Nguy cơ Trái Đất ấm hơn khi diện tích băng ở Nam Đại Dương thấp kỷ lục
Diện tích băng bao phủ Nam Đại Dương đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 1 vừa qua, càng khiến Trái Đất có nguy cơ tiếp tục ấm hơn.
Vết nứt tại thềm băng Larsen C ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo công bố ngày 8/2, các nhà khoa học tại cơ quan theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết trong tháng 1, diện tích băng mới ở Nam Đại Dương thấp hơn 31% so với bình thường và thấp hơn nhiều so với kỷ lục trước đó về diện tích băng trong tháng 1 hằng năm.
Diện tích băng ở Bắc Cực cũng thấp hơn khoảng 4% so với mức trung bình, mức thấp thứ 3 trong lịch sử ghi chép diện tích băng vào các tháng 1 trước đó.
Video đang HOT
Tháng 1 năm nay cũng là tháng 1 nóng thứ ba trong lịch sử tại châu Âu. Trong đó, nhiệt độ ngày 1/1 ghi nhận tại một số vùng ở châu Âu đã lên các mức cao chưa từng thấy.
Theo các nhà khoa học, dù tình trạng băng tan chưa gây tác động rõ rệt với mực nước biển vì băng vốn đã tồn tại trong nước đại dương nhưng đây là hiện tượng đáng lo ngại vì góp phần làm nghiêm trọng tình trạng ấm lên toàn cầu. Băng có màu trắng có thể phản nhiệt, đẩy 90% lượng nhiệt từ Mặt Trời trở lại không trung. Nếu băng tan, thay bằng nước biển sẫm màu không đóng băng, nước sẽ hấp thụ lượng nhiệt nêu trên.
Trên toàn cầu, năm 2022 là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 trong lịch sử dù hiện tượng tự nhiên La Nina kéo dài đã góp phần làm mát Trái Đất. Châu Âu cũng đã trải qua mùa hè nóng nhất từ trước tới nay, khiến các đợt hạn hán và cháy rừng xảy ra tại châu lục trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Copernicus, nhiệt độ ở hầu hết các vùng tại châu Âu đều cao hơn mức nhiệt trung bình trong tháng trước, trong đó có cả vùng Balkan và Đông Âu đã trải qua ngày 1/1 ấm nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhiệt độ tại các vùng khác trên thế giới như miền Đông nước Mỹ, Canada và Mexico cũng ấm hơn.
Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess cho rằng những mức nhiệt khắc nghiệt nêu trên là dấu hiệu rõ ràng về những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu với nhiều khu vực và cũng có thể hiểu đây là một dấu hiệu cảnh báo khác về những hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong tương lai. C3S kêu gọi các bên liên quan trên toàn cầu và ở từng khu vực cần hành động nhanh chóng để giảm tốc độ tăng nhiệt toàn cầu.
Ấn Độ sơ tán khẩn cấp gần 200 người tại một thị trấn trên dãy Himalaya
Ngày 7/1, giới chức Ấn Độ thông báo đã sơ tán gần 200 người dân ở thị trấn Joshimath trên dãy Himalaya sau khi hàng trăm ngôi nhà trong khu vực xuất hiện các vết nứt do nền đất bị đứt gãy.
Đây cũng là vùng đất thu hút nhiều người hành hương và khách du lịch.
Các nhà leo núi tại dãy Himalaya. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Từ nhiều năm qua, các chuyên gia đã cảnh báo về hoạt động xây dựng tràn lan, trong đó có các dự án năng lượng hydro tại và xung quanh thị trấn Joshimath, huyện Chamoli, có thể dẫn tới tình trạng sụt lún đất nền.
Trong những tuần gần đây, hơn 600 ngôi nhà ở thị trấn Joshimath xuất hiện các dấu vết rạn nứt, khiến giới chức địa phương phải tiến hành sơ tán 193 người đến nơi an toàn.
Đại diện chính quyền huyện Chamoli Himanshu Khurana cho biết công tác sơ tán vẫn đang diễn ra. Một nhóm các nhà khoa học của nhiều viện nghiên cứu khác nhau đã cùng đánh giá tình hình để xác định nguyên nhân và hướng khắc phục.
Năm 2021, huyện Chamoli từng trải qua một trận lũ quét khiến hơn 200 người thiệt mạng và cuốn trôi 2 công trình điện hydro, khiến các nhà khoa học càng chú trọng nghiên cứu về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng tới các dãy núi cao nhất thế giới.
Với khoảng 17.000 dân, thị trấn Joshimath nằm ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, là cửa ngõ để các tín đồ hành hương tới những đền thờ linh thiêng của người theo đạo Hindu và đạo Sikh.
COP27: Biến đổi khí hậu vượt quá khả năng ứng phó của các nước đang phát triển Ngày 8/11, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nghiêm trọng, vượt quá khả năng ứng phó của các nước đang phát triển. Cảnh ngập lụt tại Hyderabad, Pakistan ngày 19/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Cảnh báo được nhà lãnh đạo Pakistan đưa ra tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham...