Người thừa cân béo phì dễ mắc những bệnh nào?
Tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà sẽ liên quan mật thiết với một số bệnh mạn tính.
Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì
Béo phì là tình trạng tích tụ bất thường và quá mức khối mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
Người có nguy cơ mắc bệnh béo phì bao gồm:
Ăn nhiều thức ăn giàu calo như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước ngọt, rượu bia, nội tạng động vật, da động vật.
Người có lối sống ít vận động.
Phụ nữ sau sinh.
Di truyền.
Nhóm người mắc bệnh về rối loạn nội tiết.
Béo phì còn có thể do nguyên nhân:
Do năng lượng ăn vào cao hơn năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài
Do di truyền
Do môi trường
Các loại đồ uống có cồn như rượu bia thường chứa nhiều calo
Uống quá nhiều đồ uống có đường như nước ngọt và nước ép trái cây
Video đang HOT
Lười vận động , thiếu rèn luyện thể chất
Béo phì do nội tiết
Các bệnh người thừa cân béo phì hay mắc
Tăng huyết áp, tim mạch
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường. Bởi mô mỡ trong cơ thể người béo phì tăng nhiều, khiến lượng tuần hoàn máu tăng tương ứng, làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim để bảo đảm cung cấp máu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ xảy ra tăng huyết áp.
Hơn nữa, lượng natri nhất định tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì, càng làm tăng lượng tuần hoàn máu, huyết áp sẽ tăng.
Do ở người béo phì, mỡ bọc kín tim, khiến tim khó co bóp. Mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim. Kèm theo đường huyết và mỡ trong máu tăng cao, làm tăng độ dính của máu, làm giảm khả năng tải oxy của tế bào hồng cầu, cung cấp không đủ oxy cho tế bào tim.
Không ít trường hợp béo phì, sự chuyển hóa mỡ không còn được như thường, ăn nhiều chất có nhiệt lượng cao dẫn đến chứng mỡ trong máu tăng cao gây ra chứng xơ cứng động mạch, tích tụ mỡ ở tế bào tim, làm dày thành tim.
Một trong những rủi ro lớn của tình trạng thừa cân là làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Nồng độ của các thành phần mỡ trong máu như cholesterol, triglycerin, tổng lượng mỡ trong huyết tương vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Điều này cho thấy việc trao đổi mỡ bị rối loạn. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch làm thu hẹp các mạch máu dẫn đến bệnh tim mạch.
Tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà sẽ liên quan mật thiết với một số bệnh mạn tính. Ảnh minh họa.
Nguy cơ bị tiểu đường
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường type 2. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Gan nhiễm mỡ
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu. Ước tính hơn 70% số người béo phì có gan bị nhiễm mỡ. Khi sự vận chuyển chất béo ở gan bị mất cân bằng, chất béo này sẽ tích tụ lại trong tế bào gan và dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.
Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ tăng theo chỉ số khối của cơ thể (BMI). Ở những người không béo phì tỷ lệ gan bị nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ lần lượt là 15% và 3%. Những người béo phì độ I và độ II (tương ứng BMI từ 30 – 39.9 kg/m2) thì tỷ lệ này tương ứng là 5% và 20%. Đặc biệt với những người có BMI 40 kg/m 2 tỷ lệ gan bị nhiễm mỡ tương ứng là 85% và viêm gan nhiễm mỡ là 40%.
Gan nhiễm mỡ thời kỳ đầu hoặc mức độ nhẹ, vừa phần lớn có thể thay đổi, cũng tức là nói tiến hành giảm cân tích cực, điều chỉnh ăn uống, cân bằng nhu cầu thì có thể cải thiện thậm chí mất hẳn tình trạng gan nhiễm mỡ. Người bị nặng có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng khác thường hoặc biến đổi chức năng gan. Gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.
Dễ bị đột quỵ
Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần người bình thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
Việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể người béo phì trở nên khác thường làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não và bám dính mỡ ở thành mạch máu cộng thêm ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với động lực học máu, dẫn đến tỉ lệ bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não (đột quỵ não) ở người béo phì cao hơn người bình thường.
Ảnh hưởng xương khớp và gout
Người béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng bình thường. Khi bị béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ… mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.
Trọng lượng cơ thể tăng gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, cột sống lưng và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Khi khớp sưng viêm hoặc biến dạng, hoạt động giảm, cơ thể nặng thêm, thì áp lực đối với khớp càng nặng, bệnh sẽ trở nên xấu. Vì thế người béo phì bị viêm khớp tăng sinh muốn điều trị cần bắt đầu từ việc giảm cân.
Bệnh lý đường hô hấp
Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do mỡ bám nhiều, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.
5 giải pháp tăng cường lưu thông máu ở chân
Lưu thông máu không tốt khiến đôi chân có cảm giác nặng nề và có thể gây nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Vậy giải pháp nào giúp lưu thông máu tới chân tốt hơn?
1. Vì sao cần tăng cường lưu thông máu cho chân?
Tùy thuộc vào tiền sử bệnh, tuổi tác hoặc thói quen hoạt động thể chất khiến cho việc lưu thông máu ở chân không tốt với cảm giác đôi chân rất nặng nề, thậm chí sưng và tê bì, nổi các tĩnh mạch xanh tím dưới da...
Những người trên 40 tuổi, thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim, có các vấn đề về mạch máu... là những đối tượng dễ bị lưu thông máu kém.
Khi máu ở chân lưu thông kém sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như nhẹ là đau, tê, sưng chân... Nặng có thể gây thiếu máu, suy giãn tĩnh mạch, tắc mạch chân...
Đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy giúp cải thiện lưu thông máu cho chân.
2. Các giải pháp giúp tăng cường lưu thông máu cho chân
- Tăng cường các vận động thể chất nhỏ hằng ngày: Để thúc đẩy tuần hoàn máu, các hoạt động thể chất nhỏ hằng ngày là rất cần thiết. Những hoạt động này có thể thực hiện ở bất cứ đâu và trong mọi hoàn cảnh. Hãy đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ để mua sắm đồ, xuống trước một bến khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng...
Những thói quen nhỏ hằng ngày này nếu được áp dụng sẽ thúc đẩy hoạt động của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, đặc biệt là đôi chân.
- Duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể lưu thông máu tốt. Đạp xe (ngoài trời hoặc trong nhà), đi bộ, tập yoga, bơi lội, khiêu vũ... Nhiều môn thể thao được khuyến khích để mang lại sự vận động cho cơ thể.
Mặt khác, các loại thể thao không được khuyến khích, đặc biệt những môn như quần vợt, chạy và bóng rổ, hoặc những môn có thể cản trở lưu thông máu, như judo hoặc cưỡi ngựa.
- Thực hiện một số động tác trước khi ngủ: Để giúp máu lưu thông, trước khi chìm vào giấc ngủ, bạn có thể nằm ngửa và thực hiện vài động tác đạp chân lên trời. Sau đó, massage chân từ mắt cá chân đến đầu gối sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác nặng nề ở đôi chân.
Đi bộ thường xuyên giúp máu lưu thông tốt, đặc biệt ở chân.
- Sử dụng nước lạnh: Nếu bạn phải dành phần lớn thời gian trong ngày ở tư thế đứng, hãy làm dịu đôi chân bằng cách dội nước lạnh lên toàn bộ chi dưới: Cảm giác "khai thông" sẽ xuất hiện ngay lập tức.
- Những điều cần tránh giúp máu lưu thông tốt ở chân
Không để chân tiếp xúc với nguồn nhiệt, dù là dưới ánh nắng mặt trời hay gần lò sưởi, hệ thống sưởi hoặc trong bồn tắm. Tránh các vật liệu nóng lên chân, chẳng hạn như bình chườm nóng, hoặc sáp nóng để tẩy lông.
Ưu tiên những chiếc quần thoải mái, không bó sát vào bắp chân hoặc đùi.
Tránh đi bốt hoặc tất cao, chật. Ưu tiên giày đế bằng hơn là giày cao gót, vì giầy cao gót gây nhiều áp lực lên vòm bàn chân, tạo ra sự căng thẳng cho gan bàn chân, gây sức nén trong hệ thống mạch máu.
Giày cao gót làm cản trở máu lưu thông ở chân.
Trẻ béo phì đối mặt với khủng hoảng tâm lý Béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5 - 19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 với những ảnh hưởng đến bệnh lý và tâm lý của trẻ. Thăm khám cho trẻ béo phì. Ảnh: BV Hữu nghị Việt Đức....