Tảng băng lớn nhất thế giới vỡ rời, hướng về Nam Đại Dương
Lần đầu tiên sau hơn ba thập kỷ, tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu dịch chuyển và tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng.
Ảnh vệ tinh cho thấy tảng băng A23a đang dịch chuyển tại Nam Cực vào ngày 15/11. Ảnh: Reuters
Với diện tích gần 4.000 km2, tảng băng trôi ở Nam Cực mang tên A23a có kích thước gần gấp ba lần thành phố New York của Mỹ.
Kể từ khi tách ra khỏi Thềm băng Filchner-Ronne ở Tây Nam Cực vào năm 1986, tảng băng trôi – nơi từng là trạm nghiên cứu của Liên Xô – đã đứng yên sau khi đáy của nó bị mắc kẹt trên đáy Biển Weddell.
Tình hình giờ đây đã khác. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tảng băng trôi nặng gần một nghìn tỷ tấn này đang trôi nhanh qua mũi phía Bắc của Bán đảo Nam Cực, nhờ sự hỗ trợ của gió và dòng chảy mạnh.
Nhà nghiên cứu sông băng tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Oliver Marsh cho biết rất hiếm khi quan sát được một tảng băng trôi lớn như vậy đang di chuyển. Do vậy, các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ quỹ đạo dịch chuyển của A23a.
Khi tăng tốc, tảng băng khổng lồ này có thể đi vào Dòng hải lưu Vòng Nam Cực. Điều đó sẽ đưa nó về phía Nam Đại Dương.
Lý do tảng băng trôi này bắt đầu dịch chuyển sau hơn ba thập kỷ vẫn còn là điều chưa rõ ràng.
Chuyên gia Marsh nhận định: “Theo thời gian, nó có thể mỏng đi một chút và có thêm sức nổi cho phép nó nổi lên khỏi đáy đại dương và bị dòng hải lưu đẩy đi”. A23a cũng là một trong số những tảng băng trôi lâu đời nhất thế giới.
Video đang HOT
Có khả năng A23a sẽ dừng chân tại đảo Nam Georgia. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến động vật hoang dã ở Nam Cực. Hàng triệu con hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển đang sinh sống trên đảo, cũng như tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh.
Năm 2020, tảng băng trôi khổng lồ A68 cũng đã gây báo động rằng nó sẽ va chạm với đảo Nam Georgia, đè bẹp các sinh vật dưới đáy biển và cắt đứt nguồn thức ăn của chúng. Thảm họa đó cuối cùng đã được ngăn chặn khi tảng băng nó vỡ thành những phần nhỏ hơn. Kết cục trên có thể xảy ra đối với A23a.
Tuy nhiên, ông Marsh cảnh báo rằng tảng băng trôi lớn nhất thế giới này có khả năng tồn tại khá lâu ở Nam Đại Dương, bất chấp thời tiết ấm hơn nhiều. Sau đó, nó có thể di chuyển xa hơn về phía Bắc tới Nam Phi, gây gián đoạn hoạt động vận chuyển đường biển.
Băng tan ở Bắc Cực sẽ gây tác động thảm khốc
Giới chuyên gia đánh giá nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về biến đổi khí hậu, thì đừng tìm đâu xa ngoài những vùng lạnh nhất của hành tinh để chứng minh rằng hành tinh này đang nóng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới- theo Báo cáo về Bắc Cực năm 2021, được Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ công bố.
Hiện tượng, được gọi là khuếch đại Bắc Cực, xảy ra khi băng biển có màu trắng, mỏng đi hoặc biến mất, cho phép bề mặt đại dương hoặc đất liền sẫm màu hấp thụ nhiều nhiệt hơn từ mặt trời và giải phóng năng lượng đó trở lại bầu khí quyển. Các nhà khoa học vùng cực coi là "tủ lạnh" của Trái đất do vai trò của nó trong việc điều chỉnh nhiệt độ toàn cầu, sự tan chảy hàng loạt của băng biển, băng vĩnh cửu và chỏm băng ở Bắc Cực là bằng chứng rõ ràng về sự nóng lên toàn cầu.
Nhà khoa học khí hậu Jessica Moerman, Phó chủ tịch khoa học và chính sách tại Mạng lưới Môi trường Tin lành, một nhóm môi trường dựa trên đức tin, phát biểu với ABC News: "Bắc Cực là tiền tuyến của biến đổi khí hậu. Chúng ta nên chú ý cẩn thận đến những gì đang xảy ra ở Bắc Cực. Có vẻ như nó còn ở rất xa, nhưng những tác động đang đến gõ cửa nhà chúng ta". Theo giới chuyên gia, đây là cách băng tan ở Bắc Cực có thể gây ra những tác động bất lợi trên toàn cầu.
Một giọt nước rơi xuống từ một tảng băng trôi đang tan chảy ở Nuup Kangerlua Fjord ở phía Tây Nam Greenland.
Những cộng đồng ven biển sẽ phải di chuyển vào đất liền
Tác động lâu dài lớn nhất của sự nóng lên ở Bắc Cực sẽ là mực nước biển dâng - Oscar Schofield, giáo sư hải dương học sinh học tại Đại học Rutgers, nói với đài ABC News. Sự tan chảy từ Bắc Cực - và dải băng Greenlandnói riêng - là nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng nước biển dâng trên thế giới. Mặc dù đóng góp từ dải băng Greenland là chưa đến một milimét mỗi năm đối với mực nước biển dâng cao, nhưng những gia số nhỏ đó khiến cho cơ sở hạ tầng gần các đại dương không được xây dựng để chịu được.
Twila Moon, nhà khoa học về Bắc Cực thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) và là một trong những tác giả của Báo cáo Bắc Cực, nói với ABC News "ngược đời" một chút là sự mất mát của dải băng Greenland sẽ có tác động lớn nhất đến những nơi cách xa Bắc Cực, ở các vĩ độ thấp như Nam Mỹ do những thay đổi của dòng hải lưu toàn cầu. Moon cho biết mực nước biển dâng do tan băng và biến đổi khí hậu tiếp tục sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn bờ biển, các khu vực lũ lụt trước đây chưa từng thấy và thậm chí làm gia tăng lũ lụt trong đất liền do nước biển mặn làm thay đổi mực nước ngầm và làm ngập các nguồn nước ngọt.
Moon nói: "Nếu bạn nhìn vào nơi loài người sinh sống, một tỷ lệ lớn nhân loại sống ngay tại các đường bờ biển trên khắp thế giới.Và nếu bạn nhìn vào vị trí của hầu hết các thành phố lớn, siêu lớn, chúng nằm ngay dọc theo bờ biển: New York, Los Angeles, San Francisco".
Quang cảnh các tảng băng trôi và khối băng đang tan chảy ở vịnh băng Ilulissat, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Hệ thống thời tiết toàn cầu thay đổi mạnh mẽ
Các điều kiện môi trường ở Bắc Cực ảnh hưởng đến mọi hệ thống thời tiết trên toàn thế giới. Moon cho biết các cực Bắc và Nam đóng vai trò là "tủ đông lạnh của hệ thống toàn cầu", giúp lưu thông nước biển quanh hành tinh theo cách giúp duy trì khí hậu trên đất liền. Moon nhấn mạnh: "Những gì xảy ra ở Bắc Cực không ở lại Bắc Cực".
Dòng phản lực - một dải gió mạnh di chuyển từ tây sang đông được tạo ra bởi không khí lạnh gặp không khí ấm hơn - giúp điều hòa thời tiết trên toàn cầu.Ở lục địa Mỹ, luồng phản lực hình thành ở nơi không khí lạnh hơn và khô hơn ở Bắc Cực gặp không khí ấm hơn và ẩm hơn từ vùng Vịnh. Nhưng khi nhiệt độ ở Bắc Cực ấm lên, dòng phản lực - được cung cấp năng lượng bởi sự chênh lệch nhiệt độ - sẽ yếu đi.Thay vì một luồng gió ổn định, luồng phản lực đã trở nên "gợn sóng" hơn, cho phép nhiệt độ rất ấm thường kéo dài đến tận Bắc Cực và nhiệt độ rất lạnh ở phía nam hơn bình thường. "Những đợt bùng phát không khí lạnh này thực sự nghiêm trọng", Moon nhắc nhở.
Sự thay đổi khí hậu ở Bắc Cực, đặc biệt là sự suy yếu của xoáy cực, giữ không khí lạnh ở gần các cực, dẫn đến tình trạng đóng băng ở Texas vào tháng 2-2021 khiến hàng triệu người không có điện và hàng trăm người chết. Nghiên cứu đã trích dẫn "số đợt thời tiết mùa đông cực lạnh ngày càng tăng trong bốn thập kỷ qua" ở Mỹ, mặc dù nhiệt độ nhìn chung đang tăng lên.
Giới khoa học cũng đang xem xét liệu hiện tượng tắc nghẽn khí quyển có khả năng liên quan đến thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè hoặc mùa đông xảy ra khi dòng phản lực giảm xuống và khiến các kiểu thời tiết bị đình trệ trong một khoảng thời gian hay không. Moon cho biết thêm, tình trạng trì trệ đó có thể là nguyên nhân gây ra lũ lụt nghiêm trọng xảy ra vào năm 2017 ở Houston, khi hệ thống từ bão Harvey duy trì ở khu vực này trong nhiều ngày, gây ra lượng mưa lớn hơn và nhiều đợt nắng nóng bao trùm phần lớn Tây Bắc Thái Bình Dương vào mùa hè 2021.
Moerman cho biết: "Những điều này có tác động trong thế giới thực, bất cứ khi nào không khí cực lạnh thoát ra khỏi Bắc Cực, do xoáy cực đang suy yếu.Và nó đi vào những khu vực không được chuẩn bị cho thời tiết khắc nghiệt đó". Tuy nhiên, bất chấp những bằng chứng hiện có, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để thiết lập thêm mối liên hệ giữa xoáy cực đang suy yếu và thời tiết khắc nghiệt.
Lấy mẫu nước dưới băng biển trên Svalbard.
Các tuyến đường vận chuyển sẽ mở ra
Băng biển tan chảy ở Bắc Cực đang mở ra các tuyến đường trong đại dương cho tuyến đường thương mại toàn cầu - những tuyến đường trước đây đã bị chặn. Schofield cho rằng trong tương lai gần, sự tan chảy sẽ có tác động lớn đến các luật vận chuyển lớn. Moon nói: "Họ sẽ không còn gửi tàu đến Kênh đào Panama nữa. Họ sẽ đi thẳng qua Bắc Cực. Và vì vậy nó sẽ thay đổi thương mại và có tác động kinh tế rất lớn". Tuy nhiên, việc tiếp cận có khả năng trở thành "điểm nóng cho xung đột mới" khi các quốc gia tranh giành quyền kiểm soát những tuyến đường mới xuất hiện.
Schofield dự đoán: "Các quốc gia hiện đang nỗ lực rất nhiều để thực sự cố gắng tuyên bố chủ quyền càng nhiều lãnh thổ càng tốt, bởi vì có thể sẽ có rất nhiều động lực kinh tế để đến khu vực mới này và thu hoạch những gì bạn có thể". Moon nói thêm, một số hệ lụy về an ninh quốc gia cũng có thể xảy ra do sự nóng lên, khi băng tan và mở ra những vùng đất bị phong tỏa trước đây.
Các tảng băng trôi và rìa của tảng băng được nhìn thấy ở bờ biển phía tây gần Tasiilaq, Greenland.
Hệ sinh thái nguyên sơ bị hủy hoại
Khi tai ương từ chuỗi cung ứng bị đình trệ tiếp tục, khả năng vận chuyển container sử dụng nhiều tuyến đường hơn trong trường hợp không có băng có thể có lợi cho nền kinh tế thế giới. Nhưng nó sẽ là thảm họa cho môi trường khu vực.
Hiện tại, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn nguyên sơ và chưa bị tác động, đồng thời có một số loài và hệ sinh thái độc đáo đã thích nghi với sự hiện diện của băng. Nhưng khi có nhiều tàu ra vào khu vực, khả năng suy thoái môi trường quy mô lớn sẽ xảy ra rất cao. Moon nói:" Chúng tôi chắc chắn đang chứng kiến những thay đổi trong quần thể động vật. Chắc chắn là các loài động vật phụ thuộc vào băng biển làm môi trường sống chính, vì chúng ta đã mất đi phần lớn lớp băng biển dày hơn của mình".
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga ở Bắc Cực.
Những quần thể gấu Bắc Cực đã suy giảm quá thấp và môi trường sống bị chia cắt đến mức các loài động vật giao phối cận huyết- điều này có thể gây ra những tác động tai hại đối với sự tồn tại của loài trong các thế hệ. Ở Alaska, số lượng ao nuôi hải ly tăng gấp đôi kể từ năm 2000, có thể là do xu hướng ấm lên dẫn đến hiện tượng phủ xanh trên diện rộng ở vùng lãnh nguyên trước đây. Moon cho biết quá trình axit hóa nhanh chóng của nước biển nóng lên có khả năng ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn biển.Và lưu lượng giao thông trên biển gia tăng đối với cả đánh bắt cá và vận chuyển cũng có khả năng ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng và hành vi của các loài, bao gồm cả cách chúng giao tiếp.
Ngoài khả năng gia tăng những vụ tràn dầu do hoạt động thương mại gia tăng là khả năng các mỏ dầu và khí đốt mới mở ra trên lãnh thổ Nga có thể khuếch đại hơn nữa sự nóng lên toàn cầu khi các loại khí tự nhiên đó được khai thác. Moon đánh giá băng vĩnh cửu tan chảy ở Bắc Cực cũng gây ra rủi ro môi trường tự nhiên.Phần lớn mặt đất ở Bắc Cực bị đóng băng, và khi nó tan băng, vi khuẩn và các sinh vật sống khác trong carbon hữu cơ ở lớp băng vĩnh cửu bắt đầu thức dậy, giải phóng carbon dioxide và metan vào khí quyển.
Nước ngầm chảy trên bề mặt băng biển trên quần đảo Svalbard, nằm ở khoảng giữa đất liền Na Uy và Bắc Cực.
Schofield nhận định nhiệt độ cần phải dưới 0 độ C để phát triển và duy trì băng. Nhưng chúng ta có thể sẽ không bao giờ lấy lại được lớp băng đó, vì phải mất hàng nghìn năm các lớp tuyết tích tụ chồng lên nhau mới tạo nên tảng băng khổng lồ dày vài km
Tìm thấy vi nhựa trong mây Giới nghiên cứu ở Nhật Bản mới đây xác nhận sự hiện diện của vi nhựa trong các đám mây, không lâu sau khi các hạt nhựa siêu nhỏ được phát hiện ở trong cơ thể cá ở vùng sâu nhất của đại dương và rải rác trong băng ở Bắc Cực. Phát hiện được công bố trên tạp chí Environmental Chemistry Letters...