Người lính trở về gắn bó với nghề giáo

Theo dõi VGT trên

Hai người lính sau khi rời quân ngũ đã quyết tâm thi vào ngành sư phạm để trở thành nhà giáo.

Người lính trở về gắn bó với nghề giáo - Hình 1

Thầy Lê Văn Sáng và học trò của mình.

Giờ đây, một thầy đã có 27 năm công tác và một người gắn bó với nghiệp “trồng người” ở huyện miền núi Lang Chánh ( Thanh Hóa) gần 24 năm.

Chọn nghề giáo sau khi rời nghiệp binh

Hai nhà giáo chúng tôi muốn nhắc đến là thầy Nguyễn Đăng Long (47 tuổi), đang công tác tại Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh và thầy Lê Văn Sáng (55 tuổi), công tác tại Trường THCS Đồng Lương (Lang Chánh, Thanh Hóa).

Thầy Long sinh ra và lớn lên ở xã Thọ Tân (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Sau khi tốt nghiệp THPT, tháng 2/1993, chàng trai Nguyễn Đăng Long nhập ngũ, được biên chế vào Tiểu đoàn 11, Sư đoàn 375 Phòng không, đóng tại Đà Nẵng. Tháng 2/1995, binh nhất Nguyễn Đăng Long được xuất ngũ.

Khi về địa phương, Nguyễn Đăng Long nhận thấy nhiều em nhỏ vừa thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả học hành…, nên anh quyết tâm thi vào ngành sư phạm, với mong ước sẽ đem chữ về truyền thụ cho các em.

Dù đã “buông sách” khá lâu, kiến thức không còn nhiều, song Nguyễn Đăng Long không hề nản chí, vẫn quyết tâm mượn sách về tự ôn tập.

Sau một thời gian tự ôn tập, tháng 8/1996, Nguyễn Đăng Long trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa. Đến tháng 9/1998, giáo sinh Nguyễn Đăng Long được phân công lên nhận công tác ở Trường THCS Tam Văn, huyện Lang Chánh.

Còn thầy Lê Văn Sáng (sinh năm 1966), cũng trở thành nhà giáo sau khi rời quân ngũ, nhưng lại có hoàn cảnh khác với thầy Long.

Chia sẻ về quá trình trở thành nhà giáo của mình, thầy Sáng kể: “Năm 1983, huyện Lang Chánh chưa có trường cấp III. Vì thế, chúng tôi muốn đi học phải xuống huyện Ngọc Lặc. Trong khi gia đình tôi lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bố mẹ quanh năm lam lũ với ruộng nương, nên không có điều kiện cho tôi học hành. Vì thế, tôi quyết định xin gia nhập quân đội, hy vọng sẽ thay đổi được cuộc sống vất vả của mình và mở mang tầm hiểu biết”.

Video đang HOT

Tháng 3/1983, thầy Sáng nhập ngũ và đến tháng 3/1986, phục viên về địa phương.

“Khi trở về địa phương, vẫn là cuộc sống rất khó khăn, vất vả. Vì thế, tháng 9/1987, tôi tiếp tục đi học cấp III, hệ Bổ túc văn hóa. Tháng 6/1990, sau khi tốt nghiệp, tôi quyết tâm thi vào Khoa Toán – Lý, Trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa. Tháng 9/1994, sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công về dạy ở Trường cấp I-II Tam Văn. Năm 1997, tôi chuyển về công tác tại Trường THCS Đồng Lương, rồi sau đó (năm 2012), tôi tiếp tục học lên hệ đại học và công tác đến bây giờ”, thầy Sáng chia sẻ.

Người lính trở về gắn bó với nghề giáo - Hình 2

Thầy Long trên bục giảng trong giờ dạy môn Toán.

Vượt khó nhờ cốt cách của người lính

Khi được điều động lên công tác ở vùng núi cao, xa, đặc biệt khó khăn, thầy Nguyễn Đăng Long và Lê Văn Sáng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, để mang tri thức đến truyền thụ cho lớp lớp học sinh. Dường như, cả thầy Long và thầy Sáng đều thấm nhuần được khí chất và cốt cách của người lính, nên dù khó khăn, vất vả trong cuộc sống cũng như trong công tác, các thầy đều vượt qua.

Sau 4 năm công tác, đến tháng 9/2002, thầy Nguyễn Đăng Long được bổ nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tam Văn. Hai năm sau đó, thầy Long được điều động về làm Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trí Nang, Lang Chánh. Đến năm 2007, được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng Trường THCS Trí Nang và 2 năm sau, (2009), thầy Long chính thức giữ chức Hiệu trưởng nhà trường.

Sau 5 năm công tác ở Trường THCS Trí Nang, thầy Nguyễn Đăng Long được điều động về làm Hiệu trưởng Trường THCS Giao An (Lang Chánh). Từ tháng 9/2016 đến nay, thầy Long được điều động biệt phái lên công tác tại Phòng GD&ĐT huyện, mỗi tuần thầy vẫn lên lớp một ngày.

Thầy Lê Văn Sáng bộc bạch: “Khi trở thành giáo viên đứng lớp dạy môn Toán – Lý cho học sinh, tôi luôn trăn trở: Cuộc sống của bà con ở huyện vùng núi này vốn dĩ đã vất vả, thiệt thòi hơn so với nơi khác. Nếu mình không chịu khó vượt qua những gian nan, thì làm sao “kéo” được học sinh đến trường? Những lúc rảnh rỗi, tôi thường kể chuyện về năm tháng trong quân ngũ cho học sinh nghe, để truyền cảm hứng cho các em phấn đấu học tập”, thầy Sáng tâm sự.

Nhận xét về thầy Long và thầy Sáng, ông Lê Minh Thư – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh – nói: Thầy Nguyễn Đăng Long và Lê Văn Sáng là những nhà giáo hết lòng vì học sinh.

“Từ khi còn là giáo viên rồi được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm lên làm quản lý, thầy Long luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hết lòng thương yêu các lớp học trò của mình. Tạo nên sự nghiêm khắc trong cách giáo dục học sinh, nhưng cũng đầy tình thương và trách nhiệm. Thầy Lê Văn Sáng cũng vậy, luôn tạo được nền nếp, giờ giấc cho học sinh biết sắp xếp một cách khoa học trong thời gian biểu. Chính cốt cách của người lính ở các thầy, mà đồng nghiệp luôn trân quý, học sinh luôn kính trọng dù ở môi trường học tập nào”, ông Thư chia sẻ.

“Thời điểm lên nhận công tác ở Trường THCS Tam Văn, thật lòng, có những lúc tôi cảm thấy nản. Bởi lẽ, điều kiện cuộc sống vô cùng khó khăn. Đường đi, lối lại chỉ có thể đi bộ từ thị trấn (cách hơn chục km) lên trường mà thôi. Tất cả mọi thứ đều thiếu thốn, nên thầy lẫn trò đều vất vả. Cũng may, dù cuộc sống khó khăn, nhưng học sinh rất chăm ngoan, chuyên cần đến lớp và luôn nghe lời thầy, cô giáo. Đó chính là động lực lớn nhất của tôi lúc bấy giờ, để vượt qua khó khăn, gian khổ. Phải quyết tâm không để cho học sinh và bà con dân bản mất đi niềm tin đối với thầy, cô giáo”, thầy Long tâm sự.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù

Trên đỉnh Đun Pù, xã Nam Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) có một lớp học đặc biệt được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá giữa chênh vênh gió núi, mây ngàn.

Lớp học ấy là tấm lòng, là cái tâm của những người thầy đang miệt mài ngày đêm với sự nghiệp trồng người. Bà con dân bản trong vùng vẫn gọi lớp học với cái tên giản dị: nơi "ươm mầm" những con chữ.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù - Hình 1

Lớp học trong sương

Đỉnh Đun Pù mùa này lạnh. Cái lạnh làm những đôi má bầu bĩnh của đám trẻ trong bản ửng đỏ như phải hơi phỏng lửa. Lớp học được dựng bằng tranh tre còn nguyên màu xanh của núi rừng như nép hẳn vào nếp nhà xây bằng gạch nằm sát bên cạnh, mờ ảo trong làn sương sớm.

7 giờ sáng, Lương Thị Thắm, học sinh lớp 2 của điểm trường Đun Pù lọt thỏm giữa mớ áo bông cũ dày sụ, đôi ủng to quá cỡ. Thắm dắt theo đứa em trai Lương Văn Hùng năm nay mới vào lớp mẫu giáo lớn, thận trọng dò từng bước trên con dốc trơn trượt để vào lớp học. Từ xa, trông chúng như hai con cúi bằng vải bông màu nâu đang bị gió và sương mù đẩy lăn chậm chậm ngược về phía đỉnh núi.

Phía sau chúng, bản làng vẫn im lìm, trầm mặc trong làn hơi lạnh. Nếu không có tiếng chó sủa váng lên từ đầu bản, hẳn tôi còn tưởng đây như một bức tranh vẽ đời sống của người dân vùng cao. Bố mẹ xuống chợ từ sáng sớm nên chị em Thắm phải tự thức dậy, làm vệ sinh, ăn sáng và đưa nhau đến điểm trường. Quãng đường từ nhà đến lớp chỉ hơn trăm mét nên chúng có thể thong thả làm mọi việc mà không sợ muộn giờ học. Nhưng đây là câu chuyện của ngày hôm nay.

Chỉ 6 tháng về trước, đa số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo của bản Đun Pù đều phải ở nhà vì đường xuống trường mầm non của xã quá khó khăn. Chỉ cách trung tâm xã khoảng 5 km đường chim bay nhưng lại nằm chênh vênh trên đỉnh núi khiến Đun Pù như một thế giới riêng, tách biệt với bên ngoài. Dù trong suy nghĩ, đa phần các bậc phụ huynh đều muốn con được học cái chữ nhưng mỗi lần đưa con đến trường, họ phải đối mặt với những con dốc hun hút, dựng đứng.

Vào mùa hè, chuyện đi lại của đám trẻ còn đỡ vất vả, nhưng mỗi khi chuyển sang mùa mưa, đặc biệt là vào ngày đông giá, nỗi cực nhọc của mỗi bận đến trường tăng lên gấp bội phần và ẩn chứa cả những rủi ro, hiểm nguy, khiến họ nhụt chí. Những khó khăn ấy như bức tường vô hình được dựng lên để ngăn con em của bản Đun Pù đến trường. Cứ thế, cha mẹ không còn mặn mà với hành trình tìm chữ cho con, những đứa trẻ dần xa rời lớp học.

Là người đã không biết bao lần ngược con dốc trơn trượt, hun hút gió để vào bản vận động các em học sinh quay trở lại lớp, cô giáo Hà Thị Thoa - người phụ trách lớp mầm non tại bản Đun Pù kể cho tôi nghe về những khó khăn mà cô và các đồng nghiệp của mình phải động viên nhau vượt qua. Cứ mỗi độ trời chuyển đông, học sinh trong các lớp ở bậc mầm non và tiểu học của Đun Pù cứ vơi dần. Con em của đồng bào người Thái ở đây vốn sáng dạ và ham học nhưng vì dân bản còn nghèo và những khó khăn như đã nói ở trên khiến các em không thể đến trường.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù - Hình 2

Cô trò lớp mầm non điểm trong lớp học mới được dựng lên bằng tranh tre.

Để duy trì sĩ số, những ngày trời mưa, cô Thoa và các giáo viên trong trường Nam Xuân đã phải thay nhau xuống tận nhà vận động, đưa học sinh quay lại lớp. Nhiều bữa, lên đến lớp thì áo quần của cả cô và trò đều dính đầy bùn đất. Đặc biệt là sau mỗi đợt các em được nghỉ học dài ngày, các cô giáo lại phải vượt núi vào bản để vận động các em đi học trở lại. Để khắc phục tình trạng con em trong bản bỏ học vì đường xa, Trưởng bản Đun Pù đã huy động bà con trong bản vào rừng chặt tre nứa về dựng lớp học tạm ngay bên cạnh điểm trường cũ chật hẹp. Hiện, điểm trường mầm non Đun Pù có 20 cháu nhưng chỉ có 10 cháu được học phòng kiên cố, số còn lại phải học ở căn phòng học tranh tre này.

"Vất vả đấy nhưng nhìn các em đến trường đầy đủ, trong lòng chúng tôi lại trào lên một niềm hân hoan khó tả. Bây giờ có lớp học mới rồi, chúng tôi sẽ là những người chịu khó khăn, để các em có thêm cơ hội"- cô Thoa xúc động nói.

Nỗi lòng người gieo chữ

9 giờ sáng, đỉnh Đun Pù sương vẫn chưa tan hết. Cái lạnh nơi đây như đã thấm vào từng thớ da thịt. Những đứa trẻ dù được mặc áo ấm vẫn co ro trong căn phòng tranh tre trống hoác. Bù lại, tiếng ê a của lũ trẻ vọng lại từ lớp học tranh tre phần nào xóa đi sự ảm đạm của mùa Đông đang hiện hữu. Cách lớp mầm non không xa, có 3 học sinh lớp một và 6 học sinh lớp 2 được học ghép chung một phòng. Học sinh hai lớp quay lưng lại với nhau. Khi cô giáo giảng bài cho lớp này, thì những đứa trẻ ở lớp học kia tự ôn bài. Khi thoảng, vài đứa lớp 2, quay lại cấu vào mạng sườn đứa em đang ngồi đấu lưng với nhau làm rộ lên những tiếng cười giữa buổi học.

Qua câu chuyện với các giáo viên ở điểm trường Đun Pù, họ cho tôi hay: Bản Đun Pù với phần lớn đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Đây là một trong số 36 bản đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, nhiều bận, trời rét đến độ, hạt ngô, hạt lúa gieo xuống mà không thể nảy mầm... đã khiến đời sống của đồng bào nơi đây thiếu thốn trăm bề. Bà con sống chủ yếu dựa vào canh tác trên diện tích đất nông nghiệp ít ỏi.

Nói về lớp học tranh tre mới được dựng lên trên đỉnh Đun Pù, cô Trần Thị Chinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Xuân không giấu được sự lo âu khi cho biết: Mùa Đông ở đây, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, liên tục trong nhiều tháng trời, nhiệt độ luôn ở mức dưới 10 độ C.

"Dù cố gắng mở thêm lớp học bằng tranh tre cho các cháu học nhưng chúng tôi vẫn rất lo lắng vì gió bấc vẫn lùa qua các khe liếp, các con sẽ bị lạnh. Có lẽ tới đây, nhà trường sẽ phải trích tiền quỹ, mua bạt về quây quanh phòng để ngăn gió cho các cháu"- cô Chinh trăn trở nói.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù - Hình 3

Đời sống của giáo viên và học sinh tại điểm trường Đun Pù còn gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Hiếu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa cũng cho biết: Đun Pù là điểm trường đặc biệt khó khăn. Do điều kiện địa hình nên ngành giáo dục của huyện đề xuất chính quyền và các ngành tạo điều kiện cho giáo viên, các em học sinh được dạy và học ngay tại bản. Tuy nhiên, địa phương khó khăn nên hiện khối mầm non có một lớp phải học tạm ở phòng tranh tre.

"Là huyện vùng cao có điều kiện khó khăn, cùng với đó là chế độ chính sách đối với giáo viên còn bất cập nên không thể khuyến khích sinh viên mới ra trường, giáo viên miền xuôi lên công tác. Điều này đang đặt ra những thách thức trong công tác dạy và học ở miền biên viễn này"- ông Hiếu tâm tư.

Cũng theo ông Hiếu, trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện còn hơn 30 lớp ghép. Không chỉ thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mà tình trạng thiếu giáo viên cũng là bài toán nan giải.

Tôi còn nhớ, trong lúc trò chuyện với bà con dân bản Đun Pù, khi nói về lớp học bằng tranh tre được dựng lên bằng chính bàn tay, công sức của họ, có người đã nói vui rằng: "Đây là cái nôi, cái tổ để dân bản ta ươm mầm những con chữ đấy! Dù gió rét còn lùa vào bọn trẻ nhưng tình cảm của các cô giáo sẽ ủ ấm cho các mầm chữ mau chóng lên xanh thôi".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"
23:56:17 28/01/2025
Xuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mậtXuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mật
23:51:37 28/01/2025
Dân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điềuDân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điều
23:47:05 28/01/2025
Hòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối nămHòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối năm
23:39:53 28/01/2025
Hot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạnHot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạn
22:56:55 28/01/2025
Sao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ TiênSao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ Tiên
23:30:41 28/01/2025
Cảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày TếtCảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày Tết
22:03:33 28/01/2025
Choáng ngợp trước căn hộ sang trọng mới tậu của "Lee Byung Hun Việt Nam"Choáng ngợp trước căn hộ sang trọng mới tậu của "Lee Byung Hun Việt Nam"
23:10:09 28/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Zelensky: Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân là một sai lầm

Ông Zelensky: Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân là một sai lầm

Thế giới

05:47:13 29/01/2025
Theo ông Zelensky, thay vì từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Ukraine nên yêu cầu gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Tin nổi bật

05:15:14 29/01/2025
Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM có tổng cộng 48 điểm bắn pháo hoa bao gồm cả tầm cao, tầm thấp trong đêm Giao thừa chào đón năm mới Ất Tỵ.
Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Sức khỏe

05:08:21 29/01/2025
Để thưởng thức món tráng miệng, hãy cắt giảm lượng carbohydrate trong bữa ăn chính. Chia sẻ một món tráng miệng hoặc ăn một phần nhỏ. Thông thường, chỉ cần một hoặc hai miếng đồ ăn ngọt là đủ để thỏa mãn vị giác.
Người phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công an

Người phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công an

Pháp luật

04:08:36 29/01/2025
Thấy lực lượng chức năng đến giải quyết việc tranh chấp đất, bà Tâm đã khóa cổng nhốt 2 cán bộ công an, cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.
Cựu thành viên T-ara nỗ lực tìm cách thoát án tù

Cựu thành viên T-ara nỗ lực tìm cách thoát án tù

Sao châu á

23:43:27 28/01/2025
Vụ việc Ahreum (cựu thành viên T-ara) bị tuyên án tù vì hành vi ngược đãi trẻ em và phỉ báng đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng châu Á gần đây.