Người cao tuổi nhất chinh phục Nam Cực
Một người đàn ông 68 tuổi đã trở thành người già nhất chinh phục Nam Cực mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
Ông Dave Thomas (trái) và ông Alan Chambers (phải) chụp ảnh tại điểm Nam Cực. Ảnh: The Royal Marines Charity
Ông Dave Thomas, một cựu lính thủy đánh bộ 68 tuổi, đến từ Coelbren, miền Nam Powys (Anh) đã đánh bại người giữ kỷ lục cách đây 4 năm. Ông đã trở thành người già nhất chinh phục Nam Cực cho đến thời điểm hiện tại.
Ông và người bạn đồng hành Alan Chambers đã đến đích vào ngày 19/1, sau 58 ngày trong truyến hành trình có điều kiện khắc nghiệt nhất hành tinh.
Cặp đôi khởi hành từ Hercules Inlet phía Tây đại lục Nam Cực vào ngày 22/11 và trượt tuyết đến đích mà không có sự trợ giúp trong quãng đường 1.180 km.
Tuy nhiên họ cũng phải kéo theo lương thực, nhiên liệu và đồ dự trữ trên những chiếc xe trượt nặng.
Video đang HOT
Hai nhà thám hiểm đã kéo những xe trượt nặng đầy nhu yếu phẩm mà không có sự giúp đỡ.
Ảnh: BBC
Nhiệt độ vào khoảng -24 độ C khi băng qua cao nguyên vùng cực. Những điều kiện đó trở nên tồi tệ hơn trong vài ngày cuối cùng trước khi họ về đích.
Ông Thomas đã tổ chức sinh nhật lần thứ 68 ngay trước Giáng sinh, vào ngày thứ 19 của chuyến thám hiểm.
Chân dung nhà thám hiểm Nam Cực tự túc già nhất thế giới Dave Thomas. Ảnh: The Royal Marines Charity
Ông nói: “Cột mốc 1.000km cách đây 5 ngày là rất lớn đối với chúng tôi về mặt cảm xúc. Và mặc dù chúng tôi biết rằng mình đang ở chặng đua cuối cùng và vẫn còn vài ngày khó khăn để di chuyển, chúng tôi quyết tâm giữ đúng tốc độ đã định và chống lại mọi cám dỗ để cố gắng chạy nước rút để về đích.”
Ông Chambers nói thêm rằng chuyến hành trình Nam Cực không phải là một kỳ tích dễ dàng nhưng tinh thần quyết tâm chinh phục mọi khó khăn đã giúp họ vượt qua.
Theo Sky News, bộ đôi đã thực hiện nghiên cứu khoa học trong chuyến thám hiểm, xem xét tác động toàn cầu của nhựa nano và tác động của việc thiếu hụt cảm giác ở vùng khí hậu xa xôi kéo dài trên cơ thể người.
Cận cảnh tảng băng lớn nhất thế giới trôi dạt ở Nam Cực
Một nhiếp ảnh gia thiên nhiên đã chụp được hình ảnh cận cảnh tảng băng trôi lớn nhất thế giới trong hành trình tới Nam Cực hôm 14/1.
Theo hình ảnh vệ tinh, tảng băng trôi khổng lồ đang trôi qua mũi phía bắc của Bán đảo Nam Cực, được tiếp sức bởi gió và dòng hải lưu mạnh.
Với diện tích gần 4.000 km2, tảng băng trôi ở Nam Cực mang tên A23a có kích thước gần gấp 3 lần thành phố New York của Mỹ. Kể từ khi tách ra khỏi thềm băng Filchner-Ronne ở Tây Nam Cực vào năm 1986, A23a - từng là nơi đặt trạm nghiên cứu của Liên Xô - đã đứng yên do phần đế mắc kẹt dưới đáy Biển Weddell.
Các nhà khoa học tin rằng việc tảng băng này tách khỏi Nam Cực là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, đây là lời cảnh báo về những tác động nghiêm trọng có thể xảy ra khi mực nước biển toàn cầu dâng cao.
Các vệ tinh đã theo dõi chặt chẽ chuyển động của A23a từ không gian sau khi tảng băng trôi này tách khỏi "Lục địa Trắng" lần đầu tiên kể từ năm 1986.
Ông Robbie Mallett, nhà khoa học về băng biển, nhà nghiên cứu danh dự tại Đại học College London, cho biết có một số lý do khiến A23a thu hút sự chú ý của mọi người.
"Thứ nhất là tảng băng trôi này vô cùng lớn. Đây là tảng băng trôi lớn nhất thế giới hiện nay. Đây là phép ẩn dụ cho thấy tảng băng này và Nam Cực rộng lớn như thế nào. Nó lớn đến mức đáng kinh ngạc và là lời cảnh báo về mức độ rủi ro khi mực nước biển dâng cao", ông Mallett nói với CNBC tại hội nghị khí hậu COP28.
Trước đó, tảng băng trôi nặng gần 1 nghìn tỷ tấn này đã được nhìn thấy trôi tự do ngoài vùng biển Nam Cực về phía Nam Đại Dương. Theo dự đoán, tảng băng này sẽ trôi tới một khu vực được gọi là "hẻm băng trôi", đưa nó vào quỹ đạo các tảng băng trôi chung về phía hòn đảo miền núi Nam Georgia.
Việc A23a tách ra là một phần của quá trình chia tách tự nhiên, nhưng ông Mallet cho rằng các tảng băng trôi đang vỡ ra khỏi thềm băng với tốc độ ngày càng tăng do khủng hoảng khí hậu gây ra.
Tàu thăm dò của Ấn Độ vào quỹ đạo mặt trời, 'tạo ra cột mốc' Tàu thăm dò Aditya-L1 của Ấn Độ đã đi vào quỹ đạo mặt trời sau hành trình kéo dài 4 tháng, đánh dấu thành công mới nhất cho tham vọng thám hiểm không gian của quốc gia này. Phi thuyền Aditya-L1 của Cơ quan Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã được phóng vào ngày 2.9.2023 và đang mang theo một loạt...