Người mẹ đưa ra lý do dạy con phá vỡ các quy tắc khiến ai cũng bị thuyết phục
Ba năm làm mẹ đã dạy tôi một bài học rất quan trọng, đó chính là thỉnh thoảng bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những kì vọng của bản thân và để con phá vỡ các nguyên tắc.
Khi tôi đang viết bài này, tôi đang xem TV với con trai, hoàn toàn bình thường đúng không? Ngoại trừ việc là cu cậu còn đang gặm chiếc bánh quy thứ 4 khi chỉ còn hơn 2 tiếng nữa là phải đi ngủ và trong khi số lượng cho phép đáng ra chỉ là 2 cái thôi.
Tôi cũng muốn tức giận với bản thân mình lắm nhưng thực sự tôi lại chẳng cảm thấy tội lỗi gì. Nếu tôi muốn thức xem TV và ăn bánh quy với con, thì tôi sẽ làm như vậy. Có thể đó không phải là điều nên làm thường xuyên, nhưng chỉ một tuần một lần thôi cũng xấu xa đến thế sao?
Ý tôi là, thỉnh thoảng phá vỡ các nguyên tắc hay luật lệ cũng không sao cả. Trước khi có con, tôi đã nghĩ mình sẽ nuôi dạy con với kỷ luật thép và tự tưởng tượng hàng tỉ những thứ mà tôi nghĩ một đứa trẻ không bao giờ nên làm. Con tôi sẽ nghe lời và tuyệt đối không bao giờ được cãi lại, và cũng sẽ không bao giờ có chuyện thương lượng gì hết. Thế nhưng, con trai tôi đã chứng minh cho tôi thấy rằng mình đã rất sai.
Thỉnh thoảng phá vỡ các nguyên tắc hay luật lệ cũng không sao cả (Ảnh minh họa).
Con trai tôi là một đứa trẻ thông minh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi phải đối mặt với vô vàn những thử thách. Ba năm làm mẹ đã dạy tôi một bài học rất quan trọng, đó chính là thỉnh thoảng bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những kì vọng của bản thân và để con phá vỡ các nguyên tắc. Sự thật là tôi phá vỡ các nguyên tắc khá thường xuyên – và tôi cũng để con tôi làm như thế.
Đây là lý do vì sao:
Kỷ luật rất quan trọng nhưng sự linh hoạt mới là điều đáng quý
Mỗi ngày trôi qua tôi lại càng nhận thấy rõ rằng cuộc sống có thể thay đổi chỉ trong vòng tích tắc. Tôi là người thích những sự thay đổi và ghét sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Tôi hy vọng con trai mình cũng sẽ như thế nhưng tôi nhận ra rằng hầu hết những gì các bậc cha mẹ đang làm cho con mình là chuẩn bị cho con bước vào một thế giới chỉ toàn những quy tắc chứ không phải là một thế giới đòi hỏi sự linh hoạt.
Video đang HOT
Không phải tôi có ý là chúng ta nên đốt hết ngay những lịch trình và thời khóa biểu đi, nhưng con chúng ta cần phải biết cách tự mình xoay sở mà không cần sự chỉ đạo của một ai đó khác. Một đứa trẻ linh hoạt là một đứa trẻ sáng tạo và tự chủ.
Hầu hết những gì các bậc cha mẹ đang làm cho con mình là chuẩn bị cho con bước vào một thế giới chỉ toàn những quy tắc chứ không phải là một thế giới đòi hỏi sự linh hoạt (Ảnh minh họa).
Hợp lý chưa chắc đã hợp tình
Phải thừa nhận là những quy tắc hay luật không cần thiết phải dựa trên đạo đức hay những gì được cho là đúng. Chúng giống như sản phẩm của truyền thống hơn. Rất nhiều những thảm kịch (chẳng hạn như nô lệ) xảy ra trong giới hạn, sự bó buộc của “quy tắc”. Vì thế, quy tắc không hẳn đồng nghĩa với làm điều đúng.
Mục tiêu của tôi là nuôi dạy những đứa trẻ có kỹ năng tư duy phản biện để tự quyết định khi nào thì một quy tắc không giúp được gì để làm giàu cuộc sống. Trẻ phải tự tư duy về những quy định, nguyên tắc mà chúng phải đối mặt thường xuyên và quyết định xem có hợp lý, hợp tình và nên được áp dụng hay không.
Tôi muốn con trở nên tự chủ
Cùng với đó tôi muốn con mình lớn lên và biết rằng chúng có quyền tự do, có một ý chí tự do. Tôi không muốn con mình làm những việc chỉ đơn giản vì một người nào đó bảo chúng làm vậy. Tôi muốn dạy con trở thành người muốn làm điều đúng đắn bởi vì kim chỉ nam lương tâm của chúng hướng chúng đến những điều đúng đắn.
Đồng thời tôi tin rằng sự phát triển của cái kim chỉ nam đó và sự hiểu biết về ý chí tự do đồng nghĩa với việc sẽ có những lúc con phải phá vỡ các luật lệ và làm tôi buồn. Điều đó có thể sẽ rất khó chịu, nhưng đó cũng sẽ là một khoảnh khắc để học hỏi vô cùng quan trọng.
Tôi không muốn con mình làm những việc chỉ đơn giản vì một người nào đó bảo chúng làm vậy (Ảnh minh họa).
Bạn không thể lúc nào cũng vạch kế hoạch trước cho cuộc đời
Sẽ có rất nhiều những khoảnh khắc trong cuộc sống mà bạn không thể vạch kế hoạch trước được. Và bởi vì những khoảnh khắc đó không thể vạch kế hoạch trước, nên việc đi chệch khỏi những kế hoạch đó cũng không có gì tổn hại cả. Thỉnh thoảng sự chệch hướng đó có thể là đổi giờ ngủ, cũng có thể là cho con nghỉ học một ngày để cả nhà cùng nhau đi chơi. Cuộc sống được tạo nên từ sự kết hợp của những trải nghiệm được lên kế hoạch trước lẫn những trải nghiệm bất ngờ tùy hứng.
Vì thế, tôi kết luận lại rằng: nếu không cố tuân theo hàng tá những quy luật, nguyên tắc nực cười thì hành trình làm cha mẹ cũng đủ đã thử thách và mệt mỏi rồi. Tôi muốn có thể tự do “thưởng thức” trải nghiệm làm cha mẹ của bản thân mà không phải suy nghĩ nhiều về những ràng buộc về mặt quy tắc. Chúng ta không bao giờ biết được chúng ta còn bao nhiêu thời gian, nên hãy cứ cho phép bản thân thỉnh thoảng quên đi những luật lệ, nguyên tắc và biến mỗi giây mỗi phút trở nên ý nghĩa.
Rochaun Meadows-Fernandez là cây viết có phong cách đa dạng của các trang như The Washington Post, Pacific Standard, The Root… Cô cũng là người ủng hộ phong cách nuôi dạy con thuận tự nhiên.
Theo Helino
Cha mẹ dạy gì cho con?: Giúp con sống nhân ái
Các bậc cha mẹ nên lắng nghe con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con thói quen dám quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Tiến sĩ Phan Bích Thiện cùng chồng và 2 con trong ngày Tết Nguyên đán ở Hungary - ẢNH: NVCC
Khi đó, các con lớn lên trở thành người sống có trách nhiệm với chính bản thân mình, với người thân, bạn bè, cũng như trong công việc và xã hội.
Tôn trọng ý kiến của con
Hồi học lớp 2, có lần My Lan từ trường về và bảo: "Bố mẹ thật không tốt, chẳng bao giờ nhắc con phải làm bài và không ngồi học cùng con. Bố mẹ các bạn khác trong lớp tối nào cũng kiểm tra và ngồi làm bài cùng các bạn". Tôi cười và nói: "Mẹ tin là con luôn chủ động ôn bài nên cần gì phải nhắc. Con học là tích lũy kiến thức cho con chứ đâu phải học cho mẹ. Nhưng có gì khó khăn thì mình có thể cùng trao đổi".
Từ khi hai con gái bắt đầu đi học, tôi xác định sẽ không bao giờ thúc ép và ngồi kèm các cháu học, mà tạo cho các con niềm tin vào khả năng tự lập của các cháu, luyện cho các cháu thói quen phải chủ động sắp xếp thời gian và chịu trách nhiệm về việc học tập của mình, nhưng khi có vấn đề gì thì cả nhà trao đổi rất thoải mái. Có lần qua học bạ điện tử, tôi biết Ly Anh bị điểm 3 môn toán, môn mà cháu học rất tốt. Tôi quyết định không hỏi gì nhưng để ý quan sát thấy cháu không vui mà cũng không nói gì. Mấy hôm sau, cháu nói với tôi: "Con bị điểm 3, nhưng con đã viết bài lại và được điểm 5, nhưng sao không thấy mẹ hỏi khi bị điểm 3?". Tôi nói: "Mẹ nghĩ con học quan trọng là vì kiến thức chứ không phải vì điểm, nên nếu con bị điểm kém, bản thân con sẽ thấy kiến thức của mình chỗ nào đó chưa tốt thì con sẽ tự biết để chú trọng hơn".
Khi My Lan nhận được lời mời tham gia đội tuyển quốc gia bơi nghệ thuật của Hungary, vợ chồng tôi thực ra không muốn cháu tham gia vì lo sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng cháu nói cháu tin sẽ làm tốt cả hai việc. Mặc dù không muốn điều đó nhưng vợ chồng tôi tôn trọng quyết định của cháu và hỗ trợ cháu hết sức. Khi giải vô địch thế giới tới gần, My Lan có những lúc căng thẳng và khóc vì áp lực việc tập luyện và học tập quá lớn. Tôi nhẹ nhàng bảo cháu: "Con đã quyết định như vậy và bố mẹ luôn đứng cạnh con. Mẹ biết khối lượng công việc và áp lực của con là rất lớn so với các bạn cùng lứa khác. Suốt mấy năm qua con đã làm rất tốt, nhưng nếu bây giờ con cảm thấy không thể thực hiện được tiếp và muốn rời bỏ đội tuyển, bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định của con và không trách cứ một điều gì".
Chính sự tôn trọng đã giúp My Lan cảm thấy có trách nhiệm với quyết định của mình, trách nhiệm với đồng đội trong đội tuyển, với đất nước và đã lấy lại được cân bằng và nghị lực để thi đấu thành công tại giải vô địch thế giới cũng như đạt kết quả xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học.
Sống biết quan tâm người khác
Tôi luôn khuyến khích hai con gái tham gia các hoạt động xã hội, các cuộc thi mang tính đồng đội. Sau một cuộc thi về bơi nghệ thuật, Ly Anh than thở đội của con chỉ được giải ba vì một bạn thực hiện động tác không đều. Tôi nói đó không phải là lỗi của chỉ bạn ấy mà của cả đội. Các con phải xem bạn đó yếu ở điểm nào để giúp bạn. Chỉ một mình làm tốt chưa đủ mà cần quan tâm đến người khác, khi đó hiệu quả công việc chung sẽ tốt hơn.
Có dịp đến thăm một gia đình có hai con học rất giỏi, bằng cấp cao ở Anh và Mỹ nhưng có quan niệm sống không quan tâm đến người khác, My Lan bảo tôi: "Bố mẹ luôn nói phải cố gắng học để trang bị kiến thức tốt cho cuộc sống sau này. Nhưng con thấy không thích cách sống của các anh chị này". Tôi nói với hai cháu: "Đúng, kiến thức là vô cùng quan trọng. Đó mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn là mình phải biết sống nhân ái, biết quan tâm đến người khác".
Dịp hè vừa rồi về VN, hai chị em tặng học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Nghệ An. Sau buổi lễ, hai chị em nói với tôi: "Mẹ ơi lần sau mình về ngoài học bổng bằng tiền mặt, nên kèm thêm một quà gì đó nhỏ thôi nhưng bản thân các em sẽ sử dụng được. Tiền rất quan trọng và thiết thực vì sẽ giúp bố mẹ các em mua sách vở hay đồ dùng cần thiết. Nhưng món quà sẽ làm các em thêm vui vì cảm nhận được nó dành trực tiếp cho các em". Tôi rất mừng khi thấy các con mình đã biết quan tâm, đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ.
Theo thanhnien
Đây mới là thứ cha mẹ nên dạy con cái nếu không muốn chúng sau này nghèo khó và chỉ mãi làm nhân viên "quèn" Nhiệm vụ hàng đầu của các bậc cha mẹ là dạy con cách vui chơi, chứ không phải quá nóng vội vào việc bồi dưỡng chúng trở thành thiên tài. Hãy cho con bạn học cách &'chơi' đi, nếu không 30 năm nữa chúng sẽ không tìm được việc làm đâu. Ảnh minh họa: Tim's Goodbye 01: Kiến thức có thể học, nhưng...