Người chuyển 5,2 triệu USD giúp bà Trương Mỹ Lan nhưng không bị khép tội
Cựu Tổng giám đốc SCB là người trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Ông chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra.
Theo cáo trạng, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) với tư cách Trưởng đoàn thanh tra đã nhiều lần gặp gỡ bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), lãnh đạo SCB để nhận 5,2 triệu USD.
Hành vi nhận tiền của bà Nhàn nhằm bao che, bưng bít, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra, khiến Ngân hàng Nhà nước không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội của bà Lan và đồng phạm.
Cựu Cục trưởng thanh tra này khai nhận tiền từ SCB thông qua Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB), Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB) và Nguyễn Nam Tuấn (lái xe của Văn).
Ông Võ Tấn Hoàng Văn (Ảnh: SCB)
Lần đưa tiền đầu tiên vào giữa tháng 3/2018, khi Thành cùng Văn ra Hà Nội và lên phòng làm việc của bà Nhàn (ở trụ sở Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng). Những người này đã đưa cho nữ cựu cục trưởng một túi quả cherry và một túi đựng 200.000 USD. Số tiền này sau đó được bà Nhàn mang về nhà cất.
Từ tháng 10 đến tháng 12/2018, Văn và lái xe đã mang thùng xốp đến nhà riêng của bà Nhàn. Trong đó, một lần thùng đựng 1 triệu USD, hai lần khác mỗi thùng 2 triệu USD.
Video đang HOT
Song, nhà chức trách lại không khép tội Đưa hối lộ đối với Võ Tấn Hoàng Văn và Nguyễn Nam Tuấn.
Đối với Võ Tấn Hoàng Văn là người trực tiếp đưa tiền cho Nhàn theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, theo cơ quan chức năng, bị can đã chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra, tố giác hành vi của Nhàn. Người này cũng hợp tác tích cực với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ vụ án. Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 29 và Khoản 7, Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 không xem xét trách nhiệm hình sự với Văn về tội Đưa hối lộ.
Trong vụ án này, bị can Võ Tấn Hoàng Văn bị cáo buộc ký hợp thức hồ sơ cho 290 khoản vay từ ngày 18/11/2013 đến 11/12/2017, gây thiệt hại cho SCB hơn 60.000 tỷ đồng. Từ ngày 9/2/2018 đến 25/7/2020, bị can này đã ký hợp thức hồ sơ 348 khoản vay, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 192.000 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 101.000 tỷ.
Cựu Tổng Giám đốc SCB bị truy tố về các tội Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Đối với Nguyễn Nam Tuấn là người trực tiếp nhận các thùng xốp từ SCB đi cùng với Văn đến nhà riêng đưa cho Đỗ Thị Nhàn, cơ quan tố tụng cho rằng Tuấn không biết các thùng này đựng tiền và không biết nội dung thỏa thuận, làm việc giữa Văn và Nhàn, nên không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự của Nguyễn Nam Tuấn.
Trong vụ án còn Đinh Văn Thành có hành vi đưa tiền cho Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), nhưng đã bỏ trốn, xuất cảnh đi nước ngoài từ ngày 15/11/2020. Do đó, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Sự trung thực của cán bộ qua những... "vụ án triệu đô"
Hơn bao giờ hết, giờ đây những "công bộc", "đầy tớ" của dân cần phải nghiêm túc tự nhìn lại mình, nhìn lại công việc mình đang đảm trách trước Đảng, trước dân.
Phải thấm thía nhận ra rằng, tính trung thực luôn là một thuộc tính, một phẩm chất tối quan trọng ở người cán bộ; chức càng cao thì càng phải thấu suốt điều đó. Và chính sự minh bạch và trung thực của cán bộ là cơ sở rất quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, văn minh.
Từ những "vụ án triệu đô"
Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan. Trong số này, bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.
Theo kết luận điều tra, trong quá trình dự thảo và ban hành kết luận thanh tra, nữ cựu Cục trưởng đã nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD thông qua lãnh đạo SCB là Chủ tịch Hội đồng quản trị Đinh Văn Thành và Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn.
Sau khi nhận tiền hối lộ, cựu Cục trưởng đã bao che, bưng bít, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho Ngân hàng Nhà nước để không có đủ thông tin, tài liệu phục vụ tham mưu, chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB. Từ đó các cơ quan chức năng cũng không kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng...
Thật ra đây không phải lần đầu xảy ra "án triệu đô" làm rúng động dư luận, mà những câu chuyện tương tự về "án triệu đô" đã xảy ra khiến cho nhiều cán bộ công chức rơi vào vòng lao lý, đồng thời cũng báo động có những kẽ hở nhất định về luật pháp để cho các đối tượng "hiểu" luật tìm cách "ngồi xổm" trên pháp luật.
Chẳng hạn: Vụ "chạy án" hơn 2 triệu USD trong vụ chuyến bay giải cứu; hoặc trong "đại án" Việt Á, Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Việt Á, cùng Phó tổng Vũ Đình Hiệp là hai người bị cùng đề nghị truy tố về cả hai tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ. Hệ quả của việc hối lộ xuyên bộ ngành, địa phương nói trên đã khiến 3 nguyên ủy viên Trung ương là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, cùng hàng chục cán bộ liên quan khác, bị truy tố.
Cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son.
Trước đó, "đại án" xảy ra tại MobiFone, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã thừa nhận hành vi "nhúng chàm", nhận hối lộ 3 triệu USD; cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà khai nhận hối lộ 2,5 triệu USD; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị kỷ luật cảnh cáo và miễn nhiệm chức danh do thiếu trung thực trong kê khai tài sản, do làm trái nguyên tắc tài chính khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp này để vụ lợi cho cá nhân và gia đình...
Để xã hội ổn định và tạo tiền đề cho phát triển, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, phải dựa trên ba yếu tố chủ yếu: phát triển kinh tế; chống tham nhũng và quan hệ quốc tế hài hòa. Thời gian qua, chúng ta đã quyết tâm, quyết liệt đưa ra ánh sáng những vụ "đại án", những thành phần cản trở sự phát triển của xã hội; xử lý thật nghiêm cán bộ, công chức ở vị trí quan trọng nhưng không gương mẫu, không thực thi đúng trách nhiệm của mình. Có điều, dư luận và nhân dân không khỏi băn khoăn trước những dấu hiệu đáng lo ngại trong đội ngũ "công bộc của dân" với những hành vi thiếu trung thực, vi phạm các quy phạm đạo đức công vụ như vậy.
Đến câu chuyện về sự trung thực...
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã diễn ra từ khá sớm và được đặc biệt coi trọng dưới chế độ xã hội mới. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về nạn tham nhũng, coi đó là một loại "giặc nội xâm". Trong vài thập kỷ gần đây, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã coi tham nhũng là "quốc nạn" và rất tích cực đấu tranh chống tham nhũng.
Từng có một thống kê cho thấy, văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường dựa theo mối quan hệ cá nhân, có tới 70% doanh nghiệp tự động đưa hối lộ để được giải quyết công việc nhanh chóng, có 51% doanh nghiệp trả lời sẽ nhờ người có ảnh hưởng tác động để giải quyết khi đối mặt với hành vi tham nhũng vặt của công chức.
Thực tế, luật pháp Việt Nam có quy định cụ thể về số tiền tham ô bị truy tố hình sự, và các mức hình phạt tương xứng kèm theo. Tuy nhiên, luật pháp vẫn chưa có các quy định chi tiết về giá trị, hình thức của "quà cảm ơn" mà cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức được phép nhận từ các cá nhân, doanh nghiệp.
Thành thử, những "án triệu đô" nói trên cũng là ví dụ điển hình của việc thiếu trung thực ở người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm liên quan. Ở vị trí, vai trò của mình, họ lạm dụng quyền lực để nhận hội lộ, tham ô và một khi "nhúng chàm", họ đã bao che, thao túng từ trên xuống cho những vi phạm của mình cũng như thuộc cấp.
Vì thế, việc nhiều "án triệu đô" bị phanh phui âu cũng là kết quả đáng mừng, những nỗ lực lớn của các lực lượng liên quan, trong đó phải nói đến lực lượng Công an vì đây là "mũi tiên phong" trong chiến dịch chống "giặc ngoại xâm" mà Đảng ta đang thực hiện.
Vấn đề đặt ra ở đây đó là sự thiếu trung thực của một bộ phận cán bộ phải chăng đó cũng chính là một thứ "tự diễn biến, tự chuyển hoá" trong nội bộ Đảng mà Ban chấp hành Trung ương đã cảnh báo, cần sớm ngăn chặn như Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII đã đề cập?
Theo đó, bên cạnh việc thượng tôn pháp luật, chúng ta đồng thời phải đề ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả với mục tiêu là các "công bộc của dân" thấm nhuần tư tưởng "bốn không": Không dám, không thể, không cần và không muốn tham nhũng. Và để thỏa mãn được những điều kiện "4 không" này không phải là điều dễ dàng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập. Đó là cả một quá trình lâu dài, cần phải mất nhiều thời gian, không thể có trong một sớm, một chiều.
Vì lẽ đó, hơn bao giờ hết, giờ đây, những "công bộc", "đầy tớ" của dân cần phải nghiêm túc tự nhìn lại mình, nhìn lại công việc mình đang đảm trách trước Đảng, trước dân. Phải luôn thấm thía nhận ra rằng, tính trung thực luôn là một thuộc tính, một phẩm chất tối quan trọng ở người cán bộ; chức càng cao thì càng phải thấu suốt điều đó. Và chính sự minh bạch và trung thực của cán bộ là cơ sở rất quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, văn minh.
Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố tội tham ô? Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, không nằm trong ban lãnh đạo SCB, ngân hàng này cũng không phải là ngân hàng nhà nước, vì sao lại bị đề nghị truy tố tội tham ô? Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố

Cả gan vận chuyển hơn 4kg ma túy qua đường hàng không

Lừa bán Iphone, Macbook giá rẻ chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Công an TP.HCM bắt vụ làm giả 3.000 phôi giấy phép lái xe

Phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng do người Trung Quốc điều hành

Khám 3 kho đông lạnh, thu hơn 10 tấn nội tạng trâu bò 'bẩn'

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù

Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án Hậu "pháo"

Bắt kẻ cầm gậy ba khúc đánh chết người can khuyên mình

Giá đắt cho những "yêng hùng đường phố"

Lai lịch nghi phạm giết người Trần Văn Luyện, từng bắt cóc con anh trai

Diễn biến vụ người cha nữ sinh bị nạn bắn tài xế xe tải ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn
Thế giới
18:45:12 29/04/2025
Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!
Netizen
18:35:59 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
18:01:15 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025