hoạt động khác mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng đủ.

Nếu bây giờ có quy định cho khối tư thục mở trường chuyên thì tôi cũng sẽ mở bởi đó là thị hiếu, và cũng chỉ nên chuyên 1 đến 2 môn chứ không nhất thiết phải chuyên tất các môn. Bản thân các em học cũng chỉ chuyên được 1 môn chứ lấy đâu ra sức lực để học chuyên nhiều môn cùng một lúc.

Nhưng nếu mở trường chuyên thì khó khăn đầu tiên sẽ là nguồn nhân lực, việc tuyển chọn giáo viên dạy chuyên không phải việc dễ dàng. Ngoài kiến thức được đào tạo, giáo viên dạy chuyên phải có sự hiểu biết rất sâu về môn học, biết khơi dậy niềm đam mê của học sinh, tìm và ứng dụng nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, cũng như xây dựng được nguồn bài tập đa dạng để luyện học sinh.

Điều thứ hai là sẽ phải cạnh tranh tuyển sinh với các trường chuyên công lập, vào công lập các em không mất tiề.n học, nếu giỏi còn học bổng, trong khi học trường chuyên tư thục học sinh phải trả học phí cao".

Tuy nhiên, theo thầy Cường, trong bối cảnh hiện nay, mỗi tỉnh thành chỉ nên có một trường chuyên trong hệ thống công lập để định hướng, cũng như tham gia vào các chính sách phát triển giáo dục của tỉnh đó, nhưng các địa phương không nên quá đầu tư cho hệ thống trường chuyên mà quên hệ thống trường khác. Cần có sự đầu tư, phát triển một cách hài hòa, bảo đảm công bằng trong giáo dục, nguồn ngân sách cho giáo dục cần chia đều các trường công lập khác còn đang khó khăn để học sinh có quyền thụ hưởng như nhau.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo

Sao châu á

22:11:27 29/09/2024
Được mệnh danh là đệ nhất mỹ nam Hàn Quốc, song đến nay Jo In Sung vẫn cô đơn lẻ bóng dù đã bước sang tuổ.i 43.

Mẹ và anh trai lên tiếng về phát ngôn bỏ học của Negav trước 20.000 khán giả

Nhạc việt

22:08:41 29/09/2024
Mẹ, anh trai ruột của Negav lên tiếng về phát ngôn gây tranh cãi của rapper tại concert 1 của Anh trai say hi , mong khán giả sẽ thông cảm và tha thứ cho anh.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại TP.HCM bị sập, BTC nói gì?

Sao việt

21:45:26 29/09/2024
Tối 28.9, ban tổ chức Miss Cosmo xác nhận gặp sự cố trong quá trình dàn dựng sân khấu cho đêm bán kết và chung kết diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM).

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.