Người mắc Hội chứng Felty nên tập luyện như thế nào?
Hội chứng Felty là một biến chứng hiếm gặp của viêm khớp dạng thấp. Tập luyện thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh cải thiện sức khỏe toàn diện, giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Vai trò của tập luyện đối với người mắc Hội chứng Felty
Hội chứng Felty là một biến chứng hiếm gặp của viêm khớp dạng thấp, thường xảy ra ở những người mắc bệnh lâu dài và không được điều trị hiệu quả. Hội chứng này đặc trưng bởi sự kết hợp của ba yếu tố chính: Viêm khớp dạng thấp, giảm bạch cầu trung tính và lách to.
Nguyên nhân chính xác của Hội chứng Felty chưa được xác định, nhưng được cho là liên quan đến cơ chế tự miễn dịch. Ở những người mắc Hội chứng này, hệ miễn dịch không chỉ tấ.n côn.g các khớp mà còn phá hủy tế bào bạch cầu trung tính, dẫn đến giảm khả năng chống nhiễ.m trùn.g.
Triệu chứng phổ biến bao gồm đau và sưng khớp, mệt mỏi, dễ nhiễ.m trùn.g (như nhiễ.m trùn.g da và phổi), đôi khi xuất hiện các vết loét trên da. Một số người cũng có thể gặp tình trạng da nhợt nhạt hoặc xuất hiện đốm má.u do giảm tiểu cầu.
Đau và sưng khớp là triệu chứng thường gặp ở người mắc Hội chứng Felty.
Việc chẩn đoán dựa trên tiề.n sử bệnh lý, xét nghiệm má.u (để phát hiện giảm bạch cầu và các dấu hiệu viêm), cùng hình ảnh học để kiểm tra kích thước của lách. Điều trị tập trung vào kiểm soát viêm khớp dạng thấp và tăng số lượng bạch cầu, thường bằng cách sử dụng thuố.c ức chế miễn dịch hoặc điều chỉnh sinh học.
Tập luyện thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người mắc Hội chứng Felty cải thiện sức khỏe toàn diện, giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trước hết, tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh của các khớp, giảm nguy cơ cứng khớp và teo cơ do ít vận động. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất thường xuyên cũng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn má.u, từ đó có thể giúp giảm tình trạng lách to và cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể.
Đối với những người mắc Hội chứng Felty, nguy cơ nhiễ.m trùn.g tăng cao do giảm bạch cầu trung tính. Tuy nhiên, tập thể dục ở mức độ vừa phải có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, tập luyện còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Một kế hoạch tập luyện cân đối, an toàn sẽ giúp người bệnh mắc Hội chứng Felty duy trì sức khỏe và nâng cao khả năng kiểm soát bệnh.
2. Các bài tập tốt cho người mắc Hội chứng Felty
Bài tập đá chân trước sau duy trì sự linh hoạt của khớp ở người mắc Hội chứng Felty (ảnh minh họa).
2.1. Bài tập đá chân trước – sau
- Cách thực hiện:
Đứng thẳng, tay bám vào tường, ghế hoặc một điểm tựa để giữ thăng bằng.
Hai chân thẳng, cơ thể thả lỏng.
Đưa một chân về phía trước trong phạm vi thoải mái, sau đó đá nhẹ nhàng ra phía sau.
Chuyển động phải chậm rãi và có kiểm soát, không dùng lực để đá quá mạnh.
Lặp lại động tác từ 10-15 lần rồi đổi bên và lặp lại tương tự.
Trong suốt quá trình, giữ nhịp thở đều và cố gắng duy trì tư thế thẳng.
- Tác dụng:Bài tập đá chân trước sau giúp duy trì sự linh hoạt của khớp là yếu tố quan trọng để giảm cảm giác cứng khớp, thường gặp ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Chuyển động của chân ra trước và sau giúp tăng biên độ vận động ở khớp hông, đầu gối và mắt cá. Đồng thời động tác đá chân giúp kích hoạt các nhóm cơ chính như cơ đùi, cơ mông và cơ hông. Điều này hỗ trợ duy trì hoặc cải thiện sức mạnh cơ bắp ở những người ít vận động do bệnh lý.
Bài tập xoay cổ tay ngăn ngừa tình trạng co rút khớp.
2.2. Bài tập xoay cổ tay
- Cách thực hiện:
Ngồi thoải mái trên ghế hoặc đứng thẳng, giữ lưng thẳng.
Hai tay thả lỏng hoặc đưa ra trước mặt sao cho khuỷu tay hơi cong tự nhiên.
Đưa hai tay ra trước, giữ lòng bàn tay hơi khum nhẹ.
Xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ, thực hiện từ từ và cảm nhận chuyển động ở khớp cổ tay.
Video đang HOT
Lặp lại động tác xoay 10-15 lần.
Đổi hướng, xoay cổ tay ngược chiều kim đồng hồ 10-15 lần.
- Tác dụng : Hội chứng Felty thường gây viêm và cứng khớp, đặc biệt ở các khớp nhỏ như cổ tay và cổ chân. Việc xoay khớp nhẹ nhàng giúp tăng biên độ vận động, ngăn ngừa tình trạng co rút khớp và giữ cho các khớp luôn linh hoạt.
Bài tập xoay cổ chân kích thích lưu thông má.u đến vùng chi dưới.
2.3. Bài tập xoay cổ chân
- Cách thực hiện:
Ngồi trên ghế hoặc nằm thoải mái, giữ lưng thẳng.
Một chân đặt thẳng trên sàn, chân còn lại nhấc lên cách mặt sàn khoảng 5-10 cm.
Duỗi thẳng chân nâng lên, giữ cổ chân thư giãn.
Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ từ từ, cảm nhận chuyển động ở khớp cổ chân.
Lặp lại động tác xoay 10-15 lần.
Đổi hướng, xoay cổ chân ngược chiều kim đồng hồ 10-15 lần.
Chuyển sang chân còn lại và lặp lại tương tự.
- Tác dụng: Chuyển động xoay của cổ chân giúp kích thích lưu thông má.u đến các vùng chi dưới. Điều này hỗ trợ cải thiện sức khỏe khớp, giảm nguy cơ phù nề và tăng cường trao đổi chất trong mô. Đồng thời, bài tập xoay khớp có thể làm giảm tình trạng đau nhức thường gặp do viêm khớp. Chuyển động nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng và giảm viêm ở các khớp nhỏ, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.
Bài tập nâng chân bên hông kích hoạt các nhóm cơ quan trọng (ảnh minh họa).
2.4. Bài tập nâng chân bên hông
- Cách thực hiện:
Nằm nghiêng bên phải trên thảm tập, đặt một chiếc khăn nhỏ hoặc tay phải của bạn dưới đầu để hỗ trợ đầu và cổ.
Đặt tay trái ở phía bên hông trái hoặc trước thắt lưng để ổn định phần trên cơ thể. Hai chân mở rộng hoàn toàn và xếp chồng lên nhau mà không khóa đầu gối, cơ thể tạo thành một đường thẳng.
Bắt đầu chuyển động lên bằng cách nâng chân trái lên cách chân phải 20-30 cm, giữ tư thế 3-5 giây.
Từ từ hạ chân trở lại vị trí ban đầu và đổi chân
- Tác dụng:Bài tập kích hoạt các nhóm cơ quan trọng ở hông và đùi như cơ mông lớn, cơ đùi ngoài. Khi các cơ này khỏe hơn, chúng sẽ đóng vai trò hỗ trợ, phân tán lực tác động lên các khớp như khớp hông, khớp gối, mắt cá chân. Điều này giúp giảm tải trực tiếp lên các khớp vốn đã bị viêm hoặc tổn thương.
3. Những lưu ý khi tập luyện
- Đối với người bệnh mắc Hội chứng Felty, cần bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng dần cường độ khi cơ thể quen dần với các chuyển động. Tránh bắt đầu với những bài tập mạnh ngay lập tức.
- Không thực hiện các động tác gây áp lực mạnh quá mức lên các khớp.
- Tập luyện đúng kỹ thuật và kiểm soát động tác giúp giảm thiểu rủi ro chấn thương và nâng cao hiệu quả. Hãy luôn nhớ thở sâu và đều trong suốt buổi tập.
- Các bài tập thể dục tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi chiều. Đây là thời gian cơ thể đã sẵn sàng và linh hoạt hơn, giúp giảm nguy cơ chấn thương và tăng hiệu quả tập luyện.
- Khi cơ thể đang bị bệnh, đặc biệt là khi có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, mệt mỏi, hoặc bất kỳ tình trạng nhiễ.m trùn.g nào thì không nên tập luyện. Tập luyện trong thời gian này có thể làm cơ thể bị suy yếu, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
- Lựa chọn sàn tập không trơn trượt, không gian rộng rãi để tránh té ngã.
Bài tập nào tốt cho người huyết khối tĩnh mạch sâu?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành cục má.u đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường xảy ra ở chân hoặc đùi.
Ngoài việc dùng thuố.c, các bài tập vận động nhẹ nhàng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu thông má.u và ngăn ngừa biến chứng.
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi má.u trong tĩnh mạch không lưu thông tốt hoặc đông má.u một cách bất thường, dẫn đến hình thành cục má.u đông. Nguyên nhân thường do nằm bất động lâu, rối loạn đông má.u, suy giảm chức năng tuần hoàn má.u, tổn thương thành tĩnh mạch, dùng thuố.c hay nội tiết tố...
Khi má.u đông tụ lại và không thể lưu thông bình thường, có thể gây ra các triệu chứng như: Đau nhức hoặc căng tức ở chân (thường biểu hiện một bên), sưng ở chân, đổi màu da (thường chuyển sang màu đỏ hoặc tím), cảm giác nóng ấm tại vị trí cục má.u đông...
Nếu không được điều trị kịp thời, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi, cục má.u đông di chuyển từ tĩnh mạch đến phổi, gây cản trở dòng chảy của má.u, đ.e dọ.a tính mạng người bệnh.
Tổn thương mạch má.u trong Hội chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Việc tập luyện đúng cách đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, cụ thể:
- Giúp cải thiện lưu thông má.u, cơ bắp khỏe mạnh, hỗ trợ tĩnh mạch đẩy má.u từ chi dưới về tim, giảm tình trạng ứ động má.u.
- Tập luyện đều đặn, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc co duỗi chân, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát huyết khối ở những người đã từng mắc bệnh.
- Hoạt động thể chất nhẹ nhàng kích thích tuần hoàn, từ đó giảm tình trạng sưng đau ở chân.
- Tập luyện còn giúp hỗ trợ phục hồi cơ thể sau khi điều trị bằng thuố.c kháng đông, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ chân.
Ngoài ra, những người huyết khối tĩnh mạch sâu lâu ngày có thể phát triển hội chứng hậu huyết khối, gây sưng và đau mạn tính ở chân.
Tập luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ này và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Bài tập cho người huyết khối tĩnh mạch sâu
Mặc dù tập luyện mang lại nhiều lợi ích, nhưng người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp và thực hiện đúng cách, tránh gây áp lực lớn lên tĩnh mạch hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Do đó, trước khi tập luyện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là một số bài tập gợi ý cho người huyết khối tĩnh mạch sâu:
2.1. Bài tập gập gối
Bài tập gập gối giúp kích hoạt và săn chắc nhóm cơ lớn ở chân, đồng thời khi thực hiện động tác gập gối, má.u được bơm từ các cơ chân về tim hiệu quả hơn, từ đó giúp thiện cải tuần hoàn má.u, đặc biệt ở người ít vận động hoặc phải ngồi lâu, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu do má.u lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, giữ chân thẳng.
Co một chân về phía ngực, giữ trong 5 giây rồi duỗi thẳng ra.
Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
2.2. Bài tập co duỗi bàn chân
Bài tập này có tác dụng tăng lưu thông má.u ở bắp chân và bàn chân, giảm nguy cơ ứ đọng má.u và ứ trệ tuần hoàn.
Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm trên giường, giữ chân thẳng.
Sau đó, gập bàn chân về phía cơ thể, từ từ duỗi ra xa.
Lặp lại 10-15 lần cho mỗi chân.
2.3. Bài tập nâng chân
Bài tập này có tác dụng kích thích tuần hoàn má.u từ chân về tim,giúp giảm sưng.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, đặt hai tay dọc theo thân.
Nâng từng chân lên khỏi mặt sàn khoảng 15-20cm, giữ trong 5 giây rồi hạ xuống.
Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
2.4. Bài tập xoay cổ chân
Bài tập xoay cổ chân tăng cường vận động khớp cổ chân, giúp má.u lưu thông tốt hơn.
Đây cũng là một bài tập có tác dụng tăng cường vận động ở khớp cổ chân, giúp má.u lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm, giữ chân thẳng.
Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó đổi chiều.
Lặp lại cho cả hai chân.
Đi bộ chậm giảm nguy cơ hình thành cục má.u đông.
2.5. Đi bộ chậm
Đi bộ chậm giúp tăng cường hoạt động cơ bắp chân, giảm nguy cơ hình thành thêm cục má.u đông và tái phát bệnh.
Cách thực hiện:
Đi bộ nhẹ nhàng trên mặt phẳng trong 5-10 phút, tăng dần thời gian mỗi ngày.
Mang vớ y khoa nén nếu được bác sĩ khuyến nghị.
2.6. Bài tập hít thở sâu
Hít thở sâu làm tăng áp lực lên cơ hoành, kích thích dòng chả.y má.u từ các chi dưới về tim. Điều này rất quan trọng với người huyết khối tĩnh mạch sâu, khi má.u dễ bị ứ đọng ở tĩnh mạch sâu của chân.
Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm thoải mái, nhắm mắt.
Hít thở sâu qua mũi trong 4 giây, giữ hơi trong 2 giây, sau đó thở ra qua miệng trong 6 giây.
Lặp lại 5-10 lần.
Bài tập hít thở sâu kích thích dòng má.u chả.y từ các chi dưới về tim.
3. Lưu ý khi tập luyện cho người huyết khối tĩnh mạch sâu
- Nên tập luyện vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi cơ thể cảm thấy thoải mái, tránh tập ngay sau khi ăn hoặc trước giờ ngủ.
- Bắt đầu tập với các bài tập nhẹ nhàng, không tập các bài tập cường độ cao hoặc gây áp lực lớn lên vùng chân.
- Tăng dần thời gian và độ khó của bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng vớ y khoa nén trong quá trình tập luyện nếu bác sĩ khuyến nghị để giúp hỗ trợ tuần hoàn và ngăn má.u ứ đọng.
- Không tập khi đau hoặc sưng nặng, nếu cảm thấy đau hoặc sưng nhiều hơn sau tập luyện, cần ngừng ngay và liên hệ với bác sĩ.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa như cá hồi, rau xanh, quả mọng...
- Uống đủ nước để tránh má.u bị đặc. Hạn chế muối, đồ ăn chế biến sẵn và đồ uống có cồn.
Hệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cách Để giảm cân, anh L. đã thử qua không ít phương pháp - từ trà thải độc, detox đến ăn kiêng nghiêm ngặt, thậm chí nhịn ăn hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả mà anh nhận được là căn bệnh đau dạ dày dai dẳng. Hệ lụy sức khỏe Để giảm cân, anh L. đã thử qua không ít phương pháp - từ...