Nguồn gốc thú vị của những món ăn Giáng Sinh truyền thống
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao Giáng Sinh mọi người lại thường ăn gà tây quay, bánh Pudding, hay tặng nhau kẹo cây bạc hà?
1. Gà tây quay
Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh.
Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã đưa nó vào tác phẩm kinh điển A Christmas Carol của mình. Món ăn này lan truyền sang Úc từ năm1788.
2. Bánh Pudding
Những bữa tiệc đón Giáng sinh về không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy. Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa chiếc bánh ngày xưa. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.
Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng người ăn phải phần bánh này, sẽ gặp may mắn cả năm.
3. Bánh khúc cây
Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn, đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội.
Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ được rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết.
4. Kẹo cây gậy
Video đang HOT
Ban đầu, cây kẹo này chỉ có hình dáng thẳng và màu trắng. Vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình. Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong số những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây kẹo gậy của mình, ông đã kết những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.
Một số người truyền đạt nhau rằng sọc màu trắng trên chiếc kẹo cây biểu thị cho sự thuần khiết của Chúa Jesus và ba sọc đỏ nhỏ biểu thị cho máu từ những đau đớn mà Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thánh giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi sao linh thiêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Một sọc đỏ rất đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người.
Mùi vị bạc hà tượng trưng cho cây bài hương được sử dụng để làm nước rửa tội và cũng đồng thời được nhắc đến trong kinh thánh. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.
5. Bánh quy gừng
Tới thế kỷ thứ 13, nó được đưa tới Thụy Điển và từ thời kỳ này, người ta mới bắt đầu trang trí những chiếc bánh với kem màu trắng ngộ nghĩnh.
Gingerbread hay bánh gừng là một trong những loại đồ ăn truyền thống giáng sinh ở châu Âu. Những chiếc bánh gừng đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào năm 992, nhờ công của một tu sĩ người Armenia là Gregory of Nicopolis. Ông rời nơi ở cũ của mình là Nicopolis, Pompeii, Italy để tới sống ở Bondaroy, Pháp, mang theo công thức bánh gừng tới dạy cho các tu sĩ và giáo dân Pháp. Tới thế kỷ thứ 13, nó được đưa tới Thụy Điển và từ thời kỳ này, người ta mới bắt đầu trang trí những chiếc bánh với kem màu trắng ngộ nghĩnh.
Thông thường, người ta thường làm bánh gừng thành hình ngôi nhà hoặc phổ biến hơn là hình người, để trang trí cho bàn tiệc đêm giáng sinh.
Vào thế kỷ 17, bánh quy gừng đã được bán rộng rãi trong các tu viện, nhà thuốc và các chợ nông sản trên quảng trường lớn. Người ta tin rằng bánh có tác dụng làm giảm bớt chứng khó tiêu rất hiệu quả.
Theo Tapchiamthuc
Góc phố Hà Nội và những món ăn không thể nào quên
Một gánh bún đậu mắm tôm hay bát bún riêu vỉa hè cũng có thể hóa nỗi nhớ "quay quắt" với người Hà Nội mỗi lúc đi xa.
Không cần phải sục sạo đâu xa, có thể ngay trên vỉa hè, góc phố hay trong một buổi chiều đi dạo loanh quanh trên những con đường gần nhà, bạn đã có thể thưởng thức những món ăn quen thuộc, giản dị nhưng không thể quên của người Hà Nội.
Bánh trôi bánh chay mát, dẻo, ngọt lịm.
Bánh mỳ nóng giòn tan thơm phức; chấm cùng sữa đặc ông Thọ thật tuyệt.
Gánh ổi rong xanh mướt mắt, chan chát mà lại ngòn ngọt, chấm muối ớt.
Làm sao có thể đi qua mùa Đông Hà Nội mà thiếu quẩy nóng.
... Hay bánh rán mặn ngọt, bánh gối, bánh khoai, bánh ngô,...
Một gánh bún vỉa hè cũng có thể trở thành quán đặc sản... ít nhất là của dân quanh khu phố đó.
Dư vị "phức tạp" và "mạnh mẽ" của những món hoa quả dầm muối ớt chua cay mặn ngọt đủ cả.
Tiếng rao "bánh khúc xôi lạc đây!" trong một đêm đông, là âm thanh cuộc sống rất... Hà Nội. Mà vị ngậy béo của xôi với đỗ xanh, thịt mỡ, thơm mùi lá khúc; ai từng ăn một lần đố dám quên nhau .
Những gánh rong bánh rán "rộn ràng" buổi chiều.
Hay bát bún đậu mắm tôm thơm phức một góc phố.
Theo Tapchiamthuc
Quán chay hấp dẫn với những món ăn lạ miệng Nguyên liệu là nấm, đậu phụ và các loại rau, nhưng được biến tấu khéo léo thành nhiều món ngon lạ miệng đầy hấp dẫn như: bánh mì sốt nấm, đậu hũ cốm, cơm xù xì... Tọa lạc trên đường Bà Huyện Thanh Quan (quận 3, TP HCM), quán chay Hoan Hỷ được nhiều người biết đến với những món ăn lạ miệng,...