Người Mỹ đi tiêm phòng trở lại sau trào lưu “tẩy chay vaccine”
10 bang tại Mỹ đã ghi nhận 101 ca mắc sởi, bao gồm cả 4 bang Colorado, Oregon, Texas và Washington – là những nơi cho phép miễn tiêm chủng.
Sởi bùng phát do “tẩy chay” vaccine
Liều vaccine sởi đầu tiên được tiêm tại Mỹ vào năm 1963 và đến năm 2000, bệnh sởi được tuyên bố “xóa sổ”. Tuy nhiên, Mỹ đang chứng kiến dịch sởi bùng phát trở lại.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, hầu hết những ca mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi và tất cả đều không tiêm phòng.
Mỹ ghi nhận hơn 100 ca mắc sởi, phần lớn trong đó là trẻ nhỏ không tiêm chủng. Ảnh: Reuters
CDC xác nhận từ ngày 1/1/2019, sởi đã xuất hiện tại 10 bang của Mỹ, gồm California, Colorado, Connecticut, Georgia, Illinois, New Jersey, New York, Oregon, Texas và Washington. Đặc biệt trong đó, bang Washington và New York đang gặp khó khăn trong nỗ lực kiểm soát dịch sởi.
Giới chức y tế các bang này cho rằng, cách duy nhất để đặt dấu chấm hết cho cuộc “khủng hoảng dịch sởi” là bãi bỏ hoàn toàn quy định miễn tiêm chủng.
Tháng trước, chính quyền bang Washington đã công bố “tình trạng khẩn cấp y tế” sau khi dịch sởi bùng phát, với 53 trường hợp nhiễm bệnh ở Hạt Clark. 47 người trong số này đã không tiêm phòng và 38 trường hợp là trẻ em 10 tuổi và nhỏ hơn.
Tại Hạt Clark, gần 8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ miễn tiêm phòng trong năm học 2017-2018. Khoảng 1,2% trong số này có lý do về y tế, phần còn lại là do phong trào “ tẩy chay vaccine” của các bậc phụ huynh.
Video đang HOT
Sơ đồ dịch sởi tại Mỹ, với 10 bang ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh. Ảnh: DailyMail
“Khi bước sang tuổi 18, tôi tự quyết định mình sẽ đi tiêm phòng”
Thực tế quá rõ ràng trước việc dịch sởi quay trở lại một phần do phong trào “tẩy chay vaccine”. Rất nhiều bậc phu huynh tại Mỹ tin rằng vaccine đi kèm những tác dụng phụ, như gây ra bệnh tự kỷ. Do đó, họ đã từ chối tiêm phòng cho trẻ nhỏ và tin vào cơ chế miễn dịch tự nhiên của con người.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ tại Mỹ, khi đủ 18 tuổi đã tự mình quyết định đi tiêm liều vaccine đã để lỡ khi còn nhỏ.
Trong đó, Ethan Lindenberger, 18 tuổi, tại Norwalk, bang Ohio, đã có những mũi tiêm phòng đầu tiên để ngừa 6 bệnh, trong đó có quai bị và viêm gan.
“Cuối cùng tôi cũng đã tiêm phòng khi 18 tuổi. Bố mẹ tôi không cho tôi tiêm vaccine khi còn nhỏ vì lo sợ các mũi tiêm sẽ gây tổn thương não và gây ra bệnh tử kỷ”, Ethan cho biết.
Ethan Lindenberger, tại Norwalk, bang Ohio, đã tự quyết định việc tiêm vaccine khi đủ 18 tuổi.
Khi bước sang tuổi 18, Ethan tự quyết định mình sẽ đi tiêm phòng sau khi tham khảo các bằng chứng khoa học về tác dụng của vaccine.
Mayci, 18 tuổi, tại Augusta, bang Georgia cũng đã đi tư vấn tiêm phòng sau khi mẹ cô từ chối tiêm vaccine cho Mayci khi còn nhỏ.
Nhiều bậc phụ huynh cũng đang dần thay đổi định kiến “tẩy chay vaccine” của mình. Chị Kristina Kruzan, tại Seabeck, bang Washington, đã không tiêm phòng cho 3 đứa con của mình trong suốt 15 năm. Nhưng chị đã thay đổi khi hiểu rằng: “Vaccine không chỉ bảo vệ những đứa trẻ của chị mà còn bảo vệ cả cộng đồng”./.
Theo vov
Giá phải trả do chống vắc-xin
Tổ chức Y tế thế giới xếp tình trạng lưỡng lự hoặc từ chối tiêm vắc-xin vào danh sách 10 mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu năm nay
Dịch sởi đang bùng phát trở lại tại nhiều nơi trên thế giới, một phần xuất phát từ làn sóng chống đối vắc-xin đang lan rộng, đe dọa nỗ lực loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thậm chí đã đưa tình trạng lưỡng lự hoặc từ chối tiêm vắc-xin vào danh sách 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm nay.
Theo dữ liệu của WHO, số ca bệnh sởi trên thế giới đã tăng khoảng 50% lên 2,3 triệu ca vào năm ngoái. Căn bệnh dễ truyền nhiễm này bùng phát mạnh tại một loạt quốc gia, như Israel, Hy Lạp, Madagascar, Ukraine, Venezuela...
Đáng lo nhất là dịch sởi tại Madagascar, với gần 53.500 trường hợp nhiễm bệnh và 312 người tử vong trong giai đoạn từ đầu tháng 9-2018 đến đầu tháng 2-2019.
Còn tại Philippines, đợt bùng phát sởi mới nhất đã khiến ít nhất 4.302 người mắc bệnh và 70 người tử vong trong tháng 1-2019. Bộ Y tế nước này cho biết tình trạng lưỡng lự tiêm vắc-xin khiến dịch bệnh thêm nghiêm trọng và 66% bệnh nhân chưa từng tiêm vắc-xin sởi.
Trẻ em bị bệnh sởi tại một bệnh viện ở thủ đô Manila - Philippines hôm 7-2 Ảnh: EPA-EFE
Trong khi đó, châu Âu năm ngoái ghi nhận bệnh sởi khiến hơn 82.000 người nhiễm bệnh (mức cao nhất trong 10 năm qua) và 72 người tử vong. Đáng chú ý là có đến 56% bệnh nhân chưa được tiêm chủng hoặc không rõ có tiêm chủng hay không.
Ukraine đang là một điểm nóng về bệnh sởi tại châu lục này. Bộ Y tế Ukraine cho biết hơn 15.000 ca bệnh, 7 trường hợp tử vong vì sởi được ghi nhận từ cuối tháng 12-2018 đến đầu tháng 2-2019 và dịch bệnh này đang ngày một tồi tệ.
Còn tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hôm 11-2 cho biết đã nhận báo cáo về 101 ca bệnh sởi mới tại 10 bang kể từ đầu năm nay. Theo CDC, ước tính 90% người ở gần bệnh nhân sởi sẽ bị lây nhiễm trừ khi được tiêm chủng hoặc có miễn nhiễm tự nhiên. Virus sởi phát tán khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi và có thể sống trong không khí đến 2 giờ.
"Thông điệp quan trọng nhất là phải đi tiêm chủng. Vắc-xin là phương thức duy nhất để phòng chống bệnh sởi" - ông Dragan Jankovic, chuyên gia của WHO, nhận định với trang Bloomberg. Làn sóng chống vắc-xin đang gia tăng ở Mỹ, Úc, châu Âu và thu hút sự chú ý tại một số quốc gia có thu nhập trung bình.
Theo một nghiên cứu của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lưỡng lự tiêm vắc-xin là nỗi lo về "tác dụng phụ" của một số mũi tiêm ngay cả khi giới khoa học đã bác bỏ sự liên quan giữa tiêm phòng sởi và tự kỷ.
Những nguyên nhân khác là thiếu nhận thức và niềm tin tôn giáo. Ông Howard Zucker, Ủy viên y tế bang New York - Mỹ, chỉ trích phong trào chống vắc-xin đã tạo ra nhiều thông tin sai sự thật và lo ngại mạng internet có thể bị lợi dụng để phát tán chúng.
Theo thống kê của WHO, số trường hợp tử vong vì sởi trên thế giới đã giảm đáng kể trong những năm gần đây (từ 550.100 năm 2000 còn 89.780 năm 2016). Dù vậy, bệnh sởi vẫn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển và phần lớn trường hợp tử vong xảy ra tại các quốc gia có thu nhập đầu người thấp và hạ tầng y tế thiếu thốn.
Theo thống kê, tỉ lệ tiêm phòng sởi trong thập kỷ qua vẫn giẫm chân tại chỗ ở mức 85%, thay vì mức gần 95% cần thiết để ngăn bệnh lây lan.
HOÀNG PHƯƠNG
Theo nld.com.vn
Số người mắc sởi tăng mạnh từ đầu năm 2019 Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2019 ghi nhận số ca mắc sởi đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, nếu như cùng thời điểm này năm 2018 toàn thành phố mới ghi nhận 8 ca mắc sởi thì chỉ riêng trong những ngày nghỉ Tết vừa qua, thành phố đã ghi nhận...