Người lái xe vận chuyển 108.000 tỉ trong chiêu ‘cắt đứt dòng tiền’ của bà Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan đã rút hơn 108.000 tỉ đồng tiền mặt từ Ngân hàng SCB để tránh bị truy vết dòng tiền và người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt.
Theo Kết luận điều tra vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thâu tóm, nắm quyền chi phối Ngân hàng SCB.
Người lái xe của bà Trương Mỹ Lan vận chuyển tiền từ ngân hàng về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Cắt đứt dòng tiền chống truy vết
Sau đó, bà Trương Mỹ Lan trả lương cao từ 200-500 triệu đồng cho những người thân tín, đưa họ vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng, chỉ đạo những người này cùng với các nhân sự thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ vay vốn khống, rút ruột Ngân hàng SCB.
CQĐT đã chỉ ra loạt thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan như thành lập hàng nghìn pháp nhân “ma”, nhờ hoặc thuê hàng nghìn cá nhân đứng tên khách hàng vay vốn.
Sử dụng các pháp nhân này lập các phương án vay vốn khống và đưa các tài sản không đủ pháp lý, không đủ điều kiện để thế chấp hoặc được nâng khống giá trị, không đăng ký giao dịch đảm bảo để đảm bảo cho các khoản vay.
Ngoài ra, các đối tượng còn thông đồng với các đơn vị định giá để hợp thức giá trị tài sản. Tiếp đó, lập ra các thủ tục thẩm định, phê duyệt các khoản vay như một hồ sơ vay vốn thông thường để hợp thức
Đáng chú ý là chiêu cắt đứt dòng tiền của bà Trương Mỹ Lan nhằm hợp thức việc sử dụng tiền cho các mục đích riêng và tránh việc bị các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền để phát hiện sai phạm.
Video đang HOT
Bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo nhóm lãnh đạo Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống đã tạo lập rồi giải ngân vào các tài khoản chỉ định, sử dụng pháp nhân “ma”, nhờ hoặc thuê hàng nghìn cá nhân mở tài khoản để chuyển tiền lòng vòng, rồi rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.
Lời khai của cựu Phó tổng SCB Trần Thị Mỹ Dung cho thấy khi cần sử dụng tiền, bà Lan sẽ thông báo cho Trương Huệ Vân, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung họp tại tầng 39 Tòa nhà Times Square.
Tại các cuộc họp này, bà Lan sẽ thông báo cần bao nhiêu tiền, sử dụng tài sản gì để thế chấp, thời gian giải ngân để họ cùng thực hiện.
Tài sản đảm bảo luôn không đủ cho số tiền vay nên bà Lan chỉ đạo nâng giá lên để rút tiền tại ngân hàng.
Người lái xe vận chuyển hơn 108.000 tỉ đồng
Khi rút tiền mặt, bà Trương Mỹ Lan báo trước với lãnh đạo ngân hàng rồi chỉ đạo lái xe là ông Bùi Văn Dũng đến chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung cùng là cựu Phó tổng Ngân hàng SCB liên hệ với Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula để yêu cầu cung cấp pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền. Đồng thời chỉ đạo chi nhánh phối hợp với Nguyễn Phương Anh để rút tiền.
Trong khi phía Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phối hợp hoàn thiện các hồ sơ khống thì Bùi Văn Dũng chỉ việc đến nhận tiền và vận chuyển tiền về nhà cho bà Trương Mỹ Lan tại Tòa nhà Sherwood (TP Hồ Chí Minh) hoặc về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, người lái xe này sẽ bàn giao tiền cho các cá nhân đến nhận.
Một số lần, ông Dũng giao tiền cho Trần Thị Hoàng Uyên là trợ lý của bà Lan. Bà Uyên sau đó giao tiền cho những đến nhận song không lưu giữ ghi chép về những người nhận tiền.
CQĐT thu giữ sổ tay ghi chép của ông Dũng. Qua quyển sổ tay này và lời khai của ông Dũng và bà Uyên, trong thời gian từ tháng 2-2019 đến tháng 9-2022, ông Dũng đã vận chuyển hơn 108.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD cho bà Lan.
Đáng chú ý số tiền rút ra này không chỉ có nguồn vay tín dụng của Ngân hàng SCB mà còn từ nguồn phát hành trái phiếu của nhóm Vạn Thịnh Phát.
Tuy nhiên, kết quả điều tra đến nay chỉ ghi nhận có việc giải ngân, chuyển tiền từ Ngân hàng SCB đến các cá nhân, pháp nhân vay vốn. Từ các cá nhân, pháp nhân vay vốn này, tiền đã được chuyển đến tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân (F1 nhận tiền) khác.
Một số cá nhân liên quan đến hành vi này như ông Dũng, bà Uyên đều đã bị khởi tố bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
CQĐT đã tách vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và rửa tiền để tiếp tục điều tra, xử lý và thu hồi triệt để tài sản để khắc phục hậu quả cho vụ án.
Bà Trương Mỹ Lan thao túng ngân hàng SCB, thực hư chuyện làm ngơ sai phạm
Bà Trương Mỹ Lan đã biến ngân hàng SCB thành "cây ATM" của riêng mình. Vì sao Chủ tịch Vạn Thịnh Phát có thể thao túng ngân hàng này trong suốt thời gian dài mà không bị xử lý?
Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê, nhờ hàng nghìn cá nhân để đứng tên khoản vay tại ngân hàng SCB, đứng tên đại diện pháp luật "công ty ma", đứng tên tài sản đảm bảo, đứng tên cổ phần, mở tài khoản nhận tiền, rút tiền mặt, phục vụ cho các mục đích của bà Lan.
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tập đoàn và các công ty trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm SCB bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần để thao túng hoạt động, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Về phía cơ quan quản lý, các quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về công tác thanh tra, giám sát đối với ngân hàng SCB đều có quy định về 4 biện pháp trong công tác giám sát gồm: Giám sát an toàn vi mô; Giám sát qua báo cáo; Tiếp xúc với đối tượng giám sát; Kiểm tra, thanh tra theo định kỳ/đột xuất khi cần thiết.
Quy định là vậy, nhưng từ năm 2016 - 9/2022, Cục II và NHNN Chi nhánh TP.HCM đã không triển khai quyết liệt biện pháp kiểm tra, thanh tra định kỳ/đột xuất đối với ngân hàng SCB theo chức năng, nhiệm vụ mà chỉ triển khai biện pháp giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật và biện pháp giám sát qua báo cáo của chính SCB.
Quá trình giám sát qua báo cáo, khi xét thấy rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Tổ giám sát đề xuất lãnh đạo Cục II hoặc Chi nhánh TP.HCM có văn bản cử Tổ công tác hoặc quyết định thành lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với SCB.
Trong quá trình giám sát từ năm 2016-2022, Tổ giám sát đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo, đề xuất lãnh đạo các cấp về việc kiểm tra/ thanh tra SCB, đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt nhưng không được lãnh đạo Thanh tra giám sát (TTGS) NHNN Chi nhánh TP.HCM (cơ quan được NHNN giao chủ trì công tác giám sát) chấp thuận vì nhiều lý do khác nhau.
Trên thực tế, NHNN Chi nhánh TP.HCM chỉ triển khai 2 cuộc thanh tra đột xuất năm 2020 và 2022, nhưng phạm vi thanh tra bị thu hẹp, không đúng với đề xuất của Tổ giám sát và ý kiến chỉ đạo của NHNN.
Mặt khác, các ông/bà: Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan và Nguyễn Tín với vai trò là lãnh đạo Cục II, NHNN Chi nhánh TP.HCM, TTGS NHNN Chi nhánh TP.HCM đã ngăn chặn, cản trở việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính be bét của ngân hàng SCB lên NHNN và Cơ quan TTGS NHNN; không kiến nghị NHNN đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện để kịp thời xử lý các sai phạm.
Quá trình thực hiện chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát đối với ngân hàng SCB, các cá nhân nêu trên đã nhận của SCB từ 470 triệu đồng - 1,8 tỷ đồng.
CQĐT cho rằng, hậu quả từ các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục II, NHNN Chi nhánh TP.HCM và Tổ giám sát đã để cho nhóm bà Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm, để Chủ tịch Vạn Thịnh Phát rút tiền sử dụng cá nhân, trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB.
Việc này dẫn đến thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn (dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan tính đến ngày 17/10/2022 là 677.286 tỷ đồng).
Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc NHNN được phân công phụ trách công tác thanh tra, giám sát ngân hàng từ ngày 18/1/2018. Đối với đoàn thanh tra tại ngân hàng SCB, ông Sơn được phân công phụ trách khi đoàn thanh tra đã thực hiện xong nội dung kế hoạch thanh tra.
Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN, ông Sơn đã chỉ đạo Cơ quan TTGSNH thực hiện thanh tra, báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra; dự thảo các văn bản trình ông Sơn ký lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan đối với dự thảo kết luận thanh tra; sau đó báo cáo Chính phủ về việc tiếp thu giải trình, ý kiến dự thảo kết luận thanh tra và đã được Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đồng ý trước khi ban hành kết luận thanh tra.
Sau khi Cơ quan TTGSNH ký ban hành Kết luận thanh tra 3959, ông Sơn chỉ đạo Cơ quan TTGSNH và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của kết luận thanh tra.
Quá trình chỉ đạo, ông Sơn không gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng thanh tra (SCB); không can thiệp, áp đặt vào hoạt động thanh tra và không có động cơ mục đích vụ lợi; báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra theo đúng nội dung dự thảo, báo cáo của Cơ quan TTGSNH.
'Quyền lực ngầm' của bà Trương Mỹ Lan và chuyện mua chuộc cán bộ Kết luận điều tra chỉ ra rằng, bà Trương Mỹ Lan đã dùng "quyền lực ngầm", biến Ngân hàng SCB thành công cụ tài chính để cấp vốn cho Vạn Thịnh Phát. Nữ đại gia cũng không tiếc tiền mua chuộc cán bộ. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch có hệ sinh thái với hơn 1.000...