Nguy cơ mù sau 22 năm không ăn rau quả
ANH – Jade Youngman, 25 tuổi, mắc chứng rối loạn ăn uống từ bé nên buồn nôn, sợ hãi mỗi khi nhìn món chế biến từ rau quả.
Jade mắc chứng rối loạn thu nạp thực phẩm hạn chế, né tránh (ARFID). Chứng bệnh này khiến người bệnh từ chối một hoặc một vài nhóm thực phẩm nhất định, dẫn đến cực kỳ kén ăn, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng. Ước tính chỉ 3% dân số thế giới mắc phải.
Năm 3 tuổi, Jade bắt đầu khôn ăn các món chế biến từ rau, hoa quả. Các bữa ăn của cô chỉ gồm pizza, mì ống, khoai tây chiên, gà viên chiên, cô thường xuyên bỏ bữa sáng. “Chỉ nhìn thấy rau hoặc hoa quả trên đĩa là cơ thể tôi khó chịu, ghê cổ, buồn nôn”, Jade chia sẻ. “Dù biết những món ăn này rất ngon, cũng không hại cơ thể, nhưng tâm trí tôi không cho phép mình ăn.”
Cơ thể cô hình thành một phản xạ tự nhiên từ chối những đồ ăn này, nếu tay trái gắp thức ăn vào miệng thì ngay lập tức tay phải đưa lên đẩy thìa đồ ăn ra. “Tôi nghĩ mình có thể nhai một quả việt quất, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ hành động đó là ăn,” cô nói.
Jade Youngman. Ảnh: Sound Health and Lasting Wealth
Khi còn bé, các bác sĩ kết luận Jade chỉ bị kén ăn. Song, nỗi sợ đồ ăn không hề giảm khi cô lớn lên.
Video đang HOT
17 tuổi, Jade tham gia liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), được một trong những bác sĩ thôi miên hàng đầu tại London điều trị. Jade cũng gặp nhiều bác sĩ trị liệu khác để chữa chứng rối loạn ăn uống của mình nhưng không hiệu quả. Mới đây, một chuyên gia y tế cho biết cô có nguy cơ cao mất thị lực do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp từ rau quả.
Cao 1,72 m, cân nặng khoảng 76 kg, Jade luôn cảm thấy may mắn vì mình không bị béo phì, hay quá gầy gò. Song, cô tuyệt vọng vì đôi mắt và mong muốn gặp được một bác sĩ nào đó giúp cô hết bệnh.
Trước đó, Anh cũng ghi nhận hai trường hợp bị mù mắt do mắc chứng ARFID. Harvey Dyer, 18 tuổi, bị mù mắt trái vào tháng 10 năm ngoái do chỉ ăn khoai tây chiên, bánh quy, chocolate. Một chàng trai khác 19 tuổi mắc căn bệnh này đã bị nhà trường đuổi học sau khi mất thị lực.
Lê Hằng
Theo Sound Health and Lasting Wealth/VNE
Bác sĩ nghiên cứu chữa bệnh cho chính mình
MỸ - Phát hiện bị tăng sản hạch bạch huyết hiếm gặp, David Fajgenbaum, 34 tuổi, tự nghiên cứu loại thuốc tên Sirolimus để đẩy lùi bệnh.
Bác sĩ David Fajgenbaum. Ảnh: Philly Voice
Khi đang học năm ba ở Đại học Y, David bị bệnh nặng, phải nằm viện 5 tháng. Bác sĩ cho biết gan, thận và các cơ quan khác của anh đang dần ngừng hoạt động. Đến năm 25 tuổi, anh bị chẩn đoán mắc bệnh Castleman (còn gọi là bệnh tăng sản hạch bạch huyết). Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp ( NORD), mỗi năm ở Mỹ có khoảng 5.000 người được chẩn đoán mắc bệnh Castleman. Những người mắc bệnh này có thể gặp những triệu chứng nhẹ như cảm cúm, đau bụng cho đến sự sụp đổ hoàn toàn của nhiều cơ quan chức năng.
"Việc chẩn đoán mất khoảng 11 tuần, phần lớn thời gian đó tôi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi bị xuất huyết võng mạc, dần mù mắt trái và tăng khoảng 32 kg chất lưu trong cơ thể", David kể.
Khi David mới được phát hiện bị Castleman, chỉ có một loại thuốc được cho phép sử dụng bởi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), anh điều trị nhưng không khỏi. Trong hơn 3 năm, David phát bệnh 4 lần, lần nào cũng nguy kịch, có thể mất mạng. Nhờ hóa trị, anh có thể hoàn thành việc học tại trường y và kết hôn.
"Tôi hứa với bố, các chị em và người vợ hiện tại của mình sẽ dành thời gian còn lại để chữa căn bệnh này", David nói.
Có những lúc David tưởng như qua đời vì không thể chống chọi căn bệnh. Ảnh: Fox News
Anh thành lập Mạng lưới cộng tác bệnh Castleman (CDCN) để thúc đẩy nghiên cứu trên toàn thế giới, đồng thời tự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của mình. Ban đầu CDCN đặt mục tiêu chế tạo thuốc chữa bệnh trong 25 năm. Kết quả đầu tiên thật bất ngờ, bằng phân tích mẫu máu của mình, anh đã tạo ra một loại thuốc, đặt tên là thuốc Sirolimus. David là bệnh nhân đầu tiên sử dụng Sirolimus để chữa Castleman, bệnh tình của anh thuyên giảm từ đó.
Trong 7 năm, anh và các cộng sự đạt được nhiều bước tiến. "Chúng tôi đầu tư 1 triệu USD vào nghiên cứu, sau đó nhận thêm 7 triệu USD từ chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận", anh nói. Anh và nhóm nghiên cứu đang hướng tới thử nghiệm lâm sàng, dự kiến bắt đầu ở Đại học Pennsylvania cuối năm nay.
David hiện có một con gái. Anh ghi lại hành trình chữa bệnh của mình trong cuốn sách "Chasing My Cure: A Doctor's Race to Turn Hope into Action".
"Tôi luôn hy vọng câu chuyện của mình có thể truyền cảm hứng cho mọi người", anh nói. "Hãy biến hy vọng thành hành động và nhìn ra điều tích cực giữa những thời điểm khó khăn nhất".
Hoài Thu
Theo Fox News/VNE
Sáng vừa ngủ dậy chớ làm những việc này để tránh cho cơ thể bị trì trệ, ì ạch Một vài thói quen xấu mà nhiều người thường làm sau khi thức dậy có thể vô tình gây ảnh hưởng tới chất lượng làm việc cũng như tâm trạng của bản thân xuyên suốt cả ngày hôm đó. Nán lại ngủ "nướng" thêm một chút Buổi sáng là khoảng thời gian lý tưởng mà bạn nên dậy sớm để tập thể dục...