Người viêm khớp có nên tập thể dục?
Tôi 54 tuổi bị viêm khớp mấy năm nay. Tôi đã uống thuốc theo đơn bác sĩ nhưng bệnh vẫn làm tôi nhức mỏi rất khó chịu. Tôi muốn tập thể dục để duy trì sức khoẻ và giảm đau nhức có được không thưa bác sĩ?
Thu Hương (Hải Dương)
Ảnh minh họa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người bệnh khớp duy trì được vận động và có chế độ tập luyện thích hợp sẽ làm giảm đau, làm lỏng các khớp cứng và cải thiện được khả năng vận động sinh hoạt hàng ngày.
Video đang HOT
Tuy nhiên chị nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đủ để hỗ trợ cải thiện vận động khớp gối và tăng cường sức mạnh của mô cơ xung quanh. Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…
Cần tránh những bài tập hay bộ môn thể thao tạo quá nhiều áp lực hay đòi hỏi khớp gối phải di chuyển nhiều: chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền…;
Để hạn chế rủi ro, trước mỗi lần tập, chị hãy khởi động để cho khớp được giãn ra, tránh được các vấn đề như co cứng hay chuột rút khi tập luyện; cần bắt đầu các bài tập với cường độ từ nhẹ đến vừa.
Thời gian tập luyện cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của cơ thể, tránh quá sức dẫn tới các trường hợp co cơ, căng cơ,…
Trong lúc tập, nếu khớp gối có dấu hiệu đau nhức hay tê mỏi hơn thì nên ngừng lại. Có thể massage hay tác dụng nhiệt để giúp giảm đau. Và chỉ bắt đầu tập luyện trở lại khi những cơn đau chấm dứt.
Tiếp cận luyện tập "từng bước" có thể giúp giảm nhẹ bệnh đau khớp gối
Một nghiên cứu mới đây cho thấy một chế độ tập thể dục mang tính đột phá có thể giúp giảm khó chịu và cải thiện chức năng đầu gối của những người bị đau khớp gối.
Chế độ này có tên là STEP-KOA (viết tắt của chương trình tập thể dục từng bước dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối). Nó bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng tại nhà và nếu cần, chuyển sang tư vấn qua điện thoại và vật lý trị liệu trực tiếp.
Tác giả chính Kelli Allen, một nhà khoa học nghiên cứu về sức khỏe tại Trung tâm Y tế Durham VA ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ cho biết: STEP-KOA có thể là một phương pháp thể dục và vật lý trị liệu hiệu quả cho những người bị thoái hóa khớp gối, vì nó dành riêng các bước sử dụng nhiều dụng cụ hơn cho những người không cải thiện tình trạng bệnh sớm hơn. Điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống y tế đang cố gắng tối đa hóa nguồn lực hoặc khi việc tiếp cận vật lý trị liệu bị hạn chế.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học từ Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh đã chỉ định ngẫu nhiên hơn 300 bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thể gây đau vào chương trình STEP-KOA hoặc chương trình giáo dục về viêm khớp thông thường. Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất ở đầu gối. Đây là một loại viêm khớp thoái hóa.
STEP-KOA bắt đầu với một chương trình tập thể dục trên internet. Nếu không hiệu quả, bệnh nhân chuyển sang bước hai, bao gồm các cuộc điện thoại huấn luyện hai lần mỗi tháng trong ba tháng. Nếu cơn đau vẫn không cải thiện, bệnh nhân chuyển sang bước thứ ba, bao gồm vật lý trị liệu tại chỗ.
Những người tham gia nhóm giáo dục về bệnh viêm khớp được gửi tài liệu giáo dục qua đường bưu điện hai tuần một lần. Sau chín tháng, 65% bệnh nhân trong chương trình STEP-KOA tiến triển đến bước hai và 35% tiếp tục bước ba.
Các nhà nghiên cứu báo cáo, so với những người tham gia chương trình giáo dục thông thường, nhóm được chăm sóc theo từng bước có cải thiện tốt hơn về cả tình trạng đau lẫn chức năng.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, chiến lược này có thể giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh các chương trình phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân.
Các chi phí y tế có thể tăng cao nếu bạn bị béo phì Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, béo phì góp phần làm gia tăng các tình trạng sức khỏe như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư... do đó làm tăng các chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Theo đó, chi phí chăm sóc sức khỏe cho những người trưởng thành béo...