Người phụ nữ này suýt mất mạng vì thói quen tắm bồn nước nóng
Một người phụ nữ ở bang Indianapolis, Hoa Kỳ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và suýt mất mạng vì thói quen tắm bồn nước nóng của mình.
Không ít người coi việc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng là một cách tuyệt vời để thư giãn sau một ngày dài vất vả. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng an toàn như bạn nghĩ.
Mới đây, Taylor Bryant, 26 tuổi, đã chia sẻ với giới truyền thông về vấn đề sức khỏe khiến cô phải mất nhiều tháng để phục hồi. Người phụ nữ này được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi mắc một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng do ngâm mình trong bồn tắm nước nóng của khách sạn.
Dấu hiệu bất thường
Tắm bồn nước nóng không hề an toàn như nhiều người vẫn nghĩ.
Bryant chia sẻ : “Tôi bị chuột rút ở chân phải và sau đó mụn nước xuất hiện, da nứt nẻ và chuyển sang màu đen. Tất cả đã phá vỡ chuyến đi nghỉ dưỡng của tôi cùng chồng và hai con tại Tennessee“.
Mới đầu, cô chỉ cảm thấy buồn nôn và bị chuột rút ở chân phải. Những cơn đau này dần tiến triển vào ngày hôm sau, kèm theo các vết sưng nghiêm trọng đến nỗi khiến việc đi lại của Bryant trở nên khó khăn.
Video đang HOT
Theo hồ sơ y tế do gia đình cô cung cấp, người phụ nữ này đã đi khám tại một phòng khám địa phương và được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng của cô ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vào thời điểm đó, Bryant và gia đình đã trở về nhà sau chuyến đi. Vài ngày sau, phát ban xuất hiện đi kèm với mụn nước khiến cô phải đối mặt với những cơn đau khó thể chịu đựng được.
Căn bệnh nguy hiểm
Vi khuẩn có thể ẩn nấp ở khắp mọi nơi, kể cả trong bồn tắm.
Người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm mô tế bào. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, Bryant cũng phải đối mặt với hội chứng viêm nang lông do tắm bồn nước nóng.
Cô dùng thuốc kháng sinh liều mạnh trong 10 ngày nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn không có xu hướng cải thiện. Lúc này, làn da đã bắt đầu nứt nẻ và chuyển sang màu đen hoại tử. Ngay sau đó, Bryant phải nhập viện và được tiến hành chăm sóc đặc biệt trong 4 ngày.
Bà mẹ của hai con này cho biết: “Tôi không thể ngờ mọi chuyện lại tồi tệ tới vậy. Tôi hoàn toàn mất cảm giác ở chân. Bác sĩ không chắc chắn có thể chữa khỏi và ngay cả khi mọi việc suôn sẻ, tôi cũng cần ghép da”.
Sự hồi phục
Cuối cùng, sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch kéo dài hai tuần, các triệu chứng có xu hướng cải thiện. Cơ thể cô dường như đang phản ứng với thuốc và chống lại nhiễm trùng.
“Tôi ôm lấy bác sĩ trong niềm hạnh phúc. Suốt thời gian nằm viện, những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện trong tâm trí tôi”, cô cho biết.
Tám tháng sau, cô vẫn phải đi một đôi tất đặc biệt mỗi ngày để giảm sưng. Mặc dù cảm thấy hơi khó chịu ở bắp chân phải, Bryant rất vui mừng vì cô vẫn còn sống: “ Kể từ đó, tôi không còn ngâm mình trong bồn nước nóng nữa. Đây là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể nhưng không hề an toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo cho tất cả mọi người”.
Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là gì?
Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là một bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm. Triệu chứng chủ yếu là nổi mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa. Những vết sưng này chứa đầy mủ và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, phát ban có thể phát triển thành các nốt đỏ sẫm, đi kèm với dấu hiệu khác như đau họng, đau tai, buồn nôn và đau đầu.
Theo Vincent Tavella, thạc sĩ kiêm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học tại Đại học y Virginia, vi khuẩn gây viêm nang lông Pseudomonas aeruginosa có thể tồn tại trong nước sạch, thậm chí nước đã được khử trùng bằng clo. Chúng cũng thường bắt gặp trong bể bơi, những nơi không được sát khuẩn thường xuyên hoặc chưa triệt để.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, viêm nang lông do tắm bồn nước nóng có thể tấn công tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Chuyên gia Tavella khuyến nghị, bạn nên thay đồ và tắm bằng xà phòng ngay sau khi ra khỏi bể bơi để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Thường xuân giải độc, tiêu sưng
Theo Đông y, thường xuân có vị đắng, cay, tính mát; Có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.
Cây thường xuân (ảnh trên) có tên khoa học là Hedera helix, thuộc loại cây leo, lá đơn, phiến lá phân thuỳ, gân chân vịt; Cụm hoa chuỳ, gồm nhiều tán, màu lục trắng; Quả hạch tròn, khi chín màu đen.
Theo Đông y, thường xuân có vị đắng, cay, tính mát; Có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.
Trong y học dân gian Ý, lá thường xuân được dùng dưới dạng thuốc hãm uống để trị sỏi mật và dạng thuốc sắc rửa trị đau dây thần kinh, viêm mô tế bào và đau răng.
Cụ thể, lá hơ nóng chườm chữa sưng hạch; Thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc; Hạt ngâm rượu để trị bệnh phong huyết, đau lưng.
Ngoài tính chất kháng khuẩn, lá cây chứa các chất chống ký sinh trùng, giúp loại bỏ giun đường ruột. Người dân cũng dùng lá thường xuân nấu nước gội đầu có thể loại bỏ được chấy rận trên tóc.
Tùy tiện dùng thuốc - hiểm họa khôn lường Nhiều người tự ý dùng thuốc theo lời khuyên từ người không có chuyên môn y - dược hoặc từ thông tin đọc được trên mạng. Thói quen sử dụng thuốc một cách dễ dãi đó là hiểm họa đối với sức khỏe con người. "Thay mặt" bác sĩ Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ mắc...