Người Việt nỗ lực góp tiếng nói trong bầu cử tổng thống Mỹ
Những người gốc Việt trẻ tuổi ở Mỹ đều mong muốn đóng góp tiếng nói vào đời sống chính trị của nước Mỹ.
Trung Nguyen, 28 tuổi, đang sinh sống ở thành phố Falls Church, là một thành viên trong nhóm 16 người của bang chuyên vận động người Mỹ gốc Á đi bầu cử trước ngày Siêu Thứ ba diễn ra hôm nay theo giờ địa phương, theo Washington Post.
Nhóm vận động bầu cử gốc châu Á ở bang Virginia. Ảnh: WSP
Theo Nguyen, là một công dân Mỹ nói tiếng Anh, anh mong muốn tiếng nói của cộng đồng gốc Á ở quốc gia này được lắng nghe, thông qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử.
Nguyen chia sẻ: “Thế hệ ông bà không tham gia vào đời sống chính trị, nhưng tôi lớn lên ở đây, tôi muốn cộng đồng người gốc Á đưa ra tiếng nói của mình”.
Trong 15 năm qua, số lượng người Mỹ gốc Á ở bang Virginia đã tăng vọt từ 261.000 người lên 628.000 người, trong đó có 250.000 người đủ tuổi bầu cử. Washington Post đánh giá nhiều người trong số họ còn ngại tham gia vào chính trị, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi, do còn phải lo sinh nhai, vốn tiếng Anh ít ỏi, không quen với hệ thống bầu cử của Mỹ và lưỡng lự trước hoạt động khảo sát công.
Nguyen nằm trong số những người trẻ tuổi đang nỗ lực cải thiện điều đó. Khi vấn đề của người nhập cư đang là một trọng tâm trong các cuộc tranh luận giữa các ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng năm nay, các nhà hoạt động xã hội như Nguyen đang nỗ lực kêu gọi khoảng 18 triệu người gốc Á, trong số 75% là công dân Mỹ, đi bầu cử.
Tại Virginia, họ nói chuyện với cộng đồng người đến từ các nước châu Á, tìm cách đăng tải trên các tờ báo tiếng Việt, tìm kiếm những người ủng hộ tiềm năng.
Khi nhóm đến thành phố Richmond, ông Richard L. Saslaw, lãnh đạo nhóm thiểu số trong thượng viện của bang đã bày tỏ sự cảm kích.
Video đang HOT
“Chúng tôi cực kỳ may mắn khi các bạn chọn tới đây. Các bạn đang tạo nên một đóng góp mang tính hiện tượng với Virginia nói riêng và với Mỹ”, ông nói.
Theo thống kê, tỷ lệ cử tri gốc Á đi bầu cử tại bang Virginia thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình, và có những biến động lớn theo từng năm. Năm 2008, khoảng 61% cử tri gốc Á tại bang này đi bầu cử, nhưng giảm xuống 23% năm 2010. Trong cuộc bầu cử năm 2014, chỉ có 32% người gốc Á ở bang tham gia bầu cử.
Tại Houston, bang Texas, nhiều người Việt cũng đang tích cực tham gia cuộc bầu cử, cùng với cộng đồng gốc Á, theo NBC News. Người gốc Việt đầu tiên và duy nhất được bầu vào hệ thống lập pháp của bang Texas là ông Hubert Vo.
Dữ liệu dân số cho thấy dân châu Á ở toàn bang Texas năm 2010 chiếm 3,8% tổng dân, năm 2014 tăng lên 4,5%. Riêng tại Houston, trong tổng dân hai triệu người, hiện có 6% là gốc châu Á.
Andy Nguyen, người gốc Việt hiện là ủy viên Hội đồng hạt Tarrant, ở khu vực Fort Worth, cho biết anh ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa Ted Cruz trong cuộc tranh cử vào chức Tổng thống Mỹ. Theo thống kê, người Việt ở Mỹ có xu hướng ủng hộ đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử.
“Tôi biết ông ấy về mặt cá nhân, ông ấy luôn có phản ứng kịp thời trước những nhu cầu ở cộng đồng nơi tôi làm việc”, Nguyen nói.
Bày tỏ ý kiến về ứng viên Donald Trump, Nguyen nói rõ anh sẽ không bỏ phiếu vì phong cách và cử chỉ của ông ta thể hiện là người thiếu thực chất, làm ảnh hưởng tới vị thế của một tổng thống.
“Có rất nhiều điều phổ biến nhưng nó không phải đúng đắn. Tôi nghĩ phong cách lãnh đạo của ông Trump gây chia rẽ và làm giảm giá trị của đất nước này. Chúng ta có thể làm tốt hơn”, Nguyen nói./.
Khánh Lynh
Theo_VOV
Cô gái gốc Việt "cứu tinh" của người bị hiếp dâm ở Mỹ
Cô gái gốc Việt 24 tuổi Amanda Nguyễn, từng bị cưỡng hiếp 2 năm trước và đang là nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, là người tiên phong thay đổi đạo luật bảo vệ những người bị xâm hại tình dục ở nước này.
Amanda Nguyễn hiện đang làm việc như người liên lạc của Nhà Trắng tại Bộ Ngoại giao
Ngày 23.2, thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện đã giới thiệu một dự luật mới để tiêu chuẩn hóa các quyền lợi cho những người bị xâm hại tình dục. Dự luật là nỗ lực mới nhất để sửa chữa một hệ thống truy tố tội phạm tình dục mà nhiều người cho rằng đã không còn phù hợp. Đây là dự luật quốc gia đầu tiên của Mỹ tập trung trực tiếp vào việc nâng cao sự bảo vệ pháp lý cho những người bị xâm hại tình dục.
Dự luật này được đưa ra nhờ nỗ lực phi thường của Amanda Nguyễn, một viên chức Bộ Ngoại giao 24 tuổi gốc Việt, tới Nhà Trắng giúp xây dựng bản thảo.
Amanda đã trở thành một nhà hoạt động tích cực sau khi "đấu tranh" với hệ thống pháp lý khó khăn khi bị hiếp dâm khoảng 2 năm trước.
"Quá nhiều người cảm thấy hệ thống này dường như đã thất bại", Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen của New Hampshire, nhà tài trợ chính của dự luật nói. "Chúng ta cần một bộ luật cơ bản về quyền của những người bị xâm hại tình dục."
Đạo luật Quyền của những người bị xâm phạm tình dục tổng hợp những quyền lợi hợp pháp đã tồn tại ở nhiều bang khác nhau nhưng chưa tổng quát. Đạo luật đảm bảo những người bị xâm hại tình dục sẽ được gặp tư vấn viên, và được cung cấp những thông tin toàn diện về các sự lựa chọn pháp lý. Đối với cá nhân nộp bộ dụng cụ kiểm chứng hiếp dâm (rape kit), dự luật sẽ cho họ quyền được biết bằng chứng ở đâu và các kết quả xét nghiệm như thế nào.
Amanda và Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen (Nguồn: Twitter SenatorShaheen)
Trong thời gian rảnh rỗi, Amanda Nguyễn đã đứng đầu, lập một tổ chức gọi là Rise - nhóm các tình nguyện viên và các nhà hoạt động tích cực, đưa các vấn đề về quyền của nạn nhân xâm hại tình dục trước Quốc hội Mỹ.
Khoảng hai năm trước, Amanda Nguyễn đã bị cưỡng hiếp và nộp bằng chứng cho bang Massachusetts thông qua một bộ dụng cụ kiểm chứng hiếp dâm. Luật Massachusetts cho Amanda 15 năm để quyết định có nên theo vụ kiện hay không. Nhưng ở bệnh viện, cô lại được nhận một tờ thông tin nói rằng trừ khi cô có "yêu cầu mở rộng", nếu không, chính quyền sẽ phá hủy bộ dụng cụ kiểm chứng hiếp dâm của cô chỉ trong sáu tháng.
Các luật lệ này khiến cô rất khổ sở để để nộp đơn yêu cầu mở rộng - tờ thông tin không giải thích nộp như thế nào. Sau đó, cô vội vã tìm bộ dụng cụ kiểm chứng hiếp dâm để có thể nộp đơn yêu cầu đúng người thụ lý.Cô tìm kiếm điên cuồng trong sáu tháng nhưng không có kết quả.
"Hệ thống pháp lý này khiến cho tôi ngày nào cũng phải nhớ đến câu chuyện mình đã bị hiếp dâm." Amanda nói.Sau đó cô bắt đầu tìm kiếm xem ở các bang khác, luật pháp như thế nào.
Cô lên một danh sách hơn 20 quyền lợi mà những người bị xâm hại tình dục có trong nhiều bang và thấy rằng mức độ bảo vệ khác nhau rất nhiều.
Amanda lập tức hành động. Cô gọi bạn bè, người quen, và những người ủng hộ thành một mạng lưới trực tuyến của các tình nguyện viên và cuối cùng gõ lên một bản thảo cho dự luật.
Trong vòng hai tháng thành lập, nhóm Rise của cô đã khiến các nhà lập pháp tiểu bang Massachusetts giới thiệu một dự luật có chứa hàng chục quyền mới cho những người bị xâm hại tình dục.
"Kêu gọi của Amanda nhận được nhiều hỗ trợ, sau đó là tạo nên một dự luật, đã chứng minh khả năng tuyệt vời của cô ấy" Shaheen cho biết.
Amander Nguyễn hiện đang làm việc như người liên lạc của Nhà Trắng tại Bộ Ngoại giao. Mong muốn cuối cùng của cô là được làm chuyên gia về vũ trụ của NASA. "Cuộc sống của tôi được vạch ra ở trên sao Hỏa" cô cười và chia sẻ. "Giữa việc chấp nhận sự bất công hay viết lại luật pháp, tôi đã chọn viết lại luật pháp".
Thgeo Danviet
Thủ phủ mới của ẩm thực Việt tại Mỹ Những người gốc Việt đã biến Oklahoma từ thủ phủ đồ ăn nhanh của Mỹ thành thành phố của bánh mỳ và phở. Danh tiếng của Oklahoma trong lĩnh vực ẩm thực nổi lên từ năm 2007 khi tạp chí Fortune tuyên bố đây là thủ phủ của đồ ăn nhanh tại Mỹ với số lượng người tiêu thụ hamburger và đùi gà...