Người mẹ M’nông đi thi tốt nghiệp với ước mơ trở thành cô giáo
Sinh ra trong gia đình khó khăn, lại đang “ bụng mang dạ chửa”, nhưng H’Luộc quyết thi đậu để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo.
Gia đình H’Luộc Liêng Hót (dân tộc M’nông, 20 tuổi, trú tại buôn Yang Kring, xã Bông Krang, huyện Lắk, Đắk Lắk) thuộc diện nghèo khó, có tới 9 người con. Bố mất sớm, nên anh em trong gia đình cũng phải nghỉ học để kiếm sống và chưa ai học hết lớp 11. Duy chỉ có H’Luộc chăm học với suy nghĩ “chỉ có con chữ mới thay đổi cuộc đời”.
Vượt quãng đường hơn 100 km, H’Luộc có mặt tại điểm thi trường THPT Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) từ ngày 4/8 để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2).
“Kỳ thi đợt 1 em không đủ điều kiện dự thi do có yếu tố dịch tễ là F2 liên quan đến ca bệnh ở địa phương”, H’Luộc kể.
Nữ thí sinh người M’nông H’Luộc Liêng Hót
H’Luộc cho biết thêm, nhờ thầy cô, gia đình luôn động viên đã tiếp “lửa” cho em quyết tâm thi đậu kỳ thi THPT năm nay. “Nếu thi đậu, em sẽ làm hồ sơ để được xét đặc cách (chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số-PV) vào một trường cao đẳng hoặc đại học sư phạm để sau này làm cô giáo về dạy cho đám trẻ ở buôn”, H’Luộc chia sẻ.
Khi được hỏi, vì sao lấy chồng sớm, H’Luộc có chút ngại ngại ngùng, rồi nói: “Em bắt chồng theo phong tục của địa phương để làm vui lòng gia đình. Chồng luôn động viên, làm điểm tựa để em hoàn thành kỳ thi này”.
H’Luộc cho rằng, ở địa phương còn nhiều thanh niên nhàn rỗi, hay tụ tập ăn nhậu… vì không được học hành đến nơi đến chốn.
“Nhìn thấy cảnh tượng này dù thương, nhưng trong lòng em nghĩ cũng tức lắm. Nếu ước mơ của em làm cô giáo thành hiện thực, người dân trong buôn sẽ ý thức hơn việc học hành”, H’Luộc cho hay.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Đình Đại, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiêp-Giáo dục thường xuyên huyện Lắk đánh giá, H’Luộc có học lực khá, hạnh kiểm tốt, luôn tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào do trung tâm phát động.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2, diễn ra từ ngày 6-7/8), Hội đồng thi Sở GD-ĐT Đắk Lắk có 1 điểm thi đặt tại Trường THPT Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) với 2 phòng thi chính thức, 1 phòng thi dự phòng và điểm thi dự phòng đặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Buôn Đôn).
Có 16 thí sinh đăng ký dự thi và 9 thí sinh có đơn xin đặc cách xét tốt nghiệp.
Ngày đi học, đêm chăm mẹ ung thư, nữ sinh nuôi ước mơ thi vào ngành công an
Đêm chăm mẹ bị ung thư, ngày đến lớp, Phàn Mai Hoa - học sinh lớp 10 Trung học phổ thông Tân Quang, Bắc Quang vẫn nỗ lực học tập, nuôi dưỡng ước mơ làm công an.
Kể từ khi chị Phàn Mùi Sếnh (sinh năm 1987, trú tại xã Tân Lập, Bắc Quang, Hà Giang) bị mắc ung thư cổ tử cung vào đầu năm 2020, mối hôn nhân thứ hai mà chị Sếnh định tiến tới bước nữa không thành. Người mẹ hơn 30 tuổi này chỉ còn biết bám víu vào đứa con gái đang học lớp 10 là Phàn Mai Hoa lúc hoạn nạn.
Chị Sếnh chia sẻ về cuộc sống khó khăn của gia đình sau khi mắc ung thư. Ảnh: Gia đình cung cấp
Nghĩ về hoàn cảnh gia đình khó khăn, bệnh tình đã nặng nên chị Sếnh không xạ trị, mà chỉ uống thuốc nam. Hiện tại, bệnh đã di căn, khiến chị khó khăn trong đi lại, chị đã bị sụt hơn chục cân trong vòng một năm qua.
Giờ đây, người phụ nữ này chỉ biết quanh quẩn ở nhà. Việc ăn uống, sinh hoạt của chị đều phải nhờ con gái phụ giúp.
Đêm đến, có hôm chị Sếnh thức giấc 3-4 lần do tác dụng giảm đau của thuốc đã hết, cô con gái thấy mẹ như vậy lại dậy để xoa bóp cho mẹ.
Sáng ra, Hoa lại đi nhờ xe của bạn để đến trường cách nhà gần chục cây số.
"Trước khi bị bệnh, tôi cũng dự tính mua cho cháu cái xe để cháu đi học xa đỡ phải đi nhờ nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được", chị Sếnh chia sẻ.
Chị Sếnh cho hay, cô con gái ngay từ nhỏ đã có đam mê được làm công an, bác sĩ. Hoa đòi mẹ mua sữa uống để sau này đủ chiều cao thi vào ngành công an hoặc làm bác sĩ để chăm sóc mẹ lúc ốm đau.
Có ước mơ từ nhỏ nên Hoa luôn có ý thức tự giác học tập, chưa bao giờ chị Sếnh phải nhắc nhở con về việc học hành. Khi lớn, Hoa không đua đòi để bằng bạn bằng bè.
"Có những hôm cháu học ở trường, lo lắng cho mẹ ở nhà một mình, Hoa gọi điện hỏi thăm tôi. Tôi dù có đau đớn do hết thuốc nhưng để con an tâm học, tôi nói với con không sao đâu", chị Sếnh chia sẻ.
Chị Sếnh qua lời bạn bè của con cũng biết, do chăm sóc mẹ đêm hôm nên khi học ở lớp, Hoa buồn ngủ, nặng đầu nhưng con gái vẫn cố gắng theo dõi thầy giáo giảng bài, chị chưa bao giờ nhận được phàn nàn từ nhà trường về con.
Lớp của Hoa có 36 bạn, Hoa là 1 trong 6 người có học lực tiên tiến. Những năm Tiểu học và Trung học cơ sở, em luôn giữ vị trí lớp trưởng.
Khác với những người bạn cùng trang lứa, Hoa có lúc cũng thấy thiệt thòi do không có bố, mẹ lại sức khỏe yếu, em lo lắng ngày nào đó không còn mẹ ở bên.
Em Phàn Mai Hoa nói về ước mơ được làm công an. Ảnh: Gia đình cung cấp
"Khi biết tin mẹ bị ung thư, em rất sốc và lo lắng mình sẽ sống sao nếu không có mẹ", Hoa nói.
Cô gái này tâm sự rằng, những lúc tâm trạng bi quan như vậy, em lại tự động viên mình phấn đấu cho tương lai phía trước.
"Em sẽ cố gắng học hết Trung học phổ thông và thi đỗ vào trường Cảnh sát để làm công an. Những câu chuyện về người chiến sĩ công an quả cảm hết mình vì sự bình yên của người dân từ lâu luôn thôi thúc em nỗ lực để có được vinh dự khoác lên mình sắc phục đầy tự hào đó", Hoa chia sẻ.
Nói về hoàn cảnh gia đình, chị Sếnh cho biết, trước đây chị học Đại học tại chức ngành Công tác xã hội, sau đó về làm bán chuyên trách Phó Chủ tịch mặt trận xã Tân Lập. Bên cạnh đồng lương ít ỏi, chị trồng thêm đồi chè để kiếm thêm thu nhập.
"Khi mắc bệnh hiểm nghèo, tôi may mắn được chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ trong công việc", chị Sếnh chia sẻ.
Người phụ nữ này chia sẻ thêm, trước kia hai mẹ con từng ở căn lều lụp xụp và vào năm 2020 chị xây được căn nhà khang trang hơn. Tuy nhiên, nhà chưa hoàn thiện hết thì chị mắc bệnh hiểm nghèo, nội thất trong nhà vì thế vẫn dang dở, tiền vay xây dựng nhà vẫn nợ người thân, họ hàng.
Về hoàn cảnh hai mẹ con chị Sếnh, ông Tống Xuân Ngự - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Lập cho hay, chị Sếnh có hoàn cảnh khá khó khăn, hôn nhân trắc trở, công việc Phó chủ tịch mặt trận xã bán chuyên trách của chị cũng được anh em trong đơn vị hỗ trợ.
"Gia đình chị Sếnh không thuộc diện hộ nghèo do không phải dân tộc ít người, chị Sếnh rất khó khăn, giờ chỉ trông chờ khoản lương hơn 1 triệu đồng từ vị trí bán chuyên trách Phó Chủ tịch mặt trận xã", vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Lập cho hay.
Chuyện học ở Phiêng Lằm Ở Phiêng Lằm xa xôi, các cô giáo vẫn ngày ngày miệt mài đứng lớp ghép. Học sinh trong làng không ngại vượt dốc đá, xa gia đình để từng bước hướng đến tương lai tươi sáng hơn... Lớp ghép các khối 3, 4, 5 ở điểm trường Phiêng Lằm. Cháy bỏng khát vọng Phiêng Lằm là thôn vùng cao thuộc xã Bản...