Người Nhật đang lùn đi
Chiều cao trung bình nam giới Nhật sinh năm 1978 là 1,714 m, nữ 1,585 m, trong khi thế hệ sinh năm 1996 là 1,708 nam và 1,583 m nữ.
Phát triển chiều cao của người Nhật vốn được coi là hiện tượng thần kỳ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản, từ năm 1960 đến 1975 (trong vòng 15 năm), chiều cao của thanh thiếu niên nước này tăng thêm 2,8 cm đối với nam giới và 2,5 cm với nữ.
Tuy nhiên, xu hướng trên đang dần thay đổi với thế hệ người Nhật sinh từ năm 1980 trở đi, Japan Times đưa tin.
Ảnh: Japan Times.
Trên tờ Journal of Epidemiology and Community Health, nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Sức khỏe và Phát triển Trẻ em ở Tokyo cho biết đã phân tích dữ liệu của 3,15 triệu người Nhật trưởng thành. Họ phát hiện chiều cao trung bình của người sinh năm 1978 và 1979 là 1,714 m với nam và 1,585 m với nữ. Trong khi đó, chiều cao của thế hệ sinh năm 1996 là 1,708 với nam và 1,583 với nữ.
Lý giải hiện tượng trên, các nhà khoa học cho rằng có mối tương quan nghịch đảo giữa chiều cao trung bình và số trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5 kg). Cụ thể, trẻ sơ sinh nhẹ cân ngày càng nhiều còn chiều cao trung bình ngày càng giảm.
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ sơ sinh nhẹ cân lớn lên sẽ thấp hơn trẻ sơ sinh đủ cân. Thống kê của Bộ Y tế Nhật cho thấy số trẻ sơ sinh nhẹ cân vào những năm 1970 là 5,1%. Đến năm 2007, tỷ lệ này tăng gần gấp đôi, lên 9,7%.
Hiện nay, chiều cao trung bình của người Nhật là 1,71 m với nam và 1,58 m với nữ.
Video đang HOT
Minh Nguyên
Theo VNE
Những cách giữ ấm cơ thể của người Nhật vào mùa đông
Người Nhật ăn lẩu, tắm onsen, dùng bàn sưởi điện, toilet chỉnh nhiệt độ, đặt miếng giữ nhiệt vào cơ thể... để giữ ấm trong mùa đông lạnh giá.
Bàn kotatsu có sưởi
Theo Japan Explorer, kiểu bàn kotatsu là bàn gỗ, phủ chăn dày xung quanh, phía dưới có hệ thống sưởi bằng điện. Các gia đình có thể sử dụng bàn này thành chỗ ngủ, bàn làm việc, bàn ăn và tiếp khách.
Tắm onsen
Không chỉ giữ ấm trong mùa đông, tắm onsen (tắm suối nước nóng) còn là một cách giữ gìn sức khỏe của người Nhật Bản. Các suối nước nóng mang nhiều màu sắc như xanh lục, đỏ hồng, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh.
Người Nhật tìm đến các suối nước nóng để thư giãn và phục hồi sức khỏe. Ảnh: Window Seat
Bồn cầu ấm áp
Dù trong nhà vệ sinh có hệ thống sưởi, bạn vẫn sẽ cảm thấy lạnh khi ngồi bồn cầu. Ở Nhật, bồn cầu có thể điều chỉnh nhiệt độ chỗ ngồi ấm áp theo ý muốn.
Tấm che cửa sổ, phim cách nhiệt
Để ngăn không khí lạnh vào phòng, người ta dùng những tấm che cửa sổ hoặc phim dán cách nhiệt. Dùng rèm cửa dày cũng thường được người Nhật áp dụng.
Ăn lẩu
Mùa đông ở Nhật không thể thiếu món lẩu, nguyên liệu thường gồm thịt, cá, rau... nấu trong những nồi gốm có đáy dày. Những ngày trời rét lạnh, người Nhật thường tụ tập lại với nhau ăn lẩu để giữ ấm cơ thể.
Những món lẩu Nhật thường được nhắc đến với tên gọi chung là nabemono. Ảnh: Live Japan
Miếng dán giữ nhiệt
Những miếng dán này có thể đặt trong túi, bụng, găng tay, giữa các lớp áo để giữ ấm cơ thể trong khoảng một tiếng hoặc hơn tùy từng loại.
Quần tất dày
Nhiều cửa hàng ở Nhật chuyên bán tất và quần tất dày dành cho mùa đông. Nhiều loại có thể dày đến 200 denier (đơn vị đo độ dày)
Thảm điện, chăn điện
Ở phòng khách, phòng ngủ, người Nhật thường trải chiếu, ngồi trực tiếp xuống sàn. Vào mùa đông, nhiều gia đình Nhật mua thêm các loại thảm điện, chăn điện để giữ ấm đôi bàn chân.
Trang phục giữ nhiệt
Quần áo được nhãn hàng thời trang của Nhật thiết kế để giữ nhiệt, giúp người mặc luôn cảm thấy ấm dù chỉ khoác trang phục mỏng nhẹ.
Cẩm Anh
Theo VNE
Trẻ không chắc sẽ hết biếng ăn nhờ ăn dặm kiểu Nhật Nếu được thực hành thói quen ăn tốt như ăn dặm kiểu Nhật ngay từ ngày đầu tiên, liệu trẻ có hết biếng ăn? Câu hỏi này chắc chắn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ. Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 1-3. Ước tính, có đến 40% trẻ ở...