Người thắp lửa cho những giờ học đổi mới
Không chỉ chăm lo cho học sinh khó khăn, thầy Trang Minh Thiên còn đổi mới dạy học, đưa giáo dục STEM vào các tiết Công nghệ giúp trò vui học.
Thầy Trang Minh Thiên (giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng học trò nhân dịp năm học mới.
Hết lòng vì học sinh đặc biệt khó khăn
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, năm 2011 thầy Trang Minh Thiên được phân công giảng dạy môn Công nghệ tại Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Từ năm học 2011-2012 đến nay, với sự nỗ lực không ngừng, thầy Trang Minh Thiên đã đạt nhiều thành tích và là tấm gương điển hình trong học tập và rèn luyện của nhà trường.
Thầy Trang Minh Thiên (trái), Tổ trưởng chuyên môn tổ Công nghệ – Tin học Trường THPT Nguyễn Việt Dũng.
Thầy Nguyễn Hoàng Vũ, Bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Việt Dũng cho biết: Thầy Thiên là giáo viên trẻ rất năng động, nhiệt tình, thân thiện, chuyên môn vững vàng, được học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp quý mến. Trong suốt quá trình công tác tại trường, thầy Thiên làm việc rất chăm chỉ, nghiêm túc, hăng say, thường xuyên đi đầu trong các hoạt động của Nhà trường.
Đặc biệt thầy Thiên còn tham gia rất hiệu quả các đợt vận động, quyên góp, tương trợ do Công đoàn trường, Đoàn thanh niên phát động như “Quỹ tấm lòng vàng”, “Tháng hành động vì trẻ em”, ủng hộ đồng bào miền Trung, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,….
Video đang HOT
Thầy luôn chủ động tìm nguồn hỗ trợ từ các nhà hảo tâm để thực hiện các chế độ như miễn giảm học phí và cấp học bổng kịp thời, chính xác cho lớp chủ nhiệm. Bản thân thầy đã vận động ủng hộ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được 19 suất (mỗi suất 500.000 đồng), tích cực vận động ủng hộ học sinh mắc bệnh hiểm nghèo và học bổng Nguyễn Việt Dũng của nhà trường.
Ngoài ra, thầy cũng đã vận động ủng hộ chi phí lắp đặt máy tính và trực tiếp giảng dạy lớp “Tin học cơ bản 0 đồng” cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh thất Phước Ân, phường Phú Thứ, quận Cái Răng.
Trong những năm qua, rất nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đã được thầy chắp thêm đôi cánh, tiếp thêm nghị lực, thắp sáng niềm tin bước chân vào giảng đường đại học để ước mơ mãi bay cao, bay xa.
Giúp trò hứng thú với những giờ học STEM
Với nhiều học sinh, môn Công nghệ được xem môn học “khô khan”. Vì thế, thầy Minh Thiên luôn băn khoăn, trăn trở “Làm sao để học sinh có hứng thú và nhận ra sự quan trọng, tính gắn kết của môn học này với thực tiễn?”. Từ trăn trở này thầy luôn ý thức phải cố gắng học hỏi tìm tòi những phương pháp dạy học mới, hiệu quả để “thổi hồn” và tăng sức hút cho môn học.
Thầy Trang Minh Thiên mạnh dạn đưa giáo dục STEM vào các tiết Công nghệ, Vật lý.
Để trò hứng thú học, thầy Thiên đã thiết kế những đồ dùng học tập để “trực quan hóa” các kiến thức khó tiếp thu. Chẳng hạn như thầy làm các mô hình vật thể hỗ trợ thực hành vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 11, bộ mạch điện tử thực hành Công nghệ 12, dụng cụ thí nghiệm – thực hành hỗ trợ giảng dạy môn Vật lý – Công nghệ ở trường phổ thông …
Đặc biệt, thầy mạnh dạn đưa giáo dục STEM vào các tiết Công nghệ, Vật lý và thành lập câu lạc bộ STEM để tạo sân chơi khoa học cho học sinh. Qua đó, từng bước thầy đã giúp các em tiếp cận lập trình ứng dụng với Micro:bit, Arduino, Yolo:bit,…
Bên cạnh đó, thầy Thiên còn tham gia vào công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học với hơn 10 dự án ở nhiều chuyên đề khác nhau như: Hệ thống nhúng, Kĩ thuật – Cơ khí – Vật lý, Kĩ thuật cơ khí, Khoa học xã hội và hành vi… Học sinh do thầy hướng dẫn nghiên cứu đã đạt giải cấp thành phố, trong đó có 1 đề tài dự thi cấp Quốc gia. Thầy cũng vinh dự được nhận giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ vì có thành tích tốt trong việc triển khai nghiên cứu khoa học và hướng dẫn tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học giai đoạn 2015 – 2018.
Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp cùng đổi mới
Năm 2019, thầy Thiên đến với Cộng đồng Giáo viên sáng tạo Việt Nam. Được tiếp xúc với những đồng nghiệp tâm huyết, sáng tạo từ khắp mọi miền đất nước, thầy đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong đổi mới dạy học. Những giờ học Công nghệ được thầy kết hợp, lồng ghép khéo léo với các ứng dụng CNTT đã mang nhiều màu sắc mới, nhận được sự hưởng ứng tích cực, hào hứng của học sinh.
Với quan niệm “chia sẻ là cách học tập tốt nhất”, thầy Thiên đã hoạt động tích cực trong cộng đồng Giáo viên sáng tạo MêKông và tham gia nhiều buổi chia sẻ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp ở trường, ở địa phương.
Ngoài chia sẻ về giáo dục STEM, Office 365, thầy còn hỗ trợ nhiều đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng E-learning, thiết kế các hoạt động và sản phẩm dạy học với mong muốn có nhiều giáo viên cũng sẽ mạnh dạn thay đổi để mang đến nhiều giá trị hơn nữa cho học sinh.
Chính thầy là người thắp lửa, chia sẻ các ứng dụng về CNTT để tập thể giáo viên vận dụng dạy học trực tuyến hiệu quả trong suốt thời gian dài học sinh ngừng đến trường nhưng không ngừng việc học. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, chính thầy đã tích cực hỗ trợ nhà trường nói riêng và các trường trong và ngoài TP Cần Thơ nói chung xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến.
Đặc biệt, thầy đã vinh dự nhận được Giấy chứng nhận của Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia tham gia hỗ trợ Đề án “Hệ tri thức Việt số hóa” trong công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thúc đẩy giáo dục trực tuyến.
Hà Nội triển khai thí điểm giáo dục STEM tại 10 trường tiểu học
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, có 10 trường tiểu học ở 5 quận, huyện sẽ được triển khai thí điểm giáo dục STEM trong năm học này.
10 trường tiểu học tại Hà Nội sẽ được triển khai thí điểm giáo dục STEM trong năm học này.
Năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học tại 7 địa phương gồm: Hà Nội, Lào Cai, Nam Định, Thừa Thiên- Huế, Đắk Lắk, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chọn 10 trường tiểu học ở 5 quận, huyện để triển khai thí điểm giáo dục STEM gồm: Tràng An, Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm); Thịnh Hào, Văn Chương (quận Đống Đa); Dương Xá, Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm); Tây Đằng B, Phú Sơn (huyện Ba Vì); Hồng Sơn, Xuy Xá (huyện Mỹ Đức).
Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, giáo dục STEM chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó, dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề là hai phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến trong triển khai các hoạt động giáo dục STEM.
Trong các hoạt động giáo dục STEM thường dựa vào hoặc tạo ra một tình huống thực tiễn để học sinh giải quyết một cách sáng tạo bằng cách sử dụng kiến thức của hai hay nhiều môn học thuộc các lĩnh vực STEM. Giáo dục STEM tạo điều kiện để học sinh rèn luyện khả năng ứng dụng toàn diện kiến thức vào việc khám phá các khía cạnh khác nhau của thế giới thực và giải quyết các vấn đề dưới sự định dạng của tư duy liên ngành.
Khác với các hoạt động giáo dục STEM theo cách thức tự phát, hoạt động chủ yếu là ngoại khóa, mô hình giáo dục STEM cấp tiểu học đem đến cho cán bộ, giáo viên của các nhà trường những kiến thức, kỹ năng cơ bản để triển khai bài bản, hiệu quả, giúp học sinh nâng cao kỹ năng ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cuộc sống.
Đáng chú ý, giáo dục STEM sẽ được đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường, triển khai trong chương trình chính khóa, góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.
Được biết, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm, tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất bảo đảm cho việc triển khai thí điểm giáo dục STEM đạt hiệu quả.
Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tập huấn triển khai thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học vào ngày 24/9 vừa qua với sự tham gia của gần 600 cán bộ quản lý các phòng GD&ĐT và giáo viên của 10 trường thực hiện thí điểm.
Theo kế hoạch, giai đoạn triển khai thí điểm kéo dài từ nay đến tháng 12/2022, sau đó, Ban chỉ đạo thực hiện giáo dục STEM của Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức tổng kết, làm căn cứ nhân rộng mô hình này tới các trường học khác trên địa bàn thành phố từ học kỳ 2 năm học 2022-2023.
Học sinh Hải Phòng hào hứng với trải nghiệm STEM đo chu vi trái đất Vào ngày thu phân 23/9, hơn 600 học sinh lớp 10 THPT Lê Quý Đôn (quận Hải An) tổ chức đo chu vi trái đất. Học sinh thực hành đo chu vi trái đất từ lúc 11h40 ngày 23/9. Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về nhân lực và vật lực để triển khai hiệu quả chương trình GDPT...